Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 26/04/2020, 11:49 AM

Giải mã hiện tượng trùng tang khiến nhiều người sợ hãi

Trùng tang là không có thật, tin theo lời Đức Phật chúng ta không cần phải đi xem bói và tin vào lời thầy bói mà sinh ra lo sợ, hoảng loạn; thay vào đó là nên làm các việc phúc thiện, biết bố thí, cúng dường Tam Bảo để chuyển hóa được nghiệp lực của bản thân và gia đình.

TS Vũ Thế Khanh hướng dẫn cách tính ngày giờ mất phạm trùng tang

Trùng tang (hay còn gọi là chết trùng) là nỗi ám ảnh của nhiều gia đình. Đó là những cái chết bất ngờ, liên tiếp xảy ra với người trong gia đình mà chưa được giải mã. Những câu chuyện trùng tang đầy huyền bí, thể hiện “quyền lực” siêu nhiên từ thế giới vô hình khiến cho bao người lo lắng, sợ hãi. Vậy thực hư chuyện “trùng tang” thế nào? Trùng tang có thật không, hay đơn thuần chỉ là quan niệm dân gian? Xin gửi đến Phật tử cùng quý bạn đọc bài viết “Giải mã hiện tượng trùng tang khiến nhiều người sợ hãi” của Đại đức Thích Trúc Thái Minh – Trụ trì chùa Ba Vàng.

Thế nào là hiện tượng trùng tang?

Trùng tang là điều mà nhiều người băn khoăn, thắc mắc. Nó đã trở thành một vấn đề đáng lo ngại khiến cho nhiều gia đình rất đau khổ, mệt mỏi. Khi gia đình có người mất, nhiều người thường đi xem bói để xem có bị chết trùng hay không. Nếu thầy bói phán là trùng tang thì cả nhà ai nấy cũng lo sợ, hoảng loạn và tìm mọi phương pháp để hóa giải. Nói về hiện tượng này, Đại đức Thích Trúc Thái Minh giảng giải: “Chữ “trùng tang liên táng” nghĩa là: tang trùng nhau, liên táng là chôn liên hoàn. Chuyện này quả thật đã làm cho mọi người rất sợ hãi. Vì đối với cái chết ai mà không sợ? Thế mà nhà mấy người chết liền liền nhau, gần nhau. Ví dụ trong 49 ngày một người chết, rồi trong một năm lại thêm mấy người chết nữa, ba năm mấy người chết nữa thì quả thật là hoảng sợ. Những gia đình, những dòng tộc như thế rất là sợ hãi”.

Chuyện trùng tang đang là nỗi lo lắng của nhiều gia đình hiện nay

Chuyện trùng tang đang là nỗi lo lắng của nhiều gia đình hiện nay

Phỏng vấn TS Vũ Thế Khanh về ‘trùng tang liên táng’

Trùng tang do thần trùng sai vong linh về bắt con cháu có đúng không?

Quan niệm về trùng tang được đông đảo người tin là có một ông thần trùng, quỷ trùng hay Diêm Vương sai bảo vong linh về bắt thân nhân mình. Từ quan niệm đó, nhiều gia đình sau khi đưa tang xong phải đi nhốt vong, không cho vong linh về nhà. Tuy nhiên, dựa theo quan điểm của nhà Phật, Đại đức Thích Trúc Thái Minh giảng giải: “Tinh thần đạo Phật khẳng định rất rõ là không có cái gọi là thần trùng, không có quỷ trùng về bắt người nhà chúng ta. Và cũng không có câu chuyện Diêm Vương, quỷ sứ bắt vong linh người nhà mình đã mất, dẫn về nhà để bắt con bắt cháu. Mà theo đạo Phật, chuyện sinh tử của đời người chúng ta hoàn toàn do nghiệp.

