Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 10/03/2023, 12:30 PM

Giải pháp nào cho Phật tử vì mưu sinh mà tạo nghiệp?

Bốn trọng nghiệp của con người là “sát, đạo, dâm, vọng”, nhất là nghiệp sát rất dễ tác tạo nên trong năm giới cấm của hàng Phật tử được Đức Phật cân nhắc kỹ lưỡng và xếp lên đứng đầu.

Khi trao truyền cũng như thọ nhận giới thứ nhất Không sát sinh (Ngũ giới), Tăng Ni và Phật tử thường trao truyền cũng như nhận thức phổ quát là không giết hại tất cả chúng sinh. Điều này đúng nhưng thiển nghĩ, trọng tâm của giới Không sát sinh là không giết người và các loài to lớn. Còn các loài côn trùng nhỏ nhít thì cố tránh, nếu bất đắc dĩ không tránh được thì phải thành tâm sám hối.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Chúng tôi không có ý phân biệt loài lớn loài nhỏ do sinh mạng thì bình đẳng nhưng vì tổn hại sinh mạng là cộng nghiệp của con người đến nỗi không ai có thể tránh được hoàn toàn. Vì thế con người phải chấp nhận cộng nghiệp ấy với thọ mạng giới hạn (trên dưới 80 năm) và thân thể mang nhiều tật bệnh. Đức Phật đã xác định nghề đồ tể (giết mổ trâu bò lừa ngựa…) là tà mạng, không nên làm.

Còn nghề săn bắn, chài lưới tuy không xếp vào tà mạng nhưng cũng được khuyến cáo nếu được thì sớm đổi nghề để chuyển bớt nghiệp. Riêng nghề nông xưa nay được xem là lương thiện. Mặc dù nghề này vì cày cuốc thường tổn hại chúng sinh, ngày nay thêm xịt thuốc ngăn sâu rầy phá hại cũng làm tổn hại không ít sinh mạng.

Không phải ngẫu nhiên mà trong dân gian hình thành nên cụm từ nghề nghiệp. Có nghĩa rằng mỗi nghề đều có một nghiệp. Ngay cả những nghề cao quý nhất là thầy giáo, thầy thuốc cũng dễ dàng tạo nghiệp. Thậm chí cả thầy tu mà sơ suất cũng tạo nghiệp xấu như thường. Do nghề đi liền với nghiệp nên người Phật tử chỉ không làm những nghề tà mạng (buôn bán người, buôn bán vũ khí, buôn bán thuốc độc, làm nghề đồ tể, buôn bán rượu - ma túy) còn lại vẫn làm ăn sinh sống bình thường với mọi ngành nghề khác nhau.

Người Phật tử biết rõ trong nghề có nghiệp nên phải hết sức cố gắng giữ mình, hạn chế đến mức thấp nhất việc tổn hại, tự giác sống lương thiện với nghề, nguyện làm ăn chân chính. Nếu sợ nghiệp rồi không dám làm nghề, không có công ăn việc làm thì “bần cùng sinh đạo tặc” tạo nghiệp ác khác, đó không phải là thái độ sống tích cực của người Phật tử. Cho nên giải pháp cho vấn đề “vì mưu sinh mà tạo nghiệp” là hàng đệ tử Phật luôn nỗ lực làm các điều thiện trong khả năng có thể để bù đắp lại những nghiệp xấu (nếu có hoặc không thể tránh).

Trong kinh Tăng chi bộ (phẩm Hạt muối), Đức Phật dạy nghiệp ác mà chúng ta tạo ra trong đời sống tựa như nắm muối. Nếu nắm muối ấy bỏ vào chén nước thì không uống được, nhưng nếu đem nắm muối ấy bỏ vào sông Hằng thì không hề hấn gì. Muối là nghiệp xấu, nước là nghiệp tốt. Nếu tạo ra nghiệp tốt nhiều như nước sông Hằng thì nghiệp xấu kia sẽ bị hòa tan, thậm chí không gây nên tác dụng tiêu cực nào đáng kể.

Quan điểm của Phật giáo là không làm nghề tà mạng. Ngoài ra có thể làm mọi nghề nhưng cần có tâm với nghề. Thấy rõ trong nghề có nghiệp nên cần làm thêm nhiều thiện nghiệp khác để bổ sung nhằm vun bồi cội phước.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Quả ngã mạn

Kiến thức 18:30 13/05/2024

Sư không ăn chay. Một tín đồ không phục nên không chịu đảnh lễ. Sư nói: Chỉ mới một bụng rau cải mà ngã mạn như thế, huống nữa đắc quả thì ngã mạn đến chừng nào!

Phẫn và hận - gốc rễ của đấu tranh

Kiến thức 16:24 13/05/2024

Người đời tranh chấp, tranh đấu lẫn nhau vì nhiều nguyên nhân, chung quy quy cũng không ngoài danh và lợi. Người tu mà tranh chấp, nội bộ đấu đá lẫn nhau cũng không ngoài lợi và danh. Nói chính xác là, khi tâm chưa gột sạch phiền não thì chuyện gì cũng có thể xảy ra, với bất cứ hạng người nào.

Điểm công đức sẽ quyết định vận mệnh của ta

Kiến thức 16:00 13/05/2024

Bây giờ ta muốn thay đổi vận mệnh thì ta phải làm sao? Ta phải tích lũy điểm công đức của ta thật nhiều. Mà điểm công đức được tích lũy bằng cách nào?

Niệm Phật và hơi thở

Kiến thức 15:56 13/05/2024

Cách nay hơn mười năm, thuở hàn vi “chân ướt chân ráo” vào chùa, chúng con được giới thiệu một phương pháp tu tập niệm Phật có kết hợp với hơi thở qua bài thi kệ:

Xem thêm