Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 03/12/2023, 16:45 PM

Tu tập Tứ niệm xứ để cân bằng cuộc sống (Phần 2)

Trong kinh Đại niệm xứ (Mahasatipatthana Sutta), Đức Phật dạy rằng: "Này các Tỳ-kheo, đây là con đường độc nhất đưa đến thanh tịnh cho chúng sinh, vượt khỏi sầu bi, diệt trừ khổ ưu, thành tựu chánh trí, chứng ngộ Niết-bàn, đó là Tứ niệm xứ.

 Ứng dụng Bát chánh đạo để cân bằng cuộc sống (tiếp theo)

3- Tu tập Tuệ

Thiền sinh khởi sinh và phát triển hai yếu tố: chánh kiến và chánh tư duy.

- Chánh kiến (Sammā-ditthi):

+ Về Pháp học: Hiểu biết chuẩn xác Phật pháp về Tứ Thánh đế, Bát chánh đạo, luật nhân quả, mười hai nhân duyên, pháp tu thiền định và thiền tuệ...

+ Về Pháp hành: Chứng nghiệm Tứ Thánh đế, thực tánh pháp (vô thường, khổ não, vô ngã) và thành tựu các tầng Tuệ minh sát, nhất là Tuệ đạo, Tuệ quả.

- Chánh tư duy (Sammā-sankappa):

+ Về Pháp học: Suy nghiệm chân chính về ly dục (quán tưởng 32 thân phần bất tịnh, 10 loại tử thi), vô sản và bất hại ( xả tâm sân giận và sân ác tạm thờ bằng cách quán tưởng tam tướng hành thiền tha thứ và thiền tâm từ hay suy niệm về nhân quả nghiệp báo..).

+ Về Pháp hành: Chánh tư duy là chánh hướng tâm chuẩn xác về đối tượng thiền trong khi ngồi thiền, đi kinh hành hay thiền trong sinh hoạt hàng ngày.

- Ba lọai trí tuệ

Tuệ học cũng có 3 loại: văn tuệ, tư tuệ và tu tuệ.

+ Văn tuệ: Trí tuệ do học hỏi, nghiên cứu Phật pháp.

+ Tư tuệ: Trí tuệ do tư duy, suy xét, chiêm nghiệm và chắt lọc từ kiến thức văn tuệ.

+ Tu tuệ: Tuệ giác chứng nghiệm Tứ Thánh đế và thật tánh khổ não, vô thường, vô ngã của các pháp nhờ hành thiên Tứ niệm xứ, dựa trên văn tuệ và tư tuệ làm nền tảng.

Văn tuệ và tư tuệ được xem là chánh kiến và chánh tư duy ban đầu, tạm thời (có sai, có sửa) của phàm nhân, được điều chỉnh, bổ sung liên tục trong suốt quá trình tu tập. Nhờ đó, hành giả có kiến thức Phật pháp căn bản và nắm vững kỹ thuật hành thiền, làm tiêu chuẩn để tìm hiểu lựa chọn minh sư, Chánh pháp cũng như ứng dụng tu tập đễ thành tựu tuệ giác. Do đó, chánh kiến và chánh tư duy là hai yếu tố quan trọng đầu tiên quyết định trong Bát chánh đạo, giúp thiền sinh có kiến thức tu giới và định đúng đắn.

Tu tập Tứ niệm xứ để cân bằng cuộc sống (Phần 1)

37985223_1604689139829574_4743168045533364224_n

Khi Giới và Định hoàn thiện, hành giả tu tập thiền Tứ niệm xứ nếu đủ duyên thì khởi sinh tuệ giác, trở thành bậc Thánh. Lúc này, vị ấy mới có chánh kiến và chánh tư duy thực sự (không còn sai sửa mà chỉ phát triển thêm), mới giữ gìn Giới luật (chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng) trọn vẹn, tự nhiên và tự động (vị Thánh Nhập lưu trở lên). Khi đó, vị Thánh ấy tiếp tục nỗ lực tu tập Bát Thánh đạo để hoàn thiện Giới-Định-Tuệ và đắc các Thánh quả cao hơn. Chu kỳ tu tập tuần hoàn này sẽ liên tục cho đến khi thiền sinh đắc Thánh quả A-la-hán, giải thoát rốt ráo.

- Thực hành Tứ niệm xứ để phát triển chánh trí tận diệt phiền não

Thiền sinh thực hành thiền Tứ niệm xứ để phát triển các tầng Tuệ minh sát, nhất là Tuệ đạo, Tuệ quả để tận diệt mọi phiền não. Với chánh niệm, định tâm và tỉnh giác, thiền sinh không thắc mắc, tò mò, phân tích, nhận xét, đánh giá... mà chỉ quan sát các hiện tượng thân tâm đang sinh diệt không ngừng ngay khoảnh khắc hiện tại một cách liên tục, bình tâm và sáng suốt để thấy rõ tam tướng (vô thường, khổ não, vô ngã) của thân tâm. Tuệ minh sát giúp thiền sinh tận diệt mọi phiến não ngủ ngầm và an hưởng hạnh phúc Niết bàn rốt ráo. (còn tiếp)

4. Phương pháp hành thiền Tứ niệm xứ để cân bằng cuộc sống

Trong kinh Đại niệm xứ (Mahasatipatthana Sutta), Đức Phật dạy rằng: "Này các Tỳ-kheo, đây là con đường độc nhất đưa đến thanh tịnh cho chúng sinh, vượt khỏi sầu bi, diệt trừ khổ ưu, thành tựu chánh trí, chứng ngộ Niết-bàn, đó là Tứ niệm xứ.

