Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 25/04/2017, 08:34 AM

Giá trị của Khoa học & Quan trọng của Phật giáo (Hết)

Phật giáo dùng trí tuệ và thiền định để quán tự tại, biết được ‘trong nhà có báu thôi tìm kiếm’ trong khi đó khoa học dùng kiến thức để tìm cái không ở trong nhưng nhầm tưởng là vọng ngoại, cho nên suốt đời chạy theo cố bắt cái bóng vô thường, luôn đổi thay. Thật ra, khoa học thiên văn đang tìm và quan sát lại bên trong nhưng vì chúng ta ở trên quả đất nhìn lên trời lầm tưởng si muội là chúng ta nhìn ra bên ngoài.   

Sự thật phũ phàng

Thực tại, đạo đức, và luân lý không cần đến tôn giáo mà vẫn có; cũng như chân lý (sự thật, truth) tự nó có tính cách thuyết phục không cần tới mặc khải. Lương tri không cần học mà biết, trí tuệ không cần tìm mà có. 

“Sự thật luôn luôn xảy ra đơn giản hơn ta tưởng”. 

“The truth always turns out to be simpler than you thought”.

Quoted by K.C. Cole, Sympathetic Vibrations: Reflections on Physics as a Way of Life (1985)

Feynman giảng dạy: “Nếu, trong vài tai biến nào đó, mà tất cả những kiến thức khoa học bị tiêu hủy, và nếu chỉ được một câu để truyền lại cho hậu thế, vậy thì lời trăn trối gì sẽ chứa đựng hầu hết tài liệu trong vài chữ? Tôi tin đó là thuyết lượng tử (hiện tượng nguyên tử, hay bất cứ gì ta muốn gọi nó) rằng tất cả vật chất được cấu tạo bởi nguyên tử – những hạt bé nhỏ đó quây quanh trong động tác liên miên bất tận, thu hút lẫn nhau khi chúng bị ngăn cách bởi khoảng cách nhỏ bé, nhưng xô đẩy lẫn nhau khi bị siết nén ép lại gần nhau. Nội một câu đó, ta sẽ thấy, cả một khối tin tức vĩ đại về thế giới, chỉ cần một chút tưởng tượng và suy nghĩ là sử dụng được nó.”

“If, in some cataclysm, all of scientific knowledge were to be destroyed, and only one sentence passed on to the next generation of creatures, what statement would contain the most information in the fewest words? I believe it is the atomic hypothesis (or the atomic fact, or whatever you wish to call it) that all things are made of atoms — little particles that move around in perpetual motion, attracting each other when they are a little distance apart, but repelling upon being squeezed into one another. In that one sentence, you will see, there is an enormous amount of information about the world, if just a little imagination and thinking are applied”. 

The Feynman’s lectures on Physics, volume I; lecture 1, "Atoms in Motion"; section 1-2, "Matter is made of atoms"; p. 1-2

Đoạn văn trên của Feynman có thể tóm tắt trong vài chữ – “tất cả vật chất được cấu tạo bởi nguyên tử” hay đúng hơn vật chất hữu hình (observable matters) được cấu tạo từ lượng tử (quantum nhỏ hơn atoms, lượng tử cấu tạo ra nguyên tử). Những lượng tử mà khoa học hiện nay tiếp tục tìm ra và tưởng là vật nhỏ nhất trong vũ trụ cũng chưa phải là tuyệt đối nhỏ nhất. Hơn nữa, trong thế hệ của Feynman có thể khoa học chưa có ấn tượng rõ ràng về vô sắc (dark matter) và âm khí (dark energy). Những thứ mà ngay đến bây giờ khoa học chỉ đoán là nó chiếm tới 95% trong vũ trụ nhờ đo lường được sóng trọng lực (gravitational waves).

Tôi xin tóm tắt ý trên: Tất cả do tâm tạo!
 
Đức Thế Tôn dạy: “Nếu lấy một vật chia chẻ mãi tới còn bằng đầu sợi tóc, gọi là mao trần. Lấy hạt bụi bằng mao trần này chia chẻ còn bằng hạt bụi bay trong hư không, gọi là khích du trần. Hạt bụi bay lại chia chẻ nữa thành vi trần nhỏ, rồi hạt vi trần nhỏ này lại chia ra nữa cho tới khi không còn chia được nữa, gọi là cực vi trần, lân hư trần” (Kinh Lăng Nghiêm của Hòa thượng Thích Duy Lực dịch, trang 103)

Vậy thì, sắc tướng nhỏ nhất trong vũ trụ là Lân Hư Trần được đức Thế Tôn khám phá và miêu tả hơn 2500 về trước. Tuy nhiên, Lân Hư Trần có thể là hạt nhỏ nhất đối với trí tưởng tượng của chúng sinh nhưng cũng chưa phải là nhất thể tuyệt đối. Nhất Như?

