Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 28/05/2023, 12:45 PM

Giáo hội Tỳ Kheo của Đức Phật

Sự chứng đạt chân lý của Đức Phật và chân lý ấy được biểu hiện rõ ràng sinh động qua hình ảnh và nếp sống của Đức Phật, qua trí tuệ, đạo đức, tâm đại từ bi cũng như qua phương pháp khai thị của Ngài, nên chánh pháp tối thượng mà Đức Phật đã giác ngộ vẫn có thể tuyên bày.

Sau khi Đức Phật thành đạo, Ngài rất đắn đo là có nên đem giáo pháp truyền bá phổ độ chúng sinh hay không, bởi Ngài nhìn thấy rất rõ là cội rễ vô minh nơi con người rất sâu dày, khó nhận thấy được chân lý. Song chính sự chứng đạt chân lý của Đức Phật và chân lý ấy được biểu hiện rõ ràng sinh động qua hình ảnh và nếp sống của Đức Phật, qua trí tuệ, đạo đức, tâm đại từ bi cũng như qua phương pháp khai thị của Ngài, nên chánh pháp tối thượng mà Đức Phật đã giác ngộ vẫn có thể tuyên bày.

Nguồn gốc “Sa môn”

Như chúng ta đã biết, sau khi từ bỏ cung điện, vợ đẹp con thơ, bên dòng sông Anoma, Thái tử Tất Đạt Đa đã tự tay cắt bỏ râu tóc, đổi vương y để nhận bộ cà sa hoại sắc, để rồi từ đó Ngài đã trở thành một tu sĩ, một Sa môn. Và sau 6 năm khổ hạnh với một đời sống ẩn sĩ, kiên trì, nỗ lực tu tập, cuối cùng Ngài đã chứng ngộ, trở thành vị Đại Sa môn, sống đời phạm hạnh của một Sa môn và lãnh đạo giáo đoàn gồm những vị Sa môn.

Danh từ Sa môn (Samana) ở đây có thể hiểu là một tu sĩ, nó mang ý nghĩa là một người siêng làm điều thiện (cần giả), người dứt bỏ nghiệp ác (tức giả), người sống nghèo khổ (bần giả) không có gì là phục vụ cho riêng mình cả.

Vào thời Phật tại thế, hình ảnh vị Sa môn đã trở thành quá quen thuộc tại các quốc gia phía Nam và Đông Nam Ấn, nơi ghi đậm dấu chân Đức Phật trong những năm sinh trưởng, tu tập và hoằng pháp của Ngài, cũng là nơi mà hình ảnh các vị tu sĩ của nhiều giáo phái sống du phương khất thực xuất hiện. Có rất nhiều đoàn tu khất sĩ. Trong những cuộc chẩn tế được tổ chức ở các đô thị, người ta thường thấy hàng đoàn khất sĩ đủ mọi giáo phái, xen vào đó là nhiều thành phần lang thang vô gia cư trong xã hội trà trộn vào. Tuy nhiên các tu sĩ khất sĩ thường được phân biệt do thái độ ung dung, điềm đạm và phong cách thanh thoát. Những vị khất sĩ chân tu được mọi người tôn trọng gọi là Sa Môn, nghĩa là bậc tinh tấn trong đời sống tâm linh. Trong bối cảnh xã hội bấy giờ do Bà La môn là Sa môn Bà La môn, còn những vị tu sĩ khác thì chỉ gọi là Sa môn. Khi Đức Phật thành đạo, qua trí tuệ giác ngộ và sự nghiệp giáo hóa chúng sanh, Ngài trở thành một biểu tượng phạm hạnh giác ngộ giải thoát danh tiếng đương thời, do đó người ta gọi Ngài là bậc Đại Sa môn và gọi các tu sĩ đệ tử Ngài là Sa môn Thích tử. Còn bản thân các đệ tử tu sĩ của Đức Phật thì tự gọi mình là Tỷ Khưu hay Tỳ Kheo (Bhikkhu) nghĩa là tu sĩ, khất sĩ. Từ Tỳ kheo rất gần với từ Bí sô hay Bật sô (Bhiksu) có nghĩa là kẻ lang thang xin ăn, kẻ sống vô gia cư. Riêng cộng đồng những vị Tỳ kheo hay chỉ một nhóm Tỳ kheo thì được gọi là Giáo đoàn Tỳ kheo hay Tăng già Tỳ kheo (Bhkkhu Sangha).

