Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 12/05/2021, 07:44 AM

Bài học bảo vệ môi trường qua cuộc đời Đức Phật

Cuộc đời của Đức Phật gần gũi với thiên nhiên và những lời dạy của Ngài được ghi trong kinh điển là bài học quý giá về bảo vệ môi trường.

Sống hòa với thiên nhiên

Giáo lý Duyên khởi là một phát minh quan trọng của Đức Phật có thể áp dụng trong nhiều lĩnh vực trong đó có vấn đề bảo vệ môi trường. Kinh ghi “Do cái này có mặt, cái kia hiện hữu; do cái này sanh, cái kia sanh…”Từ đó cũng có thể hiểu là do cái này không có mặt nên cái kia không có mặt, do cái này diệt nên cái kia diệt…Nói một cách dễ hiểu, mọi sự vật hiện tượng không bao giờ có thể tồn tại độc lập. Chúng luôn luôn có sự liên kết với nhau hoặc trực tiếp hay gián tiếp, gần hay xa. Cùng với giáo lý Duyên khởi, Đức Phật cũng dạy giáo lý nghiệp và nhân quả. Các giáo lý này bổ sung cho nhau giúp cho người học có thể hiểu được bản chất sự vật hiện tượng đang tồn tại bao gồm các loài vô tình và hữu tình.

Từ nguồn giáo lý quan trọng trên, chúng ta có thể khẳng định là Đức Phật đã thấy rõ quy luật tương sanh tương diệt nên đã sống bảo vệ thiên nhiên môi trường. Từ nhân bảo vệ môi trường dẫn đến kết quả môi trường trong sạch lành mạnh. Môi trường tốt ấy giúp cho đời sống của Tăng đoàn thanh thoát, nhẹ nhàng, an lạc từ thể chất đến tinh thần.

Không giết hại, không tàn phá môi sinh và biết tiêu thụ chánh niệm có điều độ là nền tảng đóng góp thiết thực vào việc bảo vệ môi trường.

Không giết hại, không tàn phá môi sinh và biết tiêu thụ chánh niệm có điều độ là nền tảng đóng góp thiết thực vào việc bảo vệ môi trường.

Bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống con người

Đức Phật từng khuyến khích các đệ tử chọn nơi thanh vắng trong lành mà cụ thể là các khu rừng cây mát mẻ để tu tập bởi vì nơi ấy giúp hành giả dễ đạt được chánh niệm, chánh định, giải thoát; các phiền não dễ đoạn trừ và dễ chứng đắc Niết-bàn an ổn vô thượng. Khu rừng cây mát mẻ trong lành thì ở đó cây cối phải phủ kín, xanh tươi và không bị chặt phá vô tổ chức.

Trong một bài kinh khác, Đức Phật dạy các đệ tử không được đổ những vật dư thừa lên cây cỏ hay nước vì làm như thế sẽ hại cây cỏ và làm ô nhiễm môi trường. Nói rộng ra, đổ rác bừa bãi làm mất vệ sinh nơi công cộng, xả chất thải chưa qua xử lý vào các sông biển…đều bị cấm theo điều dạy này. Như vậy, không những Đức Phật sống và dạy đệ tử không hủy hoại môi trường mà còn phải bảo vệ môi trường từ những việc nhỏ.

Để cụ thể việc bảo vệ môi trường, Đức Phật chế định các giới hay các điều đạo đức cho các đệ tử thực hành. Giới thứ nhất và giới thứ năm trong năm giới của người Phật tử diễn đạt rõ quan điểm của Đức Phật. Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã diễn giải theo ngôn ngữ hiện đại rất cụ thể rõ ràng. Giới thứ nhất là bảo vệ sự sống bao gồm môi sinh: “Ý thức được những khổ đau do sự giết hại gây ra, con nguyện thực tập nuôi dưỡng tuệ giác Tương tức và lòng Từ bi, để có thể bảo vệ sự sống của mọi người, của mọi loài và môi trường sống…” Giới thứ năm là giảm thiểu khổ đau do tiêu thụ quá nhiều gây ra. Tiêu thụ nhiều tất nhiên góp phần làm cạn kiệt và ô nhiễm môi trường. Giới ghi: “Ý thức được những khổ đau do sự tiêu thụ thiếu chánh niệm gây nên…con nguyện nhìn sâu vào tự tính tương quan, tương duyên của vạn vật để học tiêu thụ như thế nào mà duy trì được an vui trong thân tâm con, trong xã hội và trong môi trường sống.” Không giết hại, không tàn phá môi sinh và biết tiêu thụ chánh niệm có điều độ là nền tảng đóng góp thiết thực vào việc bảo vệ môi trường. Ngoài ra, khi thực hành các giới này cũng nên hiểu theo hướng tạo phước là phải biết nuôi dưỡng sự sống như phóng sanh, trồng cây xanh, chia sẻ bớt tài vật cho người bất hạnh thay vì tiêu thụ hoang phí…Sự thực hành ấy cũng đồng nghĩa với bảo vệ môi trường.

Nguyên tắc sống và cũng là lời dạy của Đức Phật đối với chúng đệ tử để có được đời sống an lạc là thiểu dục tri túc giản dị.

Nguyên tắc sống và cũng là lời dạy của Đức Phật đối với chúng đệ tử để có được đời sống an lạc là thiểu dục tri túc giản dị.

