Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 27/12/2022, 14:37 PM

Giây phút hiện tại nhiệm mầu

Nếu như tất cả những hình tướng đều rồi sẽ mang lại sự bất toại nguyện, thì những gì làm nên giây phút hiện tại này cũng sẽ như vậy. Nhưng rồi ta cũng có thể đặt thêm một câu hỏi tiếp, là nếu như giây phút hiện tại này không nhiệm mầu, thì ta có mặt với nó để làm gì?

Khi ta thấy rõ được sự vô thường của những cảm giác ở thân và tâm, nó sẽ phá tan hết những ảo mộng, và từ đó những dính mắc của ta sẽ hoàn toàn tắt ngấm.

Khi ta thấy rõ được sự vô thường của những cảm giác ở thân và tâm, nó sẽ phá tan hết những ảo mộng, và từ đó những dính mắc của ta sẽ hoàn toàn tắt ngấm.

Ta cũng nên nhớ rằng có sự khác biệt giữa "Giây phút hiện tại này thật nhiệm mầu" và "Thật nhiệm mầu khi ta có mặt trong giây phút hiện tại này." Đây không phải là một lối chơi chữ. Câu thứ nhất, "Giây phút hiện tại này thật nhiệm mầu", có ý nói rằng, những cảm giácthuần tuý xảy ra trong giây phút hiện tại tự chúng có chút tính chất kỳ diệu. Và, câu thứ nhì, "Thật nhiệm mầu khi ta có mặt trong giây phút hiện tại," nói rằng, khi ta có mặt trong giây phút hiện tại, là ta có khả năng thoát ra khỏi những phiền não do sự nắm bắt vào những cảm giác ấy.

Thật ra, đức Phật có trình bày rất rõ về lý do chúng ta cần thực tập chánh niệm: để nhận diện và loại trừ đi cái nguyên nhân của khổ đau. Nguyên nhân ấy chính là sự tham ái. Khi nguyên nhân ấy vắng mặt thì khổ đau sẽ không thể sinh lên. Và chừng ấy, trong kinh viết, ta sẽ kinh nghiệm được một loại hạnh phúc mà không có chút tì vết gì của sự lo âu. Nhưng không phải bởi vì hình sắc và âm thanh chung quanh ta chúng đột nhiên trở nên trường cửu, kỳ diệu, và là của ta. Mà thật ra, những cảm nhận ấy tạm thời chấm dứt, và tâm thức ta tiếp xúcđược với một đối tượng rất siêu phàm gọi là "niết bàn," một yếu tố không còn bị điều kiện chi phối. Và mặc dù đó là một đối tượng của tâm thức, nhưng niết bàn, trạng thái an lạc cao tột nhất, không hề là một hành (formation). Nó là vô hành và bất biến. Vì vậy giây phút hiện tại nhiệm mầu là vì chỉ có trong chính giây phút này, ta mới có thể chứng nghiệm được niết bàn – hoàn toàn giải thoát ra khỏi mọi khổ đau.

Không có một nơi nào đức Phật lại chủ trương thực tập chánh niệm với mục đích để ta có thể vui hưởng làn nước xà phòng ấm, hoặc thấy được một bình trà bằng đồng sáng chói... Mà ngược lại, Ngài còn gọi đó là mê vọng (vipallasa) khi ta chấp những gì là không thường và cho đó là có giá trị và tốt đẹp.

Nhưng những cảm nhận ở cảm giác có thể là vui thích được không? Có chứ, nhưng sự vui thích ấy không phải là một nguồn hạnh phúc bất tận nhưng chúng ta vẫn hằng tưởng. Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta thường chấp vào những cảm giác tốt đẹp, cho rằng chúng vững chắc và tương đối lâu dài. Trong khi thật ra chúng chỉ là những rung động không bền và tan rã vừa khi mới vừa hình thành. Cũng giống như loại kẹo bông gòn nó tan ra ngay trước khi ta kịp cắn răng vào, những thú vui ấy không bền vững đủ để duy trì cho ta một niềm hạnh phúc.

