Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 15/01/2013, 10:10 AM

Giá trị di sản văn hóa Nam Định qua nghệ thuật kiến trúc và chạm khắc cổ

Truyền thống kiến trúc và nghệ thuật chạm khắc còn được thể hiện ở nhiều di tích khác trên địa bàn tỉnh. Ở vùng quê Hải Hậu, nghệ thuật kiến trúc và chạm khắc có sự pha trộn nhuần nhuyễn giữa văn hóa nội đồng, văn hóa thương mại và văn hóa biển

Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE MicrosoftInternetExplorer4
Phế tích Tháp Chương Sơn (có niên đại thời Lý - 1118), chân tháp và pho tượng Phật còn khá đầy đủ, ghi dấu mở đầu về nghệ thuật tạo hình Phật giáo dân tộc. Các cuộc khai quật tại di tích này thời gian gần đây cũng đã tìm được nhiều di vật làm bằng đá từ thời Lý, điển hình là các thớt chạm hoa dây và rồng trong ô tròn, các đấu con sơn, khỉ, thành bậc chạm vũ nữ thiên thần, khẩn na la (nửa trên là người, nửa dưới là chim), bệ bia rồng ổ lớn và nhiều hiện vật bằng đất nung. So với các phế tích thời Lý khác, di chỉ này khá phong phú, thể hiện rõ nét và khá đầy đủ về nghệ thuật kiến trúc cũng như tạo hình của người đương thời. Chùa Phổ Minh là dấu tích kiến trúc lớn của thời Trần (thế kỷ XIII-XIV). Ngôi chùa được xây dựng từ thời Lý, được triều Trần mở rộng năm 1262, là di sản văn hóa vật thể điển hình của tỉnh và của cả nước. Hiện chùa còn giữ được khá đầy đủ nguyên trạng ban đầu: cổng tam quan có đôi rồng chầu tạc bằng đá thời Trần, hai bên xây hai ao tròn tượng trưng cho nhật nguyệt, ở giữa là con đường dẫn vào ngôi tháp và thượng điện. So với thời Lý, công trình nghệ thuật này đã có nhiều sự biến đổi, báo hiệu một sự phát triển, đặc biệt là ở hoa văn. Đó là hình mặt trời tròn ở trần tháp, rồng yên ngựa có sừng, có tai, cánh sen dẹo mũi cuộn tròn theo thể khối và nhiều hoa văn khác... Tháp có một phần tầng đế nằm trong "hồ nước" vuông có lan can bao quanh với 4 cửa xuống.

 

Vào thế kỷ XV-XVI-XVII, khá nhiều di sản văn hóa vật thể được tạo hình đó là các pho tượng ở các chùa và một số mảng chạm ở đền Xám và ở chùa Phổ Minh, như bộ cánh cửa gỗ và tượng chùa... Đền Xám, xã Hồng Quang (Nam Trực), nơi thờ sứ quân Trần Lãm (một trong 12 sứ quân), có ba bộ cửa, hệ thống cột và y môn được chạm trổ tinh xảo, đặc kín, với kỹ thuật chạm nổi, bong kênh, lộng... Đề tài chính là rồng điểm xuyết nhiều linh thú như hổ, khỉ, thạch sùng, thú nhỏ... Nghệ thuật chạm nổi, bong trên cửa đã có ở nhiều nơi, nhưng chạm kín mặt cột thì rất hiếm. Chùa Keo Hành Thiện, xã Xuân Hồng (Xuân Trường) có tam quan kiêm gác chuông "độc nhất vô nhị" với nhiều tượng chạm trổ mang nét văn hoá dân gian đặc sắc. Liên hệ giữa chùa Keo Hành Thiện, chùa Cổ Lễ, chùa Bi, chùa Lương..., có thể thấy từ thời Lý về sau, dần dần đã hình thành một vệt văn hóa Phật giáo dân tộc theo lối "tiền Phật, hậu Thánh" gắn với các vị Thiền sư Minh Không, Không Lộ, Từ Đạo Hạnh, Giác Hải. Chùa Bi có hệ thống kiến trúc mang nhiều nét độc đáo theo lối kiến trúc "nội công ngoại quốc". Chùa có 60 gian phần lớn làm bằng gỗ lim. Từ ngoài nhìn vào, chùa được nâng cao dần trong kiến trúc và trải rộng ra, đồ sộ theo một trục chính khiến tổng thể công trình có thế vươn lên. Tam quan của chùa được xây chếch về phía đông. Thiền sư Từ Đạo Hạnh được thờ riêng trong một am của chùa, hiện còn nhiều mảng chạm đẹp có niên đại từ thế kỷ XVII. Sau chùa là gác chuông kiến trúc kiểu chồng diêm, 8 mái với các đầu đao vút cao. Đây là công trình có giá trị nhất của chùa Bi.
 Chùa Cự Trữ, xã Phương Định (Trực Ninh).