Ăn chay bảo vệ môi trường sinh thái

Ngược lại, ngày nay môi trường bị ô nhiễm trầm trọng do phần lớn con người tạo nhân phá hoại. Sự khai thác nguồn thiên nhiên quá mức để phục vụ nhu cầu hưởng thụ của con người làm cho môi trường bị hủy hoại. Từ khai thác năng lượng, chất đốt, chặt cây phá rừng cho đến việc thải ra các nguồn hóa chất ô nhiễm độc hại gây tàn phá hệ thực và động vật bao gồm con người. Môi trường bị tàn diệt nên khí hậu thay đổi theo chiều hướng bất thường, sức khỏe con người bị ảnh hưởng theo chiều hướng xấu. Hiện tượng bão lụt, nắng nóng bất thường, cá chết hàng loạt cũng là quả báo bất thiện của các nhân không bảo vệ môi trường mà ra. Kết quả ấy là do thái độ nhận thức yếu kém hay ích kỷ đối với môi trường và lối sống hưởng thụ của con người gây nên.

Hạnh thiểu dục tri túc, giản dị

Nguyên tắc sống và cũng là lời dạy của Đức Phật đối với chúng đệ tử để có được đời sống an lạc là thiểu dục tri túc giản dị (muốn ít biết đủ). Không kể những năm tháng tu khổ hạnh sử dụng quá ít phẩm vật, Đức Phật luôn luôn sống điều độ mà thuật ngữ Phật giáo gọi là trung đạo. Một ngày Đức Phật và chư Tăng chỉ ăn một bữa sau khi khất thực, y phục chỉ đủ che thân cho ấm khi mùa lạnh, chỗ ở thì đơn sơ không cố định. Đời sống giản dị, sống điều độ, không bị tham dục chi phối và hài lòng với những gì đang có làm cho Đức Phật và Tăng đoàn luôn an lạc và thảnh thơi. Sử ghi rằng: vào mùa hạ thứ 12 tại Veranja, vì nạn đói nên Phật và chư Tăng phải dùng thức ăn cho ngựa do một người tín chủ cúng dường. Một Đức Thế Tôn cao quý cùng chia sẻ sự khó khăn với dân chúng là bài học quý giá cho mọi người về cách sống giản dị, tiêu thụ điều độ và thích hợp với hoàn cảnh của Đức Phật.

Đức Phật đã thấy rõ quy luật tương sanh tương diệt nên đã sống bảo vệ thiên nhiên môi trường.

Đức Phật đã thấy rõ quy luật tương sanh tương diệt nên đã sống bảo vệ thiên nhiên môi trường.

108 điều bạn có thể làm được để bảo vệ môi trường sống

Ngày nay, đời sống vật chất rất đầy đủ nhưng con người chưa bao giờ thấy thỏa mãn. Nhằm đáp ứng nhu cầu tham dục, con người không ngừng khai thác và tàn phá thiên nhiên. Khi tiêu thụ nhiều đồng nghĩa xả thải cũng nhiều. Môi trường chịu đựng cách đối xử ngược đãi hai chiều lâu ngày thành ra bất kham. Hậu quả là sự báo động về ô nhiễm môi trường khắp nơi trên thế giới. Giáo lý “do cái này sanh, cái kia sanh” đã hiện hữu trước mắt mọi người nhưng không phải ai cũng ý thức để hiểu và thực hành. Một khi lòng tham vẫn hiện hữu, lối sống tiêu thụ xa hoa phung phí vẫn không giảm và hạt giống từ bi thương đồng loại rộng ra cho đến mọi loài chưa được nảy mầm phát triển trong mỗi con người thì những lời kêu gọi của một số cá nhân hay tổ chức vẫn còn là tiếng kêu lạc lõng. Những lời dạy của Đức Phật về bảo vệ môi trường vẫn còn nguyên giá trị nhưng sự thực hành giáo lý ấy vẫn còn xa vời với thế giới hưởng thụ ngày nay? Mong rằng lời dạy của Đức Thế Tôn được nhiều người biết đến và cùng thực hành để môi trường được cải thiện tốt hơn.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Đức Phật là người Thầy giáo vĩ đại

Đức Phật 12:00 20/11/2024

Bản chất của đạo Phật là một nền giáo dục trí tuệ nhân văn vĩ đại, đức Phật là người thầy giáo vĩ đại của nhân loại.

Đức Phật lịch sử

Đức Phật 08:45 20/11/2024

Đức Phật là bậc đạo sư của Phật giáo, tuy nhiên, không giống những vị giáo chủ các tôn giáo khác gắn liền phần tiểu sử của mình với những huyền ảo bí ẩn, cuộc đời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni có cả phần huyền sử và phần lịch sử.

Đức Phật đến với chúng ta

Đức Phật 09:12 05/11/2024

Chúng sinh hay hữu tình là những loài bị trói, không phải bởi một giây phiền não, mà cả trăm giây phiền não, cả ngàn giây phiền não, cả vô số vô biên giây phiền não.

Đức Phật: Nơi quy ngưỡng của tâm thức nhân loại

Đức Phật 11:05 28/10/2024

Trong muôn vàn những phát biểu trang trọng mà nhân loại trên hành tinh đã dành để bày tỏ lòng kính ngưỡng đối với Đức Phật, có hai nhận định quan trọng nói về cuộc đời giác ngộ của Ngài, có thể giúp chúng ta hiểu lý do vì sao Liên Hiệp Quốc quyết định chọn Vesak làm ngày kỷ niệm và tôn vinh Ngài.

Xem thêm