Giác ngộ nghĩa là gì?
Giác ngộ là sự tu chứng của người học Phật. Đây là cảnh giới người tu học phá được Vô Minh và chứng vào địa vị Bồ Tát, vĩnh viễn ra khỏi sanh tử luân hồi.
Đối với nhiều người trong thời đại hoài nghi này, thì trạng thái ấy có vẻ như một điều huyễn hoặc, mộng mị; Hoặc một sự thành tựu hoàn toàn vượt ngoài tâm chúng ta. Điều quan trọng nên nhớ là, đức Phật đã từng là một con người như bạn và tôi. Ngài chưa từng tuyên bố là thần thánh gì cả. Ngài chỉ biết ngài có Phật tánh, hạt giống của giác ngộ, và mọi người cũng đều có. Phật tánh nơi chúng ta cũng tốt như Phật tánh nơi bất cứ đức Phật nào. Đấy là tin lành mà đức Phật mang lại cho chúng ta từ khi ngài giác ngộ tại bồ đề tràng. Nơi mà nhiều người sau đã tìm thấy nguồn cảm hứng thiêng liêng.
Thông điệp của ngài đem lại cho ta một hy vọng tràn trề. Nhờ luyện tập, chúng ta cũng có thể đạt đến sự tỉnh thức. Nếu điều này không đúng, thì vô số người tư xưa cho đến ngày nay đã không giác ngộ.
Tương truyền khi Phật mới đạt giác ngộ, điều duy nhất ngài muốn làm là chỉ cho tất cả chúng ta tự tính của tâm; San sẻ cho ta những gì ngài đã trực ngộ. Nhưng ngài cũng thấy, với nỗi đau buồn và lòng bi mẫn bao la rằng: Thật khó mà làm cho chúng ta hiểu được. Vì mặc dù ta cũng có tự tánh của tâm như Phật, chúng ta không nhận ra nó được. Bởi vì nó bị gói kín, bao trùm trong những cái tâm thông thường phàm tục của ta.
Hãy tưởng tượng một cái bình trống. Khoảng không trong bình cũng giống hệt như khoảng không bên ngoài. Chỉ có những bức thành mong manh của cái bình đã ngăn cách không gian bên trong với bên ngoài.
Tâm Phật trong ta bị vây kín trong những bức thành của Phàm tâm. Nhưng khi ta giác ngộ, thì cũng giống như cái bình vỡ tan thành mảnh vụn. Khoảng không gian “bên trong” liền tan hòa ngay vào không gian “bên ngoài”. Cả hai trở thành một: Ngay lúc đó và tại chỗ đó, ta trực nhận được rằng chúng chưa từng bao giờ có sự ngăn cách hay sai khác; Chúng vẫn luôn luôn là một. Bởi thế, dù đời ta có thế nào đi nữa, Phật tánh của ta cũng luôn luôn ở đấy. Và nó luôn luôn toàn hảo. Ngay cả chư Phật với trí tuệ vô biên cũng không thể làm cho nó tốt hơn. Và chúng sinh với tất cả vô minh có vẻ bất tận, cũng không thể làm cho nó lấm lem.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Chép hồng danh Phật sẽ có công đức lớn
Kiến thức 10:57 12/12/2024Chép hồng danh Phật hay chép Nam mô A Di Đà Phật là một trong những phương pháp tiêu nghiệp và giúp tăng phước.
Ngày vía Phật A Di Đà là ngày nào?
Kiến thức 09:11 11/12/2024Ngày vía Phật A Di Đà là ngày tưởng nhớ Đức Phật A Di Đà, tác lễ tri ân công đức mà Ngài đã dày công tạo lập Thế giới cực lạc. Hằng năm ngày vía Phật A Di Đà được tổ chức vào ngày 17/11 âm lịch.
Vì sao ngày 17/11 âm lịch hằng năm là ngày vía Phật A Di Đà?
Kiến thức 08:00 11/12/2024Những hành giả tông Tịnh Độ hiện nay gần như ai cũng biết và tham gia lễ kỷ niệm vía Phật A Di Đà đản sanh vào ngày 17 tháng 11 âm lịch hàng năm. Tuy nhiên, trong các kinh văn có đề cập đến lịch sử Phật A Di Đà thì tuyệt nhiên không thấy nói chính xác ngày Đản sanh của Ngài.
Trước khi tụng Kinh, trì chú, nên đọc nghi thức như thế nào?
Kiến thức 09:15 04/12/2024Thực ra mỗi tông môn, thậm chí mỗi chùa sẽ có cách thức khác nhau, nên Nghi thức sau chỉ mang tính tham khảo. Đạo hữu nào thấy phù hợp có thể áp dụng, xong bạn cần hiểu đây không phải quy định bắt buộc, thậm chí không có nghi thức khai Kinh chú thì vẫn cứ trì tụng không vấn đề gì.
Xem thêm