Hình như cái mà chúng ta chưa đủ trình độ kíến thức lẫn trí tuệ để mà tư nghị, và nhất là chưa đạt được giác ngộ để tri kiến cái bản lai diện mục của nó đó là Vô Nhất Vật?

Những sắc tướng lẫn vô sắc tướng được hiện tượng hóa là Vật, là Cái, là mặt mũi (diện mục) và tự tính linh tuệ (bản lai) qua khối óc và ngôn ngữ của sinh vật người chỉ là trừu tượng, mô phỏng, miêu tả nên khó có thể điểm đúng tâm vũ trụ.

Tuy nhiên, chúng ta không nên kém anh minh, bị kinh trì để mà bi quan phản biện rằng nếu đã diễn tả được vô nhất vật thì không còn vô nhất vật nữa.

Cái “còn” không cần phải diễn tả vì nó quá hiển nhiên.

Nhưng, vật “không còn” cần phải diễn tả trước khi nó trở thành “không còn”.

Vì “có” từ “không” mà ra; rồi thì từ “còn” trở lại “không còn”.

Chúng ta không thể “đánh mất” cái chúng ta “không có”.

Đó mới thật sự là “khi đã ‘tìm ra’ bản lai diện mục rồi thì ‘không còn’ bản lai diện mục nữa... để tìm kiếm”.

Hay điên đầu hơn nữa, chúng ta không còn tìm cái đang có, chỉ còn kiếm cái không có.

Đúng như Phật hoàng Trần Nhân Tông nói: Trong nhà có báu thôi tìm kiếm.

Ngũ uẩn giai có hay giai không?

Nên nói không hay có?

Hình như Phật có ‘nói”: Không nên nói có không.

Vậy thì phải nói không có?

Nói cho cùng thì hình như những tư nghị trên cũng chỉ là những khái niệm đầy giới hạn của thế hệ chúng sinh vật hiện tại (current generation of creatures)?  

Cái ông Feynman này lo chuyện trời sập, vì nếu tận thế thì chúng sinh chết tiệt như những loài khủng long và những chúng sinh 20 triệu năm trước đó. Những chúng sinh thời đó đã không kịp để lại một lời trăn trối của chúng nói chi xa vời là chúng ta sẽ để lại di chúc về thuyết nguyên tử, thiên đàng, địa ngục, Niết bàn, giác ngộ cho ‘hậu thế’ để làm cái quái gì?
  
Hơn nữa, cái tân chúng sinh mà Feynman gọi là thế hệ kế tiếp “next generation of creatures” đó có thể tiến hoá cấu tạo thành một thứ gì khác xa bản lai diện mục của chúng nhân sinh.  Những sinh vật mới này có thể không giống như là nhân loại, không có vô minh với 18 căn trần thức đầy tham sân si để mà hiểu nổi hay cần phải hiểu những vô lý về thượng đế nhân tạo, những vô duyên về Phật pháp lẫn cái thuyết khoa học nguyên tử vô dụng mà ngay cả hiện nay nó cũng đã lỗi thời? 

Trái đất không cần biết cái đau khổ, giác ngộ, giải thoát, ca tụng thượng đế, thờ ma quỷ, thành Phật, thành ông trời hay thành yêu quái của chúng nhân sinh lẫn cái văn minh khoa học đầy vô minh của cái đám bụi ‘vi trần người’ ký sinh vi trùng ăn bám, hủy hoại thiên nhiên, sát hại thú vật, tàn sát lẫn nhau bởi bản chất ích kỷ và tâm địa gian ác nhất trên quả đất này là cái quái gì. Mẹ thiên nhiên (mother nature) không biết thương ghét, sân nộ, thưởng thiện phạt ác, khi nổi cơn giông bão hay thiên tai để tận diệt khủng long mấy chục triệu năm về trước hay quét sạch chúng sinh trong một ngày gần đây. Đó là luật vô thường (law of impermanence) luôn thay đổi, không có gì là trường cửu của vũ trụ.
 