Chúng ta là phàm phu thì việc sinh ra là con của ai? Ở gia đình nào? Ở địa vị nào? Ở xứ sở nào? Là do nghiệp. Chúng ta chết trong hoàn cảnh nào? Chết ở nhà, chết ngoài đường hay chết ở chợ, chết ở trên đất hay chết ở ngoài sông nước, chết bệnh tật hay an lành, cái đấy cũng đều là do nghiệp mình đã tạo. Còn đối với các bậc Thánh đã chứng đắc Thánh quả, các Ngài đã tự tại với việc sinh tử, tùy duyên mà sinh ra, hoặc là tùy nguyện mà ra đi”..

Quan niệm do Diêm Vương, quỷ sứ sai vong linh bắt người nhà mình là đúng hay sai?

Quan niệm do Diêm Vương, quỷ sứ sai vong linh bắt người nhà mình là đúng hay sai?

Trùng tang liên táng có thật không? Làm thế nào để hóa giải?

Hiện tượng “nhốt vong” tránh trùng tang là việc làm bất hiếu

Nghe thầy bói phán cha mẹ, người thân mất vào giờ trùng, ngày trùng hoặc tháng trùng sẽ về bắt con cháu; từ đó sinh ra nghi lễ nhốt vong ở một nơi xa, không cho về nhà. Về vấn đề nhốt vong, Đại đức Thích Trúc Thái Minh cũng chia sẻ: “Cha mẹ mình cả đời nuôi nấng, chăm sóc, lo lắng cho mình, đến khi chết vừa nhắm mắt xong một cái, con nó đã bắt đem nhốt luôn vào rồi, không cho về nhà nữa. Gọi là bây giờ con cái từ cha mẹ. Cha mẹ từ con cái, chứ con cái lại từ cha mẹ! Chúng ta như thế là phạm ngay tội bất hiếu. Mà tội bất hiếu là một trong những tội nặng nhất, phải quả báo. Cho nên việc đem nhốt vong của cha mẹ, của người thân, của tiên tổ vào đó là việc hoàn toàn không đúng tinh thần đạo lí”.

Đại đức Thích Trúc Thái Minh  cũng chia sẻ thêm: “Chúng ta nghĩ xem, nếu mình là cha là mẹ, có ai bảo mình về bắt con cháu mình, mình có bắt không? Mình sẽ chống cự lại ngay. Bảo “Không, con tôi nó phải sống chứ!”. Nếu tình thương chân thật, không ai lại về bắt con bắt cháu mình cả. Nó đang còn sống, đang còn khỏe, nuôi vợ nuôi con nó, mình còn phải thương. Khi sống mình thương con thì khi chết mình vẫn có tình thương ấy, chứ không phải chết là mình không thương đâu. Ví dụ có quỷ sứ bắt mình về, mình cũng phải chống cự lại. Bảo “Không, con tôi nó không có tội”. “Tôi có tội thì tôi chịu chứ!” .“Sao lại về bắt con tôi được!” .Đấy là tình thương của cha mẹ. Chúng ta phải hiểu đạo lí như vậy”.

Qua đó, chúng ta biết rằng, khi còn sống, tiên tổ, cha mẹ là những người thương con, thương cháu vô cùng thì khi chết, tình thương ấy vẫn còn; nên không thể có chuyện khi chết, ông bà, cha mẹ về bắt con cháu chết cùng. Dù có quỷ sứ sai vong linh cha mẹ về bắt con cái thì chắc chắn cha mẹ mình cũng sẽ kháng cự vì không có cha mẹ nào lại mong muốn con mình chết cả. Vậy nên việc nhốt vong để tránh trùng tang là bất hiếu mà một người con không thể làm đối với cha mẹ.

Cha mẹ lúc sống là người thương con cái thì lúc chết tình thương ấy vẫn còn, nên không có chuyện cha mẹ về bắt con cái đi theo

Cha mẹ lúc sống là người thương con cái thì lúc chết tình thương ấy vẫn còn, nên không có chuyện cha mẹ về bắt con cái đi theo

Trùng tang là gì dưới phân tích của nhà khoa học

Bản chất của trùng tang là do đâu?