Về nghệ thuật chạm khắc, tại đình Hưng Lộc, xã Nghĩa Thịnh (Nghĩa Hưng) có bức chạm khắc gỗ là tác phẩm nghệ thuật ghi lại nét sinh hoạt hằng ngày của cư dân các làng quê với các đề tài đa dạng, phong phú như long sào, mẫu long giáo tử, trúc hóa long, tiên nữ cười rồng… Độc đáo nhất là bức chạm "Bốn nụ cười", chạm cảnh yêu đương của đôi nam nữ và cảnh vui đùa của bạn bè. Phần giữa bức chạm là người con trai cởi trần, đóng khố, nét mặt rạng rỡ đang ôm vai một thiếu nữ. Người con gái tay cầm túi trầu, e lệ, thẹn thùng, ánh mắt ngời lên hạnh phúc. Trước cảnh "tình tự" của đôi trai gái, hai người bạn ngồi bên vờ như không nhìn thấy gì. Một người ngồi bắt chân chữ ngũ, ngả người ra phía sau làm hở cái bụng to tròn, có cái rốn sâu, cười ngặt nghẽo. Một người ý tứ, ngồi xoay lưng lại, chống tay tỳ má, tủm tỉm cười. Bốn người đứng dưới cụm trúc hóa long với bốn tâm trạng khác nhau nhưng đều phản ánh rất chân thực đời sống tình cảm của con người, mộc mạc, bình dị, trong sáng. Bốn con người - bốn nụ cười hồn hậu, hóm hỉnh của người dân lao động lấp lánh tinh thần lạc quan trong sáng, yêu đời, được thể hiện rõ qua bàn tay tài hoa của người thợ với các đường nét, mảng khối của bức chạm vừa phóng khoáng, vừa tinh xảo tự nhiên.

Truyền thống kiến trúc và nghệ thuật chạm khắc còn được thể hiện ở nhiều di tích khác trên địa bàn tỉnh. Ở vùng quê Hải Hậu, nghệ thuật kiến trúc và chạm khắc có sự pha trộn nhuần nhuyễn giữa văn hóa nội đồng, văn hóa thương mại và văn hóa biển... Ở chùa Lương (xã Hải Anh) được chạm khắc nhiều hoa văn mang tính biểu tượng nông nghiệp, một cầu ngói cùng 9 cầu đá bắc qua dòng chảy giữa các làng nửa nông nửa thương. Chùa Phúc Hải (xã Hải Minh) ngoài vẻ đẹp về quy mô kiến trúc, chùa còn có hệ thống tượng Phật khá phong phú được chạm khắc, sơn thếp lộng lẫy, tiêu biểu là các pho tượng Tam Thế, Phật Bà, Thích Ca, Cửu Long... cùng các cỗ kiệu, long đình, đại tự, cửa võng được chạm khắc công phu, nội dung phong phú ca ngợi cảnh đẹp chốn cửa thiền. Ngoài ra, ở vùng đất này còn lưu giữ tượng nhiều vị thần linh mang yếu tố biển và thương mại như: Càn Hải Đại Vương, Nam Hải Đại Vương, Tứ vị Thánh Nương, Mẫu Liễu, Vua cha Bát Hải... Một số tượng được thể hiện khác hẳn trong vùng nội đồng, như tượng Vua cha Bát Hải có từ thời Nguyễn được chạm ngồi trên bệ do ba con rắn biển kết thành...

Những nét di sản văn hóa vật thể ở Nam Định đã thể hiện phong cách kiến trúc nghệ thuật và đời sống tinh thần của người dân qua các thời kỳ. Đây là một trong những trọng điểm văn hóa nghệ thuật truyền thống của dân tộc cần gìn giữ, hun đúc, bồi đắp nhằm giáo dục truyền thống cho thế hệ sau.


Theo Minh Thuận/Báo Nam Định


CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Mẫu hình người cư sĩ lý tưởng

Nghiên cứu 15:55 17/04/2024

Trong những chúng đệ tử Phật, thì chúng cư sĩ tại gia chiếm số lượng đông đảo và có những ảnh hưởng nhất định đối với diện mạo của Phật giáo nói chung.

Phẩm tính quan trọng của một người học trò từ trường hợp Tôn giả Angulimala

Nghiên cứu 10:10 05/04/2024

Angulimala là một người cực ác trong xã hội khiến ai ai cũng khiếp sợ với danh xưng kẻ sát nhân, chỉ duy nhất tình thương của Phật pháp mới khiến tên cướp quay đầu sám hối, từ một kẻ đại ác trở thành Sa môn Thích tử.

Đạo đức của Phật giáo với đạo làm người

Nghiên cứu 18:00 02/04/2024

Với tư cách là hình thái ý thức xã hội, Phật giáo cũng như mọi tôn giáo, cũng mang trong nó những giá trị tư tưởng, như là sự phản ánh khát khao vươn tới chân - thiện - mỹ của chính loài người, song đặc biệt hơn ở chỗ chú trọng mục tiêu giải thoát khỏi khổ.

A lại da thức và Mạc na thức

Nghiên cứu 09:00 16/03/2024

Trong kinh Duy Thức thuộc tạng kinh phát triển, để chỉ cho sự huân tập thành khối nghiệp lực (A Lại Da Thức và Mạc Na Thức,) được xem là người giữ kho (librarian) và cái kho (library) tích trữ tạo thành nghiệp lực.

Xem thêm