Tương tự, vũ trụ cũng không thèm biết quả địa cầu lẫn thái dương hệ như những hạt bụi trong vũ trụ hiện hữu hay không hiện hữu. Có hay không có thái dương hệ thì vũ trụ cũng không thêm không bớt, không vơi không đầy. Đây cũng là luật như thị của vũ trụ.
 
Trong vũ trụ học, luật vô sinh vô diệt ghi nhận rằng tổng số sắc không trong vũ trụ không tăng không giảm, không tĩnh không động – nó được bảo tồn trong A lại da thức. Sắc không có thể không sinh lẫn không diệt mà chỉ luân hồi qua một sắc không khác.

“In physics, the law of conservation of energy states that the total energy of an isolated system remains constant—it is said to be conserved over time. Energy can neither be created nor destroyed; rather, it transforms from one form to another”.

Đối với bản tánh duy ngã độc tôn, tự kiêu tự đại của con người thì chúng ta hiện hữu trên thế gian này như là một đại sự nhân duyên, một phép lạ đầy nhiệm mầu và nhất là chúng ta khác với chúng sinh, và các sinh vật khác vì chúng ta thông minh, từ bi, nhân đạo nhất thế giới lẫn trong cõi Ta bà. Chỉ có chúng ta mới có trí tuệ để giác ngộ thành Phật. Hay, chúng ta là con của thượng đế, với cái bản lai diện mục tham sân si nhất vũ trụ lẫn vô minh y như ngài? Chỉ có triết lý nhân bản là cao siêu nhất thế giới. Chỉ có khoa học nhân sinh là văn minh nhất vũ trụ. Tôi hy vọng tất cả chúng ta không nên chủ quan và ‘hiểu nhầm’ như vậy vì sự thật có thể trái ngược và rất ư phũ phàng?

Hình như, Albert Einstein (1879-1955) có nói: Trí tuệ trực giác là một năng khiếu thiêng liêng và kiến thức thuần lý là đầy tớ trung thành. Chúng ta đã sáng tạo ra một thế giới chỉ tôn kính và tùy thuộc vào tên đầy tớ (kẻ nô lệ) mà quên mất đi cái năng khiếu tự lực (chủ nhân ông) của chính mình.
 
Đạo Phật là đạo của trí tuệ và từ bi hỉ xả mà điều tối ư quan trọng là Phật pháp phải được ứng dụng hữu hiệu như là phương tiện giải thoát, và để giúp chúng sinh đạt tới cứu cánh giác ngộ. Nhưng chúng sinh vì vô minh nên vẫn còn bám trụ và cam tâm làm nô lệ cho những tập tục tham sân si lẫn chấp nhận làm đầy tớ cho sinh tử vô thường nên bị trôi nổi trong biển khổ đau. Nhưng vì tiếng kêu cầu cứu khổ cứu nạn của những tên đầy tớ này quá khẩn thiết làm lu mờ bản lai trí tuệ và diện mục như lai nên có thể vì vậy mà đức Thế Tôn chưa vội giảng dạy về vũ trụ quan cho những kẻ chưa đủ trình độ trí thức lẫn trí tuệ, và nhất là tập tục và bản chất nô lệ và mặc cảm đầy tớ còn quá nặng cho nên chưa đủ tự tin mà tục diệm truyền đăng để tự giải thoát và làm chủ lấy mình. 

Với tinh thần bi trí dũng và với đạo an lạc tự nhiên, đức Phật tạm thời chỉ khuyến khích nhân sinh tái phát triển trí tuệ (Bát nhã) bẩm sinh để vén màn vô minh trước rồi thì khi mà nhi sinh kỳ tâm, tái kiến tự tánh, thì tức khắc lúc đó tự mình sẽ hoàn toàn giác ngộ và giải thoát khỏi luân hồi sinh tử.

Trí tuệ và kiến thức đồng nguyên

Theo tôi, tuy Phật giáo và khoa học và nhất là thiên văn học có ‘hai lối nhìn khác nhau’ nhưng cả hai đều cùng nhìn về một mục đích gần như nhau đó là cùng, quán tự tại, ‘nhìn vào trong’. Phật giáo quán tự tại trong khi đó thiên văn học nhìn trở lại nguyên thủy của vũ trụ, big bang.   

Phật giáo dùng trí tuệ và thiền định để quán tự tại, biết được ‘trong nhà có báu thôi tìm kiếm’ trong khi đó khoa học dùng kiến thức để tìm cái không ở trong nhưng nhầm tưởng là vọng ngoại, cho nên suốt đời chạy theo cố bắt cái bóng vô thường, luôn đổi thay. Thật ra, khoa học thiên văn đang tìm và quan sát lại bên trong nhưng vì chúng ta ở trên quả đất nhìn lên trời lầm tưởng si muội là chúng ta nhìn ra bên ngoài.   