Đối với người phàm phu thì việc sinh ra ở đâu, sinh ra như thế nào hay chết do đâu, chết vì lý do gì đều do nghiệp quả của mỗi chúng sinh. Còn với bậc Thánh đã chứng đạo quả thì các Ngài tự tại, làm chủ với việc sinh tử; tùy duyên mà sinh ra, tùy nguyện mà bỏ thân tứ đại. Đại đức Thích Trúc Thái Minh từng chia sẻ: “Đối với đạo Phật, trong gia đình, huyết thống, dòng tộc chúng ta đều có cái cộng nghiệp hay gọi là đồng nghiệp với nhau. Đồng nghiệp với nhau mới sinh về trong một gia đình làm con cái của cha mẹ, anh em với nhau, hoặc là họ hàng với nhau; có những cái đồng nghiệp nhất định. Nếu một gia đình, một dòng tộc mà có cái đồng nghiệp: người này chết rồi những người kia sau đó phải chết. Do nghiệp nó đến sẽ sinh ra hiện tượng mình thấy như là chết trùng. Nhưng sự thật đây là do nghiệp chi phối chứ không phải là có ông thần trùng”.

Để đại chúng hiểu rõ hơn, Đại đức Thích Trúc Thái Minh chia sẻ thêm câu chuyện trong kinh Pháp Cú có năm vị Tỳ-kheo trên đường về thăm Đức Phật; vì trời tối nên nghỉ chân tại một hang đá cạnh ngôi làng nhỏ. Nhưng nửa đêm có trận động đất khiến một tảng đá rơi từ trên núi xuống bịt kín cửa hang. Sáng hôm sau, dân làng dùng mọi phương tiện cũng không di chuyển được hòn đá. Năm thầy không làm được gì đành thiền tu và đợi chết. Nhưng rất kỳ lạ, đến ngày thứ bảy, có một cơn địa chấn khác khiến hòn đá tự lăn đi. Lúc này các thầy đi ra, ai cũng xanh xao và được dân làng cứu giúp đến khi có sức khỏe lại lên đường. Khi đến tịnh xá, năm vị bạch Đức Phật, Ngài đã thấu biết rõ mọi chuyện và giảng giải cho năm vị Tỳ-kheo về nhân quả. Trong tiền kiếp, năm thầy là năm cậu bé chăn trâu. Hôm ấy, năm cậu bé thấy một con rắn mối, năm chú bé đuổi theo để bắt nó. Con rắn chui vào cái hang, năm cậu thấy vậy liền dùng đá bịt cửa hang lại; sau đó dắt trâu về. Một tuần sau, năm cậu bé chăn trâu đúng chỗ cũ và nhớ ra là đã từng nhốt con rắn mối vào trong hang, liền bỏ hòn đá ra xem con rắn còn sống hay chết. Lúc này, con rắn run rẩy bò ra, thân mình tong teo; năm cậu bé thương xót nên tha cho con rắn. Vì năm vị Tỳ-kheo cùng nhau làm việc ác nên giờ cũng cùng nhau chịu quả báo; đồng phải trả một cái nghiệp quả, đấy gọi là đồng nghiệp. Đức Phật dạy nếu con rắn mà chết thì năm thầy Tỳ-kheo kiếp này cũng sẽ chết cùng nhau ở trong hang.

5 Thầy Tỳ-kheo về thăm Phật (ảnh minh họa)

5 Thầy Tỳ-kheo về thăm Phật (ảnh minh họa)

Truyền thuyết về chùa Liên Phái và bùa trùng tang nổi tiếng tại Hà Nội

Qua đó, chúng ta biết rằng hiện tượng trùng tang là do cộng nghiệp gây ra. Không có ông thần trùng, quỷ trùng sai vong linh về bắt con cháu.

Cộng nghiệp đã gây làm sao để hóa giải được trùng tang?