Nhưng vì sự mê hoặc che đậy lý vô thường, nên chúng ta phản ứng lại bằng những sự nắm bắt và xua đuổi. Và chính hành động níu kéo đó làm tâm ta bất an. Bạn có để ý thấy rằng sự ước ao, mong đợi bao giờ cũng tạo nên trong ta một nỗi đau không? Và hơn nữa, sự khát khao ấy là hoàn toàn vô ích. Vì dù có cố nắm bắt bao nhiêu đi chăng nữa, ta cũng không thể kéo dài thêm niềm vui ấy, cho dù chỉ trong một sát-na. Và những cảm giác khó chịu cũng giống y như vậy, chúng cũng sẽ qua đi trong giây phút. Nhưng khi ta chống cự lại, nỗi đau sẽ tăng lên gấp đôi. Nó cũng giống như khi ta cố gắng lấy một cây gai trong chân ra bằng cách dùng một cây gai thứ hai đâm vào da thịt mình. Nếu như ta có thể buông bỏ được, tâm ta sẽ không phải chịu khổ đau.

Đức Phật khám phá ra rằng một tâm hạnh phúc nhất là tâm không bị dính mắc. Đây là một niềm hạnh phúc rất sâu sắc, khác hẳn với những gì chúng ta vẫn thường biết. Khi có người hỏi, làm sao ta có thể tìm thấy niềm hỷ lạc ở nơi niết bàn, trong khi nơi ấy không còn có sắc tướng hay âm thanh đẹp đẽ gì nữa, ngài Xá Lợi Phất đáp: "Không có cảm xúc tự chính nó là hạnh phúc." Ý ngài nói rằng, không có một thú vui nào có thể so sánh được với niềm hỷ lạc này. Trong kinh ghi, "Những gì người đời cho là hạnh phúc, bậc giác ngộ cho là khổ đau..." (Dvayatanupassana Sutta.) Và đây không phải là một quan điểm mới, mà nó chính là một thực tại tuyệt đối.

Mặc dù mới nghe thì có vẽ như rất mâu thuẫn, nhưng ta chỉ có thể tìm thấy một hạnh phúc chân thật, khi trước hết ta hiểu được rằng, giây phút hiện tại của thân và tâm là bất toại nguyện. Bằng một tiến trình qua những tầng lớp của tuệ giác, mà ta có thể dần dà buông bỏ được hết mọi dính mắc, nguyên nhân của những phiền não. Khi ta thấy rõ được sự vô thường của những cảm giác ở thân và tâm, nó sẽ phá tan hết những ảo mộng, và từ đó những dính mắc của ta sẽ hoàn toàn tắt ngấm. Và ngay lúc đó, một chân hạnh phúc sẽ tự nhiên hiển lộ. Nhưng nếu ta cứ bận rộn đi tìm kiếm thêm những cái đẹp trong ngay chính thanh và sắc thì làm sao ta có thể nhìn thấy rõ chân tướng của chúng được?

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Cách ăn chay tốt cho sức khỏe tim mạch

Sống an vui 16:50 22/11/2024

Chế độ ăn chay có thể tốt cho huyết áp, cải thiện mức cholesterol và duy trì cân nặng khỏe mạnh, tất cả đều giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Tuy nhiên, nên biết cách ăn chay phù hợp để mang lại những lợi ích sức khỏe.

Những cảnh giới cao nhất

Sống an vui 13:15 22/11/2024

Cảnh giới cao nhất của sự nghiệp, của kỷ luật, của tình bạn, tình yêu và cảnh giới cao nhất trong sinh mạng con người là gì, bạn có biết không?

Buông xả những nỗi lo âu

Sống an vui 11:00 22/11/2024

Ta hay nhân danh sự bận rộn, bổn phận, trách nhiệm để cho phép mình rời bỏ chính mình bất cứ lúc nào. Khi thức dậy là ta đã bắt đầu phóng tâm đi lang thang bên ngoài, tìm kiếm cái này, nắm bắt cái kia.

Học chim làm tổ

Sống an vui 07:30 22/11/2024

Nhìn những chú chim cần mẫn siêng năng tước từng cọng cây, ngọn lá về đan tổ, chúng ta học được rất nhiều đạo lý.

Xem thêm