Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 09/02/2021, 08:33 AM

Lời Phật dạy quả báo tạo khẩu nghiệp chửi rủa chư Tăng

Tâm từ bi của Đức Phật chỉ nghĩ đến việc lợi ích chúng sinh, không có thời khắc nào là không quan hoài đến sự khổ đau hay sung sướng của tất cả hữu tình.

Hai bên bờ sông Thắng Huệ của thành Quảng Nghiêm là nơi sinh sống của rất nhiều dân chài lưới. Mỗi ngày họ đều đến sông Thắng Huệ đánh cá, đời sống trôi qua rất đầy đủ và thư thái.

Sông Thắng Huệ giáp ngay biển lớn, và trong lòng biển có đủ loại cá lớn nhỏ, con số vô tận, nhiều không sao tính đếm nổi. Số cá câu hay lưới được từ dòng sông này hầu như nuôi sống được nguyên cả thành Quảng Nghiêm.

Bình thường, trời vừa lờ mờ sáng là cứ hai, ba chục người đánh cá họp nhau thành một đoàn, đem lưới nhỏ lên thuyền ra khơi đánh cá.

Từ khi nhờ con sông này mà sinh sống, cho đến bây giờ, ngày nào họ cũng mang về những mẻ lưới phong phú, chưa lần nào trở về tay không.

Gặp những ngày hội, ngày lễ lớn cần phải cung cấp nhiều cá hơn, ngư dân bèn ôm lưới to và cứ sáu, bảy chục người lập thành đoàn cùng nhau ra khơi quăng lưới, lưới to thì đương nhiên bắt được nhiều cá hơn, thế mà trong những ngày lễ lược tưng bừng ấy số cá mang về đều bị mua sạch không còn một con.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Từ vụ 'Thích Tâm Phúc' nghĩ đến tội phỉ báng Tam bảo

Có một hôm, cũng nhằm lễ lớn tại Quảng Nghiêm thành, người mua cá đặc biệt đông. Trời chưa sáng mà dân xóm chài bên bờ sông Thắng Huệ đã mang lưới to lưới nhỏ ra giữa lòng sông. Lưới nhỏ tương đối dễ giăng, nên chẳng mấy chốc đã vớt được không biết bao nhiêu là cá, rùa, ba ba v.. . đủ loại, đổ lên bờ chồng chất như một hòn núi nhỏ.

Đúng lúc ấy có một con cá Ma Yết khổng lồ đang ngủ trong lòng biển rộng, lúc thủy triều dâng lên nó bị cuốn trôi vào sông Thắng Huệ. Có lẽ mệnh số đã định sẵn, nên chỉ một cơn sóng nước dội tới là nó đã nằm gọn trong lưới, khi giật mình tỉnh giấc, có vẫy vùng dẫy dụa mấy đi nữa cũng không thoát được mạng lưới trói buộc kia.

Con cá này rất to và sức nó rất mạnh, phải có rất nhiều người hợp lực để kéo lưới, thế mà đã không những không lôi được cá lên bờ mà còn bị cá kéo ngược lại ra biển.

Người trên thuyền đánh cá hô hoán lên cầu cứu. Khi ấy, có rất nhiều người đang đứng xung quanh núi cá trên bờ, đột nhiên nghe tiếng cầu cứu họ giật mình kinh hoàng, thấy đồng bạn đang gặp cảnh nguy khốn, không suy nghĩ gì nữa, tất cả đều ùn ùn nhẩy xuống nước giúp kéo lưới một tay.

Phải có cái sức mạnh như trâu như cọp ấy họ mới kéo được con cá khổng lồ kia lên bãi cát. Để được như thế, tuy có rất nhiều người bị thương chảy máu, mạng lưới bị rách nhiều chỗ, nhưng cũng may không có người nào bị tổn hại đến sinh mệnh.

Chưa ai từng thấy hay nghe nói tới một con cá khổng lồ như thế, kể cả những người đánh cá lớn tuổi. Nhưng kỳ quái hơn nữa là trên đầu của con cá này có nhiều cái đầu nhỏ mọc lên, mà những cái đầu nhỏ này lại không giống nhau: có cái giống đầu chó, có cái giống đầu ngựa, đầu bò, đầu mèo, đầu lợn, đầu voi, quái đản lạ lùng khiến những người đứng nhìn đều phải trố mắt kinh ngạc.

Tin có một con cá lạ bị bắt lan truyền ra khắp cả thành Quảng Nghiêm, khiến có thêm vô số người hiếu kỳ chạy tới xem, ai nấy đều thấy đó là một việc chưa từng có.