Theo đúng luật nhân quả nhà Phật, thọ mạng của chúng sinh do phước báu mà thành. Nếu mỗi người biết tu tập, biết làm phúc sẽ nhận được những điều tốt lành và chuyển hóa được nghiệp ác đã mình gây tạo. Để giải quyết vấn đề trùng tang, Đại đức Thích Trúc Thái Minh cũng đưa ra lời khuyên: “Gia đình có tang sự không nên đi xem bói, mà nên nghe theo lời Phật dạy. Như trong kinh Địa Tạng, Đức Phật dạy nhà có người mất thì con cháu nên tu phúc, làm chay cúng dường, tu các việc phúc, bố thí, phóng sinh; ấn tống kinh điển, tụng kinh sám hối, hồi hướng phước báu cho người đã mất, thì người mất được phước báu, người sống cũng được phước báu. Gọi là người mất, người sống đều được phước báu, nhà được an lành. Còn nếu chúng ta đi xem thầy bói thì lại rước cái lo vào nhà rất sợ hãi. Đó là cách tu tập để chuyển hóa việc này. Và chúng ta tin chắc không có thần trùng, không có quỷ trùng, không có Diêm Vương bắt vong linh nhà mình về để chỉ điểm bắt con bắt cháu, không có chuyện đó. Mà chỉ có nghiệp, cái nghiệp đồng nhau, thế thôi. Tu tập sẽ chuyển hóa được nghiệp này”.

Hóa giải trùng tang bằng cách tu tập, sám hối, làm các việc phúc, bố thí..sẽ chuyển hóa được nghiệp (ảnh minh họa)

Hóa giải trùng tang bằng cách tu tập, sám hối, làm các việc phúc, bố thí..sẽ chuyển hóa được nghiệp (ảnh minh họa)

Qua những lời chia sẻ của Đại đức Thích Trúc Thái Minh, chúng ta biết được rằng, trùng tang không phải do thần trùng, quỷ trùng sai vong linh về bắt; Đại đức cũng chỉ dạy chúng ta phương pháp để hóa giải khi trong nhà có hiện tượng tang. Tin theo lời Đức Phật và sự giảng giải của Đại đức, chúng ta không cần phải đi xem bói và tin vào lời thầy bói mà sinh ra lo sợ, hoảng loạn; thay vào đó là nên làm các việc phúc thiện, biết bố thí, cúng dường Tam Bảo để chuyển hóa được nghiệp lực của bản thân và gia đình.

Xem thêm video "Ý nghĩa của Bái sám":

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Hiểu về tâm hỷ

Kiến thức 10:30 19/04/2024

Người có tâm Hỷ trực tiếp hưởng nhiều lợi ích do tâm ấy đem lại, hơn là người khác, vì tâm Hỷ không chấp chứa lòng ganh tỵ. Về một phương diện khác, người có tâm Hỷ không bao giờ làm trở ngại tiến bộ và phá hoại thanh danh của người khác.

Vãng sinh Tịnh độ Thần chú

Kiến thức 10:29 19/04/2024

Nam mô a di đa bà dạ, Đa tha già đa dạ, Đa địa dạ tha, A di rị đô bà tỳ, A di rị đa, tất đam bà tỳ, A di rị đa, tỳ ca lan đế, A di rị đa, tỳ ca lan đa, Già di nị, già già na, Chỉ đa ca lệ, Ta bà ha.

Tương tợ Tỳ-kheo

Kiến thức 10:00 19/04/2024

Trong nhiều pháp thoại, Thế Tôn thường sử dụng hình ảnh trực quan để minh họa cho những giáo huấn của Ngài. Một con lừa trà trộn vào đàn trâu, đi theo đàn trâu, tự xưng là trâu, nghĩ rằng là trâu nhưng kỳ thực chẳng có gì nơi con lừa kia giống với trâu cả, là hình ảnh minh họa cho tương tợ Tỳ-kheo.

Nghiệp chuyển lên và chuyển xuống

Kiến thức 09:00 19/04/2024

Nghiệp lực có thể đưa xuống được không? Nói cách khác, người ta có thể tái sinh vào cảnh thú không? Câu trả lời của người Phật tử là “Có thể” không được tất cả mọi người chấp nhận, vì Phật Giáo xác nhận rằng sự kiện ấy có thể xảy ra.

Xem thêm