Theo tôi, khoa học luôn luôn đổi ý và xét lại bởi những mâu thuẫn biện chứng từ những khám phá mới nhưng Phật giáo quan chưa cần phải xét lại từ hơn 2600 năm nay.  

Nhà vật lý lý thuyết Michio Kaku của hiện đại nói: Với những khám phá của The Wilkinson Microwave Anisotropy Probe (WMAP) về vũ trụ chúng ta phải viết lại vật lý và quan niệm khoa học về vũ trụ.  

Trong "How Science Will Revolutionize the 21st century and Beyond" (Full Interview).  

Đại khái, Dr. Michio Kaku nói: Những sách hóa học (chemistry books) hiện nay đều đã dạy sai lầm, vũ trụ không phải chỉ cấu tạo bởi những nguyên tử (atoms, hữu sắc tướng) nhưng cũng bởi đa số vô sắc tướng (95% dark matters & dark energy).

Hầu như, những tái khám phá vật lý qua phương tiện đo lường, và phỏng đoán sai lạc của 18 căn trần thức của con người này không có gì mới lạ lẫn chút giá trị nào đáng kể trong vũ trụ vô biên với 14.7 tỷ năm trẻ. 

Mỗi mảnh, hoặc một phần, của toàn phần thiên nhiên luôn luôn chỉ là ước lượng cho sự thật tuyệt đối, hoặc chân lý viên dung qua giới hạng kiến thức của chúng ta. Trên dữ kiện, mọi thứ chúng ta biết chỉ là phân loại của ước đoán, tại vì chúng ta không biết tất cả các luật như thị của vũ trụ. Cho nên, muốn học đầy cái mới thì phải vơi cái cũ, hoặc điều chỉnh lại cho đúng... Sự thử thách của tất cả kiến thức là thí nghiệm. Kinh nghiệm là công án chính thức của khoa học thực nghiệm.

“Each piece, or part, of the whole of nature is always merely an approximation to the complete truth, or the complete truth so far as we know it. In fact, everything we know is only some kind of approximation, because we know that we do not know all the laws as yet. Therefore, things must be learned only to be unlearned again or, more likely, to be corrected. … The test of all knowledge is experiment. Experiment is the sole judge of scientific ‘truth’.”  

The Feynman Lectures on Physics, 1964, volume I; lecture 1, "Atoms in Motion"; section 1-1, "Introduction"; p. 1-1

Nếu một trái táo được phóng đại bằng kích thước của quả đất, thì những nguyên tử trong trái táo là khoảng chừng cỡ hình thể của quả táo nguyên thủy.

“If an apple is magnified to the size of the earth, then the atoms in the apple are approximately the size of the original apple”.  

The Feynman Lectures on Physics, Volume I; lecture 1, "Atoms in Motion"; section 1-2, "Matter is made of atoms"; p. 1-3

Chúng ta không thể định nghĩa chính xác bất cứ gì. Nếu chúng ta cố thử làm, chúng ta sẽ đi vào trạng thái tâm trí bất toại của những triết gia, họ ngồi đối diện với nhau, người này bảo người kia, “Ngài không biết ngài nói gì?”  Người thứ hai nói, “Ngài ngụ ý thế nào là cái biết? Ngài định nghĩa cái gì là cái nói?  Ngài đang ám chỉ người nào?” 

“We cannot define anything precisely. If we attempt to, we get into that paralysis [tê liệt] of thought that comes to philosophers, who sit opposite each other, one saying to the other, "You don't know what you are talking about!". The second one says, ‘What do you mean by know? What do you mean by talking? What do you mean by you?” 

The Feynman Lectures on Physics, volume I; lecture 8, "Motion"; section 8-1, "Description of motion"; p. 8-2

Những thí dụ điển hình trên của Dr. Feynman về khoa học biện chứng đã chứng minh cái kiến thức vô minh, và đo đạt sai lầm về thực tại bởi 18 căn trần thức của nhân loại.

Cho nên, văn minh nhân văn, triết lý nhân bản, và biện chứng chủ quan nhất thời đó của khoa học tưởng như là những đóng góp đầy giá trị vĩ đại trên thế giới nhưng thực tại nó cũng chỉ như là một phần tử của tỷ tỷ nguyên tố vi trần.  