Tâm từ bi của Đức Phật chỉ nghĩ đến việc lợi ích chúng sinh, không có thời khắc nào là không quan hoài đến sự khổ đau hay sung sướng của tất cả hữu tình. Lúc ấy Ngài cũng đang ngụ trong thành Quảng Nghiêm, biết là con Ma Yết Ngư nọ đang gặp nạn, do vì trong tiền kiếp nó đã từng gieo trồng thiện căn và cũng có nhân duyên với Phật nên Đức Phật cùng A Nan và các tỳ kheo đồng đến bên bờ sông Thắng Huệ.

Tâm từ bi của Đức Phật chỉ nghĩ đến việc lợi ích chúng sinh, không có thời khắc nào là không quan hoài đến sự khổ đau hay sung sướng của tất cả hữu tình.

Tâm từ bi của Đức Phật chỉ nghĩ đến việc lợi ích chúng sinh, không có thời khắc nào là không quan hoài đến sự khổ đau hay sung sướng của tất cả hữu tình.

Khẩu nghiệp là nghiệp nặng nhất đời người

Dân chúng từ mọi nơi kéo đến xem cá, thấy Đức Phật quang lâm, bèn vội đến đón rước Ngài và dạt ra một bên nhường đường cho Ngài đến gần con cá Ma Yết. Cá đang nằm trên bãi cát, giương hai con mắt vĩ đại lên nhìn Đức Phật, Ngài lân mẫn đưa bàn tay ra vỗ đầu nó và hỏi:

– Ngươi có phải là Kiếp Tỷ La không?

Nghe Đức Phật hỏi như thế, kỳ lạ thay, con Ma Yết Ngư biết trả lời rằng:

– Thưa vâng, bạch Thế Tôn! Con chính là Kiếp Tỷ La đây!

Đức Phật tiếp tục hỏi:

– Ngươi biết ác nghiệp đã tạo trong quá khứ chăng? Ai là người xui giục ngươi tạo tội để kiếp này phải chịu quả báo vậy?

– Con đã hiểu rằng quả báo khổ ngày hôm nay hoàn toàn do chính con tạo nên trong kiếp trước. Chỉ vì mẹ con không tốt nên đã khiến cho con tạo nghiệp.

Con cá Ma Yết nói một cách đau khổ, hai giọt lệ lớn từ mắt nó lăn xuống.

Những người đứng xem xung quanh thấy như thế, vừa quái lạ vừa cảm động. Sau đó, họ nghe giọng từ bi của Đức Phật:

– Bây giờ mẹ ngươi đã bị đọa xuống địa ngục chịu khổ, còn ngươi thì đầu thai làm cá trong đường súc sinh. Ngươi có biết chết rồi ngươi sẽ sinh về đâu không?

– Thế Tôn từ bi! Xin Ngài cứu con với, vì hết thân cá này rồi con sẽ đọa địa ngục.

Nước mắt nhoè nhoẹt, cá Ma Yết nhìn Đức Phật khẩn khoản cầu cứu, hai con mắt to như hai hạt đậu như mong chờ bàn tay cứu độ của Đức Phật.

– Bây giờ ngươi sinh làm thân cá, không có cách nào cải đổi tình thế được. Ta chỉ còn cách là thuyết cho ngươi nghe ba câu Pháp, ngươi hãy cố ghi nhớ cho thật kỹ thì có thể siêu thăng: tất cả các hành đều vô thường, tất cả các pháp đều vô ngã và Niết Bàn là tịch tĩnh. Đó gọi là Tam Pháp Ấn.

Nghe lời đối thoại giữa Đức Phật và cá Yết Ma như thế mọi người đều lấy làm lạ, làm sao mà con cá này có thể nói tiếng người? Lại còn có thể nhớ lại chuyện kiếp trước nữa?

Đức Phật là bậc đại Thánh nên biết rõ tâm ý của đại chúng, Ngài giảng cho họ nghe nhân duyên quá khứ:

Trong một kiếp xa xưa, thời Ca Diếp Như Lai còn tại thế, có một vị đại Bà La Môn, tên gọi là Kiếp Tỷ La Thiết Nạ Ông này học vấn uyên bác, biện tài siêu việt, mỗi lần ông tham dự đại hội biện luận nào là đều thắng tất cả mọi người, một mình chiếm ngôi thủ tọa.

Mỗi lần như thế các nước khác phái đến rất nhiều luận sư nhưng không ai qua được mặt ông, điều đó khiến nhà vua rất đẹp lòng và thưởng cho ông vô số châu báu.

