Giác ngộ là giải thoát khỏi tham sân si
Tu học chính yếu là để thấy ra sự Thật, tức là để giác ngộ chứ không phải để giải thoát. Giải thoát chỉ là hệ quả của giác ngộ, chứ không phải mục đích để đạt đến.
Bất kỳ người giác ngộ nào cũng nếm được vị giải thoát nhưng cụm từ “giải thoát” rất dễ gây hiểu lầm là muốn thoát khỏi nỗi khổ này để đổi bằng nỗi khổ khác, như khi nghèo muốn giải thoát khỏi cảnh nghèo, để rồi lại bị trói buộc bởi nỗi khổ của sự giàu có.
Tu học chính yếu là để thấy ra sự Thật, tức là để giác ngộ chứ không phải để giải thoát. Giải thoát chỉ là hệ quả của giác ngộ, chứ không phải mục đích để đạt đến.
Ý nghĩa thực sự của giải thoát là dù mình ở hoàn cảnh nào thì tâm cũng không còn bị ảo tưởng trói buộc, tức là trở về với thái độ sống sáng suốt - định tĩnh - trong lành. Đó mới thật sự là Quy Y Tam Bảo.
Đừng đặt quá nhiều ước vọng, kế hoạch. Cứ từ những việc nhỏ mà học ra chính mình, khi làm những việc bình thường hàng ngày mà có sự thận trọng - chú tâm - quan sát, thì sẽ phát hiện là lúc đó mình đang trọn vẹn với thực tại. Khi trọn vẹn với thực tại thì tâm sẽ sáng suốt - định tĩnh - trong lành. Và khi rảnh rang vô sự, như uống trà, ngắm nhìn sự việc đến đi thì tự nhiên tâm sẽ rỗng lặng, trong sáng.
Khi không toan tính gì, khi mình không là gì cả, thì từ chuyện nhỏ cho đến chuyện lớn gì mình cũng làm được. Nhưng lúc này, mình sẽ thấy chuyện lớn ấy không xuất phát từ ý đồ của mình, không phải do nỗ lực của mình mà được thành tựu, mà tất cả thành tựu ấy chỉ là bởi có đủ nhân duyên mà thành.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
“Người đời tranh nhau những chuyện không đâu”
Kiến thức 16:50 21/11/2024Đời này chúng ta chết rồi sẽ sanh tới cõi nào? Tôi có thể sanh về đâu? Đời sau chúng ta có nắm chắc sanh tới cõi nào hay chăng? Còn tiếp tục luân hồi hay chấm dứt luân hồi?
Làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?
Kiến thức 16:10 21/11/2024Người sống có phúc có đức chắc chắn sẽ an vui hạnh phúc bền lâu, nhưng quan trọng là làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?
Từ, bi, hỷ, xả - bốn tâm vi diệu
Kiến thức 13:12 21/11/2024Bốn tâm vô lượng này tuy riêng biệt nhưng làm nền tảng cho nhau, tương tức với nhau.
Nhớ ơn Thầy Tổ
Kiến thức 08:35 21/11/2024Chúng ta muốn tỏ lòng biết ơn người đi trước, thì không gì thiết thực hơn là phải thực hành theo ba điểm sau đây...
Xem thêm