Những khám phá đó của khoa học hiện đại tưởng là chân lý nhưng thực tại tất cả điều vô thường theo dòng thời gian như là “dã tràng xây cát biển Đông,” hay như những đỉnh sóng bạc đầu trong đại dương, lớp sóng bạc đầu sau đùn lớp bọt sóng trước, ‘nước sóng bọt nước’ luân hồi hợp tan đầy vô thường. 

Tôi lạc quan, Phật giáo đi trước khoa học cả hơn 2600 năm và đã vượt xa khoa học hiện đại nên không cần xét lại như khoa học thường tự sửa sai những công trình khám phá của chính mình. Đức Đạt Lai Lạt Ma đã ‘nhún nhường’ trả lời khi được phỏng vấn về Phật giáo và khoa học, nếu cần phải xét lại Phật giáo sẽ tức khắc thích ứng dễ dàng. Bởi vì, Phật giáo rất từ bi, hỷ xả, trí tuệ, dân chủ, bình đẳng và cởi mở với bản lai luôn luôn thích hợp với thực tại (truth).

Tạm kết, những khoa học gia với kiến thức được trang bị thêm trí tuệ của Phật giáo hay các bậc thiện tri thức của Phật giáo với kiến thức của khoa học gia sẽ tạo ra một tôn giáo vị lai bao gồm ‘trí tuệ lẫn kiến thức’ để có thể giải thích được những vấn đề nan giải lẫn công án tâm linh. Phật giáo bổ sung khoa học, kiến thức được hỗ tương bởi trí tuệ, nhằm mục đích phục vụ cho nhu cầu khẩn thiết của chúng sinh là một đại sự nhân duyên chưa bao giờ xảy ra cho thế giới.

Lê Huy Trứ

References: 
The Value of Science, Richard Feynman, One of Feynman's most eloquent public lectures. Published address at the National Academy of Sciences (Autumn 1955); published in What Do You Care What Other People Think (1988); republished in The Pleasure of Finding Things Out: The Best Short Works of Richard P. Feynman (1999) edited by Jeffrey Robbins. Further Adventures of a Curious Character by Richard Feynman as told to Ralph Leighton (1988).

The first way in which science is of value is familiar to everyone. It is that scientific knowledge enables us to do all kinds of things and to make all kinds of things. Of course, if we make good things, it is not only to the credit of science; it is also to the credit of the moral choice which led us to good work. Scientific knowledge is an enabling power to do either good or bad - but it does not carry instructions on how to use it. Such power has evident value - even though the power may be negated by what one does. 

I learned a way of expressing this common human problem on a trip to Honolulu. In a Buddhist temple, there, the man in charge explained a little bit about the Buddhist religion for tourists, and then ended his talk by telling them he had something to say to them that they would never forget - and I have never forgotten it. It was a proverb of the Buddhist religion:

"To every man is given the key to the gates of heaven; the same key opens the gates of hell". 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Phẩm tính quan trọng của một người học trò từ trường hợp Tôn giả Angulimala

Nghiên cứu 10:10 05/04/2024

Angulimala là một người cực ác trong xã hội khiến ai ai cũng khiếp sợ với danh xưng kẻ sát nhân, chỉ duy nhất tình thương của Phật pháp mới khiến tên cướp quay đầu sám hối, từ một kẻ đại ác trở thành Sa môn Thích tử.

Đạo đức của Phật giáo với đạo làm người

Nghiên cứu 18:00 02/04/2024

Với tư cách là hình thái ý thức xã hội, Phật giáo cũng như mọi tôn giáo, cũng mang trong nó những giá trị tư tưởng, như là sự phản ánh khát khao vươn tới chân - thiện - mỹ của chính loài người, song đặc biệt hơn ở chỗ chú trọng mục tiêu giải thoát khỏi khổ.

A lại da thức và Mạc na thức

Nghiên cứu 09:00 16/03/2024

Trong kinh Duy Thức thuộc tạng kinh phát triển, để chỉ cho sự huân tập thành khối nghiệp lực (A Lại Da Thức và Mạc Na Thức,) được xem là người giữ kho (librarian) và cái kho (library) tích trữ tạo thành nghiệp lực.

Kinh Pháp Hoa: Ánh sáng nhân bản và hòa bình

Nghiên cứu 12:00 18/02/2024

Kinh Pháp hoa (Saddharma puṇḍarīka Sūtra) là một trong những bộ kinh thuộc truyền thống Đại thừa (Mahāyāna), hay còn gọi là Phật giáo Phát triển.

Xem thêm