Về sau, Kiếp Tỷ La Thiết Na lấy vợ sinh con, cũng đặt tên cho con trai là Kiếp Tỷ La. Cậu bé này sinh ra rất xinh xắn, kháu khỉnh. Lớn lên, nhờ cha dạy dỗ nên cậu cũng có học vấn uyên thâm, biện tài cao cường, so với cha có phần tinh nhuệ hơn, thông minh hơn. Vì thế, cha cậu đem 500 vị đồ đệ của mình giao cho cậu dạy dỗ, còn ông thì chu du các nơi, và thân cận với đệ tử của Phật. Cuối cùng, tuổi già lâm bệnh ông bèn quay về nhà, lúc gần tạ thế ông gọi con đến dặn dò:

– Cha đã biết rằng học vấn và biện tài của con có thể thắng tất cả mọi người, nhưng ta muốn nói với con rằng, tuyệt đối không được biện luận với đệ tử của Đức Phật, vì cái học của các vị ấy là chân lý siêu việt thế gian. Nếu con biện luận với họ chắc chắn sẽ nắm phần thất bại trong tay.

Không bao lâu sau, Kiếp Tỷ La Thiết Na qua đời. Khi có một vị luận sư chết đi thì tất cả các nước khác đều chú ý, họ nghĩ rằng nước ấy không còn luận sư giỏi nữa, nên tới tấp kéo nhau đến. Nhà vua cũng lo sợ điều ấy, nên đăng bảng chiêu tài, và kết quả là Kiếp Tỷ La trúng tuyển. Đại hội biện luận ngày hôm ấy, Kiếp Tỷ La ngồi trên đài cao, quốc vương, đại thần cùng với các học sĩ trong nước ai cũng đến xem nghe, khỏi cần nói, Kiếp Tỷ La biện luận thắng mọi người. Với trí thông minh và biện tài của cậu, những người khác làm sao đối lại được! Từ đó danh tiếng của Kiếp Tỷ La lừng lẫy, nhà vua đẹp dạ ban cho cậu chức Luận chủ. Tuy cậu là một vị Luận chủ được tất cả mọi người ngưỡng mộ, song mẹ cậu vẫn chưa thấy thế là đủ, nên một hôm bà bảo con rằng:

– Con à, tuy con là Luận chủ, nhưng con có thật sự thắng hết được tất cả mọi người trên thế giới này không?

– Trừ các vị đệ tử của Phật ra, con quyết chắc có thể biện luận thắng bất cứ luận sư nào.

Mẹ cậu nghe thế không đồng ý, nói rằng:

– Tại sao con không biện luận với mấy ông tỳ kheo? Nếu con luận không thắng họ, thì địa vị luận chủ của con khó có thể vững chắc.

– Không! Lúc cha hấp hối có dặn con rằng tuyệt đối không được biện luận với đệ tử của Phật, bằng không chắc chắn sẽ nắm phần thất bại.

Kiếp Tỷ La nhớ rất rõ lời trăn trối của cha, cậu rất tôn trọng điều cha dặn dò nên chưa hề có ý muốn biện luận với các tỳ kheo, nhưng mẹ cậu giận dỗi nói:

– Đừng nhắc tới cha con, ông ấy đã bị Phật mê hoặc nên mới nói thế, không lẽ con cũng muốn làm nô lệ của Phật nữa sao?

Kiếp Tỷ La vốn là một đứa con có hiếu, không dám làm trái ý mẹ, nên mới đến chỗ cư ngụ của Như Lai muốn thử biện luận với các tỳ kheo chút xem sao, nhưng cậu cũng rất lo sợ vì chẳng biết chút gì về Phật pháp.

Không nên tạo khẩu nghiệp, nếu không quả báo sẽ theo sát bên chân!

Không nên tạo khẩu nghiệp, nếu không quả báo sẽ theo sát bên chân!

Điều phục khẩu nghiệp như thế nào?

Tới vườn Lộc Dã, Kiếp Tỷ La không dám liều lĩnh làm càn, cậu nghĩ trước hết nên thám thính, đợi thu thập chút ít hiểu biết về Phật lý, rồi sau đó hẵn biện luận với các tỳ kheo. Trên đường đi cậu gặp một vị xuất gia, bèn hỏi rằng:

– Kính thưa đại đức, ở đây quý vị có bao nhiêu người hết thảy? Ai là thầy chỉ đạo của quý vị? Đạo lý mà các vị nghiên cứu đó nói về điều gì?

– Ở đây chúng tôi ước chừng có hơn 2 vạn người, thầy chúng tôi là bậc đại giác Ca Diếp Như Lