Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 25/05/2023, 07:07 AM

Vì sao Đức Phật được gọi là đại y vương?

Trong đời quá khứ, lúc đức Phật còn hành Bồ Tát đạo, đã có nguyện từ bi cứu thế rất thâm sâu.

Empty

Ngài thấy con người trên thế gian bị tâm bệnh rất nặng, như thể đó là một cơn bệnh dịch lan tràn, ai cũng mắc phải, chỉ khác nhau ở chỗ nặng hay nhẹ mà thôi. Trị tâm bệnh thì cũng khó khăn như trị cái đau đớn của thân xác vậy. Trên thủa ruộng dất tâm của rất nhiều người, cần phải nhổ tận rễ của căn bệnh, rồi gieo xuống những hạt giống thiện lành mới. Muốn làm như thế, trước hết phải làm sao cho mỗi người phát lòng tin. Vì chúng sinh nào cũng mắc phải hai chứng bệnh rất ngặt nghèo là ngã kiến và ngã chấp, ai cũng thương và tiếc thân mạng của mình, cho nên muốn trị tâm bệnh, phải tùy bệnh mà cho thuốc.

Ðức Phật đã phát đại nguyện như sau:

– Nguyện tôi ở lâu dài trên thế gian để trị hai căn bệnh lớn là tâm và thân bệnh cho chúng sinh, làm vua thuốc cho họ, khiến tất cả các loại bệnh đều được chữa lành.

Có một quốc gia nọ, vua tên là Ma Hy Tư Na, thống lãnh một cõi nước to rộng, gồm tám vạn bốn ngàn toà thành lớn. Vua trị quốc rất anh minh, việc nước không bao giờ rối loạn, nên danh tiếng lẫy lừng và được dân chúng rất tôn sùng. Hoàng hậu cũng mà một người phụ nữ tốt bụng, hiền thục, thông minh và thương dân. Bồ tát vì thế mà chọn nhà của vua Ma Hy Tư mà thác sinh.

Có điều kỳ lạ là, lúc hoàng hậu mang thai, tuy trước đó không biết chút gì về y thuật, nay bỗng có tài chữa bệnh cho người khác. Cách chữa bệnh của bà cũng rất đặc biệt, bà không cần dùng thuốc, chỉ cần dùng tay xoa vuốt lên chỗ đau của người bệnh là bệnh tức khắc lành lặn. Vì thế trong hoàng cung, bất kỳ ai dẫu lâm phải một chứng bệnh nguy kịch đến đâu, thầy thuốc bó tay, trăm phương nghìn thuốc đều vô hiệu chỉ còn chờ thần chết, thì đến cầu cứu hoàng hậu, không ai là không được chữa lành.

Vì thế, chuyện hoàng hậu ra tay trừ bệnh đã thành một giai thoại lưu truyền một thời. Khi hoàng tử mới sinh ra đã biết nói, mà nói những gì ?

– Ta không có sở trường nào khác, chỉ biết chữa bệnh. Ai có bệnh hãy mau đến nơi này, ta sẽ chữa cho.

Nói xong câu này, hoàng tử trở lại giống tất cả các hài nhi khác, không biết nói câu nào nữa. Chư thiên và quỷ thần trên thế giới cũng bí mật loan tin này ra, chỉ dẫn cho người trong lúc họ nằm mộng, bảo rằng vua mới sinh được một vị đại y vương, ai có bệnh cứ đến xin chữa.

Một vị thầy thuốc khi khám bệnh xong, nhất định phải cho thuốc uống, chỉ có đại y vương chữa bệnh mới không bắt người ta uống thuốc. Người nào có bệnh, chỉ cần tiếp cận với hoàng tử là tự nhiên lành bệnh. Chỉ cần có ngón tay của hoàng tử chạm đến là người mù thấy được, người điếc nghe được và người què đi được.

Chuyện hoàng tử dùng ngón tay trị bệnh cho tất cả mọi người được loan truyền đi trong toàn quốc. Từ đó, hoàng tử được đặt tên là “Nhân Dược” (người thuốc). Có người còn bán tín bán nghi, hoàng tử bèn gọi những ai có bệnh hãy lần lượt đến chữa. Ngoài dùng bàn tay để trị bệnh, hoàng tử còn dùng thân nữa. Chỉ cần được hoàng tử chạm đến là bệnh cũng được lành ngay. Bệnh tật dù có nguy kịch tới đâu hoàng tử cũng trị được, làm cho mọi người được an ổn, hết khổ được vui, danh tiếng truyền xa, nên người nào ở đâu hễ có bệnh là đến xin chữa.

Hoàng cung từ trước vốn là nơi nghiêm cấm, bỗng trở nên không khác gì một cái chợ hay một bệnh viện! Nhân Dược hoàng tử sinh xuống nhân gian chữa bệnh được chừng mười năm, trị cho không biết bao nhiêu người rồi. Ðại nguyện trị bệnh của ngài đã hoàn mãn, nay ngài phải hóa thân đi nơi khác. Mọi người nghe tin, bỗng như những đứa con mồ côi, không ai là không khóc thương bi thảm, họ nói từ nay về sau sẽ không còn ai chữa bệnh khổ cho họ.

– Tuy Nhân Dược hoàng tử không còn ở với chúng ta nữa nhưng di cốt của ngài vẫn còn đây, chắc chắn di cốt của ngài cũng có năng lực chữa bệnh cho chúng ta được! 

– Một người tương đối có trí huệ nhất nói.

Họ tìm được di cốt của hoàng tử bèn lấy lửa đốt, nghiền thành phấn, người có bệnh chỉ cần lấy chút phấn ấy chấm vào chỗ đau cũng được lành bệnh như trước. Vật gì dùng mãi cũng có ngày hết, phấn thuốc nói trên cũng vậy. Người bị bệnh trở lại bèn đi đến chỗ di cốt hoàng tử bị thiêu và nghiền thành phấn, trong đầu chỉ niệm qua tên ngài là bệnh cũng được lành, vì vậy trong phạm vi ấy, người nào xa hay gần, cứ niệm đến tên ngài là hết bệnh.

Nhân Dược hoàng tử nay đã thành đạo, chính là Ðại Y Vương Thích Ca Mâu Ni Phật vậy!

Trích “Phật Giáo Cố Sự Đại Toàn”

Việt Dịch: Diệu Hạnh Giao Trinh

 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Sát na là gì? Sát na được tính như thế nào?

Kiến thức 17:08 24/11/2024

Trong “Kinh Hoa Nghiêm” nói với chúng ta, thời gian tồn tại của tất cả hiện tượng này là “khoảng sát na”. Trên “Kinh Nhân Vương” nói với chúng ta, một khảy móng tay có 60 sát na, một sát na có 900 lần sanh diệt.

Giải thích các cõi trong lục đạo

Kiến thức 16:00 24/11/2024

Ðức Phật đã bảo thế-giới của chúng ta đang ở có ngũ thú là: Ðịa-ngục, Ngạ-quỷ, Bàng-sanh, Nhơn và Thiên. Các loài hữu-tình do tạo nghiệp lành nên được sanh về thiện thú, và bởi gây nhân dữ nên bị đọa vào ác đạo. Nhân duyên ấy như thế nào?

Sự cúng dường ý nghĩa nhất là gì?

Kiến thức 15:37 24/11/2024

Trong xã hội ngày nay, với nhiều biến loạn và nhiễu nhương, những người phát tâm học Phật chân chính cần phải có một nhận thức sáng suốt. Trong nhà Phật thường nói: “Muôn việc bỏ lại đời, chỉ có nghiệp theo thân”.

Tứ ân là gì?

Kiến thức 14:50 24/11/2024

Tứ ân hay Tứ trọng ân là một trong những giáo lý quan trọng của Phật giáo. Người Phật tử, vâng lời Phật dạy, luôn nêu cao tinh thần tri ân và báo ân trong đời sống tu tập hàng ngày.

Xem thêm