Tu là để giác ngộ
Ai đi tu cũng muốn giác ngộ. Câu hỏi đặt ra là giác ngộ điều gì?
Giác ngộ rằng mọi sự vật trên đời đều thay đổi theo thời gian, nhà Phật gọi đó là vô thường.
Đó là một sự thật mà tất cả những ai nhìn thấy được sự thật như nó đang là đều thấy như nhau.
Bông hoa từ một hạt mầm, gieo vào lòng đất, dưới các điều kiện thích hợp đất, nước, không khí, ánh sáng… sẽ nảy mầm, lớn lên, ra hoa, rồi đến ngày nào đó sẽ héo tàn. Rồi lại nảy sinh ra những cây hoa mới.
Người không tu sẽ ham muốn bông hoa sẽ không héo tàn, và họ nghĩ rằng hoa nở là tốt, hoa tàn là xấu, sống là tốt, chết là xấu. Phân biệt tốt, xấu, đúng, sai là suy nghĩ nhị nguyên của những người còn sống trong vô minh.
Vì vô minh nên họ luôn sống trong ham muốn và đau khổ khi mọi việc diễn ra không đúng như ham muốn của họ. Họ ham muốn trẻ mãi không già nhưng sự thật rồi họ sẽ già, họ ham muốn sống lâu trăm tuổi nhưng sự thật họ sẽ chết, họ ham muốn tiền vào như nước sông Đà nhưng sự thật nước sông Đà cũng có ngày cạn trơ đáy, họ ham muốn sức khoẻ dồi dào nhưng sự thật sẽ có lúc họ bị bệnh.
Người tu là người được dạy đạo (TAO), họ biết rằng vạn vật đều có tính chu kỳ, ngôn ngữ nhà Phật gọi đó là vô thường, tất cả mọi thứ đều thay đổi theo thời gian. Sinh ra thì sẽ lớn lên, lên đến đỉnh cao của cuộc đời rồi sẽ đi xuống, già và chết đi. Sau đó lại tiếp tục tái sinh. Vòng lặp đó sẽ lặp đi lặp lại hết lần này đến lần khác.
Người hiểu Đạo sẽ không còn ham muốn mọi thứ như ý mình muốn mà nhìn sự việc diễn ra như nó vốn như thế. Mưa rồi sẽ tạnh, hoa nở rồi sẽ tàn, chiến tranh rồi sẽ hoà bình, thành công rồi sẽ thất bại, sinh rồi sẽ tử, đau khổ rồi sẽ hạnh phúc…
Người hiểu Đạo sẽ thoát ra khỏi tư duy Nhị nguyên phân biệt tốt, xấu, đúng, sai. Vì nhìn thấy chu kỳ của vạn vật nên họ sẽ sống cuộc đời trung đạo: ung dung, tự tại. Đói thì ăn, khát thì uống, mệt thì nghỉ, già bệnh rồi sẽ chết. Họ không còn lo lắng muộn phiền gì với cái chết vì chết là một quy luật, một sự thật ai cũng sẽ trải qua.
Nếu hạt giống không thối rửa, chết đi thì làm sao nảy sinh hạt giống mới - Chúa Giê-su, một người hiểu Đạo đã nói như thế.
Ngọn lửa trại bùng lên, sau buổi văn nghệ sẽ lụi tàn. Ngọn lửa có mất đi không, ngọn lửa không mất đi mà vẫn còn đó, khi hội tụ đủ điều kiện, đủ nhân duyên thì ngọn lửa sẽ biểu hiện, ngọn lửa sẽ bập bùng, bập bùng, reo vui tí tách, tí tách để giúp ích cho đời, cho các trại sinh. Mọi người biết ơn ngọn lửa.
Ngọn lửa không sinh, không diệt.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Có phải con đang né tránh bài học của pháp không?
Phật giáo thường thức 13:00 22/11/2024Con thấy được những ràng buộc nơi tâm và thân trong đời sống gia đình, nên con không muốn kết hôn, không muốn bị ràng buộc. Những nhân duyên đến để con hình thành một mối quan hệ tình cảm thì con thường tìm cách thoát khỏi trước khi mối quan hệ có thể bắt đầu.
Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?
Phật giáo thường thức 10:00 22/11/2024Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?
Bố thí sinh phiền não
Phật giáo thường thức 09:32 22/11/2024Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.
Tâm là gì?
Phật giáo thường thức 09:16 22/11/2024Trong chữ Hán, chữ (心) được mô tả bằng bốn câu thơ như sau: “Tam điểm như tinh tượng/ Hoành câu tợ nguyệt tà/ Phi mao tùng thử đắc/ Tố Phật dã do tha”.
Xem thêm