Như vậy, Tứ niệm xứ là pháp trực tiếp giúp con người cân bằng cuộc sống thường nhật vì có chức năng thanh tịnh ô nhiễm, tận diệt mọi phiền não, tham, sân, si, dẫn đến tâm an lạc tuyệt đối. Khi tu tập pháp thiền này một cách đúng đắn, thiền sinh có thể trải nghiệm qua 16 tầng Tuệ minh sát từ phàm đến Thánh. Trong 11 tầng Tuệ minh sát đầu tiên tính từ Tuệ phân biệt danh sắc đến Tuệ hành xã, thiền sinh tạm thời đoạn trừ các phiền não tham, sân, si. Chỉ khi nào thiền sinh đạt đến tầng tuệ thứ 14 là Tuệ đạo thì mới thật sự đoạn diệt các phiền não ấy vĩnh viễn, nhất là Tuệ đạo A la-hán có chức năng tận diệt tất cả mọi ác tâm ngủ ngầm thâm sâu trong vô thức. Khi đó, vị ấy trở thành bậc Thánh Vô học, giải thoát rốt ráo, hoàn toàn thoát ly khỏi mọi phiền não.

Để hành thiền hiệu quả, hành giả phải giữ gìn giới đức trong sạch và thu thúc lục căn, hạn chế tiếp xúc ngoại cảnh không cần thiết và tập thiền qua 3 tư thế: thiền tọa, thiền hành và thiền trong sinh hoạt hàng ngày.

- Thiền tọa

Hành giả ngồi tư thế hoa sen kiết già, chọn hơi thở làm đối tượng để tu tập định. Nhờ tính tấn, nỗ lực hướng tâm, giữ tâm quan sát hơi thở nên tâm an trú trên hơi thở và vọng niệm ít dần. Khi đó, chánh niệm, định tâm và tỉnh giác khởi sinh và ngày càng phát triển. Cứ tiếp tục thực hành như thế, tâm sẽ yên tĩnh, hơi thở sẽ trở nên thanh nhẹ cho đến khi không còn nửa. Thân và tâm đều cảm thấy nhẹ nhàng và chỉ có sự chú ý nhất tâm.

Khi ngôi nhà tâm đã bình an và tập trung như vậy, hành giả rời bỏ hơi thở và bắt đầu quan sát các hiện tượng thân và tâm nào đang sinh diệt ngay khoảnh khắc hiện tại để thấy rõ chúng đang thay đổi liên tục. Đây là tính vô thường, giả tạm, không thật của chúng. Chúng chuyển biến tự nhiên thuận theo nhân quả. Tất cả những hiện tượng này đều có tính thay đổi (vô thường), không thể kiểm soát theo ý mình được (khổ não) và không thật có tự tánh mà đều do nhân duyên mà sinh, mà diệt (vô ngã). Khi thấy được các đặc tính này, hành giả buông bỏ dần dần sự dính mắc vào thân tâm mình và bình tâm chấp nhận trước mọi thứ đang diễn ra theo quy luật của nó. Nhờ vậy hành giả cảm thấy bình an thật sự.

- Thiền hành

Để hành thiền hiệu quả, hành giả phải biết cách duy trì và phát triển ngôi nhà tâm qua việc biết kết hợp nhuần nhuyễn trong mọi tư thế: thiền tọa, thiền hành và thiền trong sinh hoạt hàng ngày. Ngôi nhà tâm được xây dựng vững chắc chủ yếu trong lúc ngồi thiền và cần được duy trì, phát triển liên tục, lâu dài. Thiền hành là pháp thiền chuyển tiếp từ trạng thái tịnh (ngồi thiền) sang trạng thái động (sinh hoạt) giúp nuôi dưỡng và tăng trưởng chánh niệm, định tâm và tỉnh giác trong tư thế đi và đứng.

Khi đó, hành giả hướng tâm cảm nhận các cảm giác và chuyển động trên từng trạng thái dở, bước, đạp của bước chân để thấy được sự sinh diệt của các cảm giác, chuyển động và các trạng thái tâm đang có mặt. Nhờ vậy, hành giả không những rèn luyện chánh niệm, định tâm và tỉnh giác trên từng bước chân mà còn thấy được đặc tính khổ não, vô thường và vô ngã của thân tâm này mà dần dần buông xả sự dính mắc vào chúng.

(còn tiếp). 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Mẫu hình người cư sĩ lý tưởng

Nghiên cứu 15:55 17/04/2024

Trong những chúng đệ tử Phật, thì chúng cư sĩ tại gia chiếm số lượng đông đảo và có những ảnh hưởng nhất định đối với diện mạo của Phật giáo nói chung.

Phẩm tính quan trọng của một người học trò từ trường hợp Tôn giả Angulimala

Nghiên cứu 10:10 05/04/2024

Angulimala là một người cực ác trong xã hội khiến ai ai cũng khiếp sợ với danh xưng kẻ sát nhân, chỉ duy nhất tình thương của Phật pháp mới khiến tên cướp quay đầu sám hối, từ một kẻ đại ác trở thành Sa môn Thích tử.

Đạo đức của Phật giáo với đạo làm người

Nghiên cứu 18:00 02/04/2024

Với tư cách là hình thái ý thức xã hội, Phật giáo cũng như mọi tôn giáo, cũng mang trong nó những giá trị tư tưởng, như là sự phản ánh khát khao vươn tới chân - thiện - mỹ của chính loài người, song đặc biệt hơn ở chỗ chú trọng mục tiêu giải thoát khỏi khổ.

A lại da thức và Mạc na thức

Nghiên cứu 09:00 16/03/2024

Trong kinh Duy Thức thuộc tạng kinh phát triển, để chỉ cho sự huân tập thành khối nghiệp lực (A Lại Da Thức và Mạc Na Thức,) được xem là người giữ kho (librarian) và cái kho (library) tích trữ tạo thành nghiệp lực.

Xem thêm