Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 03/10/2021, 13:41 PM

Giáo hội Phật giáo Việt Nam với vấn đề bảo vệ môi trường

Kế thừa truyền thống “Hộ quốc an dân” của Phật giáo Việt Nam, Giáo hội Phật giáo Việt Nam từ khi thành lập đến nay luôn tích cực vận động Tăng Ni, Phật tử tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường.

Việt Nam hiện nay đang trên đà phát triển, với xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đời sống vật chất của nhân dân được nâng cao, nhưng cũng kéo theo hệ lụy bởi sự ô nhiễm môi trường trên cả hai phương diện môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Hiện nay, trên toàn quốc, đặc biệt là tại các thành phố lớn, tình trạng ô nhiễm môi trường sinh thái do các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người ngày càng gia tăng và trở nên trầm trọng, đe dọa trực tiếp đến sự phát triển bền vững của xã hội. Vấn đề ô nhiễm thể hiện trên các phương diện như ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí và ô nhiễm tiếng ồn. Tình trạng ô nhiễm không chỉ trầm trọng ở môi trường tự nhiên, mà sự ô nhiễm trong môi trường xã hội cũng là vấn đề cấp bách. Trình độ khoa học kỹ thuật của xã hội phát triển, đời sống vật chất được nâng cao, nhưng nền tảng đạo đức xã hội ngày càng suy giảm. Một bộ phận thanh thiếu niên trong xã hội ngày nay luôn coi trọng giá trị vật chất mà xem nhẹ giá trị đạo đức tinh thần, sống ảo tưởng và thích thụ hưởng, song ngại cống hiến và phục vụ cộng đồng. Từ đó dẫn đến những hệ lụy như giết người cướp của, cờ bạc, mại dâm, ma túy…

Từ khi du nhập vào Việt Nam đến nay, Phật giáo Việt Nam đã trải qua 2.000 năm lịch sử, gắn bó đồng hành cùng dân tộc. Trải qua mỗi thời kỳ, Tăng Ni, Phật tử Việt Nam luôn luôn thực hành lời Phật dạy, tích cực tham gia vào các lĩnh vực hoạt động xã hội, trong đó có vấn đề bảo vệ môi trường. Giáo hội Phật giáo Việt Nam hiện nay khoảng 55.000 Tăng Ni, quản lý khoảng 18.000 cơ sở tự viện, tịnh thất, niệm Phật đường trên toàn quốc. Đó là lực lượng, là nguồn lực đáng kể trong việc thực hiện công tác bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Phật giáo Việt Nam đã trải qua 2.000 năm lịch sử, gắn bó đồng hành cùng dân tộc.

Phật giáo Việt Nam đã trải qua 2.000 năm lịch sử, gắn bó đồng hành cùng dân tộc.

Bài học về bảo vệ môi trường qua cuộc đời của đức Phật

Kế thừa truyền thống “Hộ quốc an dân” của Phật giáo Việt Nam, Giáo hội Phật giáo Việt Nam từ khi thành lập đến nay luôn tích cực vận động Tăng Ni, Phật tử tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường. Tại Hội nghị toàn quốc Phát huy vai trò các tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậutháng 12/2015 tổ chức tại Huế, nhiều chư tôn đức hòa thượng, thượng tọa, ni trưởng, ni sư, Tăng Ni Phật giáo trong cả nước đã về tham dự. Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã tham dự và thay mặt Giáo hội trực tiếp ký kết Chương trình phát huy vai trò các tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu (giai đoạn 2015-2020) với lãnh đạo 39 tổ chức tôn giáo khác và lãnh đạo MTTQ Việt Nam, Bộ TN&MT. Sau ký kết, Hòa thượng Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã tham gia làm Thành viên Ban Chỉ đạo Chương trình phát huy vai trò các tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. Hiện nay 63/63 Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo các tỉnh, thành phố trong cả nước đã tham gia ký kết Chương trình phối hợp bảo vệ môi trường với Ủy ban MTTQ Việt Nam, Sở TN&MT và các tổ chức tôn giáo khác ở cấp tỉnh. Tuyên truyền nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm cho Tăng Ni, Phật tử và người dân ở cộng đồng tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, không sử dụng thuốc hóa học trong trồng trọt, không sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, biết tôn trọng và bảo vệ sự đa dạng sinh học và sinh mệnh của muôn loài, nhằm giữ gìn sự cân bằng của hệ môi trường sinh thái. Nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường, phân loại rác thải ở từng hộ gia đình, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, không xả rác thải bừa bãi ra môi trường, không đốt vàng mã nơi thờ tự, hạn chế sử dụng túi ni lông, sử dụng các loại túi thân thiện với môi trường trong sinh hoạt hàng ngày.

Nhằm phát huy truyền thống văn hóa dân tộc trong các dịp lễ, Tết, Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã có công văn đề nghị chư tôn đức tăng, ni nêu cao tinh thần Bồ Tát đạo, hướng dẫn đồng bào Phật tử và bà con loại bỏ mê tín dị đoan, đốt vàng mã tại các cơ sở thờ tự Phật giáo, cũng như các hình thức khác trái với thuần phong mỹ tục, văn hóa dân tộc và văn hóa Phật giáo Việt Nam. Hiện nay, tục đốt vàng mã ở Việt Nam do có từ lâu đời nên đã trở thành nét văn hóa, nhưng đang bị lạm dụng thái quá và trở thành một sự mê tín. Do vậy, Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Namđã có văn bản vận động, khuyên dạy Phật tử và người dân loại bỏ tục đốt vàng mã ở các cơ sở thờ tự Phật giáo.

Mới đây, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã có vông văn đề nghị Giáo hội Phật giáo Việt Nam các tỉnh, thành phố tổ chức tuyên truyền cho Tăng Ni, Phật tử và nhân dân tại địa phương hưởng ứng tích cực Lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ và phong trào của Bộ TN&MT về “Chống rác thải nhựa”, loại bỏ ô nhiễm do rác thải nhựa gây ra, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bảo vệ sức khỏe con người. Đồng thời, Giáo hội Phật giáo Việt Nam cũng kêu gọi thay đổi thói quen sử dụng túi nilông bằng túi giấy, túi vải sử dụng nhiều lần hoặc túi ni lông tự phân hủy; thay thế các sản phẩm nhựa khó phân hủy, sử dụng một lần như: ống hút, chai nước suối, hộp cơm, bát, đĩa, cốc, thìa… bằng việc sử dụng cốc thủy tinh, cốc sứ, hoặc bình thủy tinh khi hội họp, tiếp khách. Đặc biệt, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đề nghị Giáo hội Phật giáo Việt Nam các tỉnh, thành phố không sử dụng chất liệu nhựa trong các lễ hội “Hoa đăng”, tránh gây ô nhiễm, hủy hoại môi trường nước.

Kế thừa truyền thống “Hộ quốc an dân” của Phật giáo Việt Nam, Giáo hội Phật giáo Việt Nam từ khi thành lập đến nay luôn tích cực vận động Tăng Ni, Phật tử tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường.

Kế thừa truyền thống “Hộ quốc an dân” của Phật giáo Việt Nam, Giáo hội Phật giáo Việt Nam từ khi thành lập đến nay luôn tích cực vận động Tăng Ni, Phật tử tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường.

Đối với môi trường xã hội, Tăng Ni trụ trì các tự viện tích cực lao động sản xuất trên cơ sở đất đai vốn có của chùa nhằm tự cung cấp cho cuộc sống tu hành của bản thân. Trùng tu xây dựng chùa chiền khang trang để ổn định cơ sở vật chất, làm nơi quy hướng cho tín đồ Phật tử. Thành lập các đạo tràng hướng dẫn nhân dân - Phật tử tu tập, trao truyền Ngũ giới, Bát quan trai giới cho hàng Phật tử tại gia nhằm giữ gìn hạnh phúc gia đình, bảo vệ nền tảng đạo đức xã hội. Đồng thời, tổ chức các khóa tu định kỳ cho tầng lớp thanh - thiếu niên con em các gia đình Phật tử, nhằm giáo dục cho giới trẻ biết tôn trọng giữ gìn đạo đức truyền thống, thực hành nếp sống lành mạnh. Giảng dạy kỹ năng sống, ý thức bảo vệ môi trường để mọi người biết yêu thương, san sẻ trách nhiệm với cộng đồng xã hội.

Trong những năm qua, Tăng Ni, Phật tử thành viên Giáo hội Phật giáo Việt Nam luôn tích cực hưởng ứng các phong trào bảo vệ an ninh trật tự, bài trừ các tệ nạn xã hội, thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới - việc tang tại các cộng đồng dân cư do Ủy ban MTTQ các cấp phát động. Tổ chức các hoạt động nhân đạo như xây dựng nhà tình nghĩa, mở các phòng khám chữa bệnh miễn phí, lớp học tình thương, ủng hộ quỹ đền ơn đáp nghĩa, quỹ vì người nghèo, cứu trợ đồng bào các vùng bị lũ lụt, hạn hán, giúp đỡ người già cô đơn, trẻ em không nơi nương tựa... nhằm thiết thực thể hiện tinh thần từ bi cứu khổ của đạo Phật, góp phần mang lại sự an lạc cho xã hội.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Hội An ra mắt mô hình "Ngày chủ nhật xanh" tại cơ sở tôn giáo

Môi trường 19:21 01/11/2024

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.Hội An vừa phối hợp với tịnh xá Ngọc Cẩm, Công ty Qna Green tổ chức ra mắt mô hình “Ngày chủ nhật xanh”.

Lặng lẽ trồng cây giữa thành phố

Môi trường 14:27 31/10/2024

Có những người con của phố thị, nhưng tâm hồn thì hướng về những ngọn đồi xanh thẳm. Đặng Công Lợi - một công dân trẻ của Đà Nẵng, vì yêu sắc xanh của cây lá, đang từng ngày nhân lên tình yêu trồng cây và gìn giữ môi sinh.

Bão Trà Mi mạnh lên cấp 11, gây mưa ở miền Trung từ chiều nay

Môi trường 09:50 26/10/2024

Sáng nay, bão Trà Mi ở vùng biển phía đông bắc quần đảo Hoàng Sa, mạnh cấp 11 (117 km/h), bắt đầu gây mưa cho khu vực Quảng Bình - Quảng Ngãi từ chiều nay.

Cập nhật đến chiều 25/10: Bão Trà Mi giảm 4 cấp, bị đẩy xuống phía Nam

Môi trường 16:09 25/10/2024

Theo nhận định của chuyên gia, khi di chuyển đến quần đảo Hoàng Sa, bão số 6 (bão Trà Mi) sẽ gặp không khí lạnh và suy yếu nhanh xuống cấp 7 - cấp 8.

Xem thêm