Giác ngộ để làm gì? Giải thoát đi đâu?
Kính thưa Thầy, như Thầy vừa chỉ dạy, cái dòng nhân-quả-nghiệp báo đó nó không có ngừng nghỉ, như cây mít thì chắc chắn sẽ ra trái mít. Nếu vậy thì con người mình có tu tập cách mấy thì cũng sẽ chỉ là con người mà thôi, không thể nào mà ra khỏi cái thân phận con người được.
Như vậy thì giải thoát để làm gì ạ?
Trả lời:
Giải thoát là thoát khỏi đau khổ và phiền não xuất phát từ nhận thức sai lầm về chính mình, về thế giới, chứ không phải trở thành một thân phận khác, hay cái gì khác.
Ví như trái mít khẳng định rằng “Tôi nhất định chỉ là trái mít non thôi, chứ tôi không thích trái mít nào khác, vì tôi thấy mít non là tốt nhất cho nên bây giờ tôi sẽ chỉ làm mít non thôi!”, chính vì vậy mà nó đau khổ.
Bởi vì chắc chắn nó không thể nào làm trái mít non mãi được, mỗi ngày nó đều thay đổi, mỗi ngày nó đều lớn lên một chút, và cũng già đi một chút. Điều này là quy luật tự nhiên không thể thay đổi, cho nên nếu trái mít chấp vào “nó là mít non” thì đau khổ là đương nhiên.

Còn khi trái mít ấy thấy ra sự thật, rằng nó chỉ là một diễn biến của tự nhiên, nó thấy ra được toàn bộ sự vận hành pháp "mít" như thế nào, và của các pháp khác như thế nào thì lúc đó nó không còn đau khổ nữa.
Đức Phật đã chỉ ra rằng chúng ta đau khổ do đã nhận thức sai lầm về chính mình, nhận thức sai lầm về các pháp. Nhưng khi đã giác ngộ ra được bản chất chân thực của chính mình, của các pháp thì sẽ không còn đau khổ và phiền não nữa. Chứ không phải giác ngộ giải thoát là chúng ta sẽ trở thành cái gì siêu việt hơn các pháp đang vận hành!
Dù giác ngộ hay chưa thì mình vẫn chỉ là một dòng chuyển biến theo quy luật tự nhiên, chứ không phải giác ngộ là thành ra cái gì khác. Súc sinh - ngạ quỷ - atula - người - chư thiên hay là chúng sinh loại gì đi chăng nữa thì cũng vẫn chỉ là những biểu hiện tạm thời của pháp trong dòng vận hành & chuyển biến vô tận không ngừng. Cái gọi là “mình” dù hình tướng tạm thời có là gì, thì cũng vẫn chỉ là dòng chuyển biến của Pháp thôi.
Khi Đức Phật mới sinh ra đời hay khi Ngài đã nhập Niết-bàn thì sự vận hành của Pháp cũng vẫn như vậy, nên Đức Phật mới nói “dù Như Lai có sinh ra đời hay không, thì pháp vẫn vậy”.
Chỉ vì bản ngã cố chấp “mình là mít non”, “mình là Tôi, là ông A, bà B” nên phiền não và đau khổ là đương nhiên vậy…
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn


Hành thiện tích đức tránh khỏi thiên tai hoạn nạn trong đời
Phật giáo thường thức
Khi Hòa thượng Hư Vân đang giảng Kinh tại Long Hoa, thì bốn huyện trong phủ Đại Lý bị nạn động đất rất kinh hồn. Nhà cửa, phòng xá, thành quách đều bị sập. Duy trừ bảo tháp của chùa là không bị hư hại chi hết.

Tu một mình, sinh tử một mình, nhưng trên đường đi phải cần có bạn
Phật giáo thường thức
Đúng ra là chúng ta tu một mình, sinh tử một mình, chứng đắc một mình, nhưng trên đường đi phải cần có bạn. Ăn cơm có canh, tu hành có bạn. Tu hành là tự lực, tự giác, tự ngộ, tự chứng, nhưng đạo Phật không cực đoan, không phủ nhận sự hỗ trợ từ những nguồn ngoại lực...

Những bài Kinh Phật dùng để cầu nguyện cho người bệnh
Phật giáo thường thức
Khi có người nhà bị bệnh, ngoài việc chữa trị bằng y học thì việc tụng kinh cầu nguyện là một nghi thức được nhiều người quan tâm. Dưới đây là gợi ý một số bài kinh có thể sử dụng để trì tụng khi có người bị bệnh.

Môn thể thao tốt nhất là gì?
Phật giáo thường thức
Hỏi: Thưa Hòa thượng, môn thể thao tốt nhất là gì?
Xem thêm