Giữ gìn khẩu nghiệp sẽ được quả báo tốt đẹp gì?
Nếu không nói dối, tất được tám pháp hàng chư thiên hằng khen ngợi. Nếu không nói đôi chiều tất được năm pháp không thể hoại. Và nếu không nói lời thô ác, tất được thành tựu tám pháp tịnh nghiệp.
Nầy Long-vương! Nếu không nói dối, tất được tám pháp hàng chư thiên hằng khen ngợi. Tám pháp ấy là:
1. Miệng thường thơm sạch, có mùi hương Ưu-Bát-La.
2. Ðược tất cả thế gian tin phục.
3. Lời nói có chứng thật, trời người kính mến.
4. Hằng dùng ái ngữ an ủi chúng-sanh.
5. Ba nghiệp thanh tịnh, được sự vui xứng ý.
6. Lời không lầm lỗi, tâm thường an vui.
7. Lời nói tôn trọng, trời người tuân hành.
8. Trí huệ thù thắng, không ai chế phục được.
Ðó là tám pháp. Nếu đem công đức ấy hồi hướng quả Vô-thượng-bồ-đề, về sau khi thành Phật, sẽ được chân thật ngữ của Như-Lai.
25 lời dạy về cách nói để tránh khẩu nghiệp
- Nầy Long-vương! Nếu không nói đôi chiều tất được năm pháp không thể hoại. Năm pháp ấy là:
1. Ðược thân bất hoại, người không thể hại.
2. Ðược quyến thuộc bất hoại, người không thể phá.
3. Ðược lòng tin bất hoại, sự tu hành kiên cố.
4. Ðược thiện tri thức bất hoại, không dối gạt nhau.
Ðó là năm pháp. Nếu đem công đức ấy hồi hướng quả Vô-thượng-bồ-đề, về sau khi thành Phật, sẽ được quyến thuộc chân chánh, các ma ngoại-đạo không thể phá hoại.
- Nầy Long-vương! Nếu không nói lời thô ác, tất được thành tựu tám pháp tịnh nghiệp. Tám pháp ấy là:
1. Lời nói không trái độ.
2. Lời nói có lợi ích.
3. Lời nói khế lý.
4. Lời nói êm đẹp.
5. Lời nói được vâng thuận.
6. Lời nói được tin dùng.
7. Lời nói không ai chê.
8. Lời nói được mọi người ưa thích.
Ðó là tám pháp. Nếu đem công đức ấy hồi hướng quả Vô-thượng-bồ-đề, về sau khi thành Phật, sẽ được đầy đủ tướng Phạm âm của Như-Lai.
- Nầy Long-vương! Nếu không nói thêu dệt, tất được thành tựu ba pháp quyết định: Ba pháp ấy là:
1. Quyết định được người trí yêu mến.
2. Quyết định có thể dùng trí như thật để hỏi đáp.
3. Quyết định có oai đức tối thắng trong hàng nhơn thiên.
Ðó là ba pháp. Nếu đem công đức ấy hồi hướng quả Vô-thượng-bồ-đề, về sau khi thành Phật, sẽ được thọ ký không hư dối của Như-Lai.
Giữ được khẩu nghiệp, thành Phật một nửa
Trích Phật Học Tinh Yếu.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Thế nào là viên tịch, tân viên tịch và thuận tịch?
Kiến thức 09:00 25/12/2024Nhân có học Tăng, khi đọc bài viết bàn về chữ "Tân viên tịch" không hiểu chắc là nói như vậy đúng hay sai....Chúng tôi cũng thấy cần nói rõ.
Luân hồi trong thần chú Lăng Nghiêm: Năng lực thần chú
Kiến thức 08:46 25/12/2024Thần chú Thủ Lăng Nghiêm còn gọi là Phật Đỉnh Quang Minh Ma Ha Tát Đát Đa Bát Đát Ra hay Bạch Tán Cái tức chỉ cho cái thể dụng rộng lớn của bản lai tự tánh. Bạch là trí tuệ. Tán cái là lòng từ bao la rộng lớn.
Đại sư, Pháp sư, Thái sư nghĩa là gì?
Kiến thức 20:26 24/12/2024Đại sư, Pháp sư, Thái sư là những danh từ chúng ta thường gặp trong các sách về Phật giáo, Đạo giáo và lịch sử.
Thần chú Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni (bản tiếng Việt)
Kiến thức 10:00 24/12/2024Thần chú Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni còn gọi là Tối Thắng Phật Đảnh Thần Chú, được đức Thế Tôn thuyết trong kinh Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni. Thần chú này rất mầu nhiệm, oai lực bất khả tư nghì, độ thoát chúng sinh trong sáu đạo luân hồi và lần lượt đều được chứng quả giải thoát.
Xem thêm