Đức Phật biết tất cả là do đâu?

6

Những đệ tử của Đức Phật

Lịch sử Phật giáo ghi chép rằng, sau khi thành đạo, Đức Phật đã rời cội Bồ Đề ở Uruvelà, Ngài hướng về phía sông Hằng (Gange), rồi Ngài ngược dòng và vượt qua sông này để sang phía hữu ngạn, tại vườn Lộc Uyển (Vườn Nai, Magadàya), nhóm 5 vị Sa môn tôn giả Kiều Trần Như (Kodannà) đang tụ tập. Tại đây, hai tháng sau khi thành đạo, Đức Phật đã chuyển pháp luân đầu tiên trong thế gian này hóa độ 5 anh em Kiều Trần Như bằng một thời pháp căn bản và tối thượng. Đó là Tứ Thánh Đế, nhận định đời là khổ, nguyên nhân của khổ, sự diệt khổ và con đường diệt khổ. Đó là Trung đạo, con đường xa rời mọi cực đoan. Đó là Bát Chánh đạo, 8 phương pháp cần phải tu tập để đạt đến Niết bàn giải thoát. Đây cũng chính là bức thông điệp truyền đi tín hiệu giác ngộ giải thoát trong lịch sử hoằng pháp độ sanh của đấng đại giác.

Sau bài thuyết pháp đầu tiên này, tôn giả Kiều Trần Như đắc quả Dự Lưu (quả vị thứ nhất trong 4 Thánh quả) và cả 5 vị Tỳ kheo đều xin quy y Phật. 4 ngày liên tiếp sau đó, Đức Phật dạy Ngũ uẩn và Vô ngã, tất cả 5 vị đều đắc quả A La Hán là quả vị tối thượng trong hàng đệ tử Phật. Đây là 5 đệ tử đầu tiên xuất gia của Phật và đều đắc quả A La Hán. Đây là Giáo đoàn, Tăng già Phật giáo đầu tiên trong lịch sử Phật giáo trên thế giới, nó là cơ sở cho toàn bộ Giáo hội Phật giáo trên toàn thế giới sau này.

Tại Bồ đề Đạo tràng (Bodhigaya) khi Đức Phật vừa thành đạo, thì có 2 vị thương gia tên là Bạt Lê Ca (Bhallikà) và Đế Lê Phú Bà (Trupusha) dẫn đoàn xe chở hàng hóa đi ngang qua chỗ Đức Phật tọa thiền, trông thấy Đức Phật đang thiền định oai nghiêm đức hạnh, hai ông bèn dừng lại bên Đức Phật và xin được cúng dường lên Ngài một bữa cơm và mật. Đức Phật im lặng nhận lời và thuyết pháp cho hai ông này nghe. Sau khi được giáo hóa, hai ông liền xin quy y Phật và được Đức Phật chấp nhận. Như vậy, 2 ông Bạt Lê Ca và Đế Lê Phú Bà là hai vị cư sĩ đầu tiên quy y Phật. Về sau này, ông Bạt Lê Ca xin thọ giới Tỳ kheo, tu hành đắc quả A La Hán, còn ông Đế Lê Phú Bà vẫn là một cư sĩ thuần thành. Cũng cần nói thêm, trước đó, Đức Phật đã ban cho hai vị này một nắm tóc và họ đã giữ gìn rất kỹ như là một báu vật vô giá trên cõi đời này.

Sau khi hóa độ cho 5 Sa Môn trong nhóm ông Trần Kiều Như, cũng tại Vườn Lộc Uyển, Đức Phật đã tiếp một thanh niên tên là Da Xá (Yassa) con một trưởng giả ở Ba La Nại (Baranasì) khi người này bỏ nhà và vượt qua sông Ba La Na (Varana) tìm đến yết kiến, đảnh lễ Đức Phật. Da Xá vốn là một công tử nhà giàu vì đã quá chán chường cuộc sống phong lưu và không còn hứng thú gì với cảnh sống thế gian nữa. Tại đây Đức Phật đã thuyết giảng về Tứ Thánh Đế và đã hóa độ cho chàng thanh niên gặp nhiều may mắn này. Sau khi nghe pháp Tứ Thánh Đế, Da Xá đã giới thiệu và dẫn đường cho 4 bằng hữu của mình là Tỳ Ma La (Vimala), Tu Bà Hầu (Subàhu), Phú Lan Ca Na (Purnajit) và Già Bà Đạt Đế (Gavàmapati) đều thuộc hàng trưởng giả trong thành Ba La Nại đến xin quy y Đức Phật. Tại đây, học được nghe Đức Phật thuyết pháp và đều đắc quả A La Hán.

Đến lúc này, ngoài Đức Phật, Giáo đoàn của Đức Phật có được 10 vị A La Hán, nhưng chỉ trong một thời gian ngắn sau đó, cũng tại Ba La Nại, không chính xác là địa điểm nào, có lẽ cũng là ở vườn Lộc Uyển, Đức Phật độ thêm 50 vị nữa chứng quả A La Hán, những vị này đa số đều là bạn bè, thân thích của Tôn giả Du Xá hoặc là người thân của các vị A La Hán vừa đắc quả, tất cả đều từ các nước lân cận đến.

Nói về Tôn giả Da Xá, sau khi bỏ nhà ra đi, thì cả nhà vô cùng lo lắng, phụ thân Da Xá đã tìm đến vườn Lộc Uyển thì được Đức Phật giáo hóa bằng thời pháp Tứ Thánh Đế, ông liền xin quy y Tam Bảo (Phật, Pháp, Tăng). Sau khi quy y, ông thỉnh Đức Phật cùng chư Tăng đến nhà ông thọ trai, ngoài mục đích cúng dường, ông còn có ý muốn đưa con trai ông là Da Xá trở về nhà để vợ ông được nhìn thấy con trai yêu quý của mình.

Về việc này, Đức Phật im lặng (nhận lời). Khi đến nhà song thân của Tôn giả Da Xá, bữa cơm cúng dường được dọn lên tươm tất nhờ bàn tay khéo léo của thân mẫu Tôn giả. Nhân dịp này, Đức Phật đã thuyết pháp và mẹ của Tôn giả Da Xá đã quy y Tam bảo. Sự việc cả nhà Da Xá quy y làm đệ tử Đức Phật và đặc biệt là chàng thanh niên Da Xá, được xem là con trai cưng của một nhà trưởng giả, rất phong lưu lãng tử, bỗng dưng từ bỏ tất cả quyết chí tu hành, điều này đã trở thành một sự kiện thời sự nổi bật lúc bấy giờ, việc này đã khiến cho nhiều người phát tâm quy y Tam bảo.

Như chúng ta đã biết, cùng với hai thương gia Bạt Lê Ca và Đế Lê Phú Bà được xem là hai đệ tử tại gia đầu tiên của Đức Phật, thì sau khi quy y Tam bảo song thân của Tôn giả Da Xá trở thành bốn Phật tử tại gia đầu tiên trong giáo hội Đức Phật. Lúc bây giờ người nam sau khi quy y Tam bảo (Phật, Pháp, Tăng) thì được gọi là Ưu Bà Tắc, phía người nữ thì được gọi là Ưu Bà Di. Như vậy hai chúng Phật tử tại gia đình hình thành từ thuở sơ khai này và cũng bắt đầu từ đây sau sự việc này, Đức Phật cùng với Tăng đoàn đi khắp nơi giáo hóa. Trước tiên, Ngài hướng về thành Vương Xá, thủ phủ của vương quốc Ma Kiệt Đà. Trên đường đi Ngài đã độ cho 3 vị Bà La Môn thờ thần lửa, đó là ba anh em ông Ca Diếp, người huynh trưởng tên là Ưu Lâu Tần Loa Ca Diếp, hai người còn lại là Na Đề Ca Diếp và Già Da Ca Diếp. Sau khi nghe Phật thuyết pháp, cả ba đều rất hoan hỷ vui mừng xin theo làm đệ tử Đức Phật. Đặc biệt là 3 vị Bà La Môn còn có 1000 đồ chúng cũng được Đức Phật hóa độ. Chính vì vậy mà giáo đoàn Đức Phật lúc này rất đông đúc.

Khi Đức Phật cùng đoàn tăng chúng đến thành Vương Xá, thì vua Tần Bà Sa La, quốc vương nước Ma Kiệt Đà, rất lấy làm lạ, từ trên lầu gác cao hoàng thành nhìn xuống, nhà vua trông thấy một vị Sa Môn oai nghi đỉnh đạc, phong thái giải thoát vô cùng, đang ở ngoài thành cùng với rất nhiều môn đệ, vì cách không xa lắm nên vua Tần Bà Sa La nhận ra trong đoàn tăng chúng này có nhiều vị Sa Môn rất nổi danh mà trước đây nhà vua từng biết họ. Tần Bà Sa La vừa thán phục, vừa hiếu kỳ, nên đã đến cho người mời Đức Phật cùng đoàn Tỳ kheo đệ tử Ngài vào thành độ trai. Tại hoàng cung, Đức Phật đã tự xưng là bậc giác ngộ, là Phật. Đến lúc này thì vua Tần Bà Sa La mới nhận ra vị đại Sa Môn tự xưng mình là Phật, chính là Thái tử Tất Đạt Đa, con vua Tịnh Phạn ở Ca Tỳ La Vệ, là vị tu khổ hạnh mà nhà vua đã một lần yết kiến tại núi Linh Thứu và được hứa sẽ trở lại gặp mình (nhà vua) sau khi chứng đạo. Nay Tần Bà Sa La gặp lại Đức Phật, nghe được pháp, được tham vấn đủ các mặt kiến thức. Nhà vua rất khâm phục đem lòng ngưỡng mộ Đức Phật, liền xin quy y và dâng cúng toàn bộ cánh rừng Trúc Lâm cho giáo hội, đồng thời ngay sau đó, vua Tần Bà Sa La đã sai trưởng giả Ca Lan Đà xây dựng Tịnh Vương xá và Tịnh xá Linh Thứu ở núi Kỳ Xà Quật để cúng dường Đức Phật và tăng chúng làm nơi an cư và thuyết pháp. Có thể nói đây là trú xứ đầu tiên, mở đầu một giai đoạn mới, một khởi đầu của việc cư trú có tính cách định cư, khác với lối sống lang thang của đoàn Sa Môn lúc bấy giờ.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Đức Phật: Nơi quy ngưỡng của tâm thức nhân loại

Đức Phật 11:05 28/10/2024

Trong muôn vàn những phát biểu trang trọng mà nhân loại trên hành tinh đã dành để bày tỏ lòng kính ngưỡng đối với Đức Phật, có hai nhận định quan trọng nói về cuộc đời giác ngộ của Ngài, có thể giúp chúng ta hiểu lý do vì sao Liên Hiệp Quốc quyết định chọn Vesak làm ngày kỷ niệm và tôn vinh Ngài.

Cuộc đời Tôn giả Mahã Kassapa qua kinh tạng Nikãya

Đức Phật 09:00 11/10/2024

Từ khi chào đời cho đến lúc nhập diệt, Ngài luôn sống trong thanh tịnh, hoàn thành chí nguyện xuất gia cũng như lối sống phạm hạnh đầu đà của mình.

Những đức tánh của Phật

Đức Phật 17:40 02/10/2024

Luận Nhiếp đại thừa viết: Đức tánh của Phật đà có 7 thứ mà ai niệm Phật cũng phải tưởng niệm những đức tánh ấy.

Bốn loại biện tài của Phật

Đức Phật 11:20 24/09/2024

Biện tài của Phật vô ngại, đó là đạt đến cứu cánh viên mãn. Trên Kinh, Phật vì chúng ta giải thích biện tài có 4 loại: Nghĩa, Pháp, Từ vô ngại, Lạc thuyết.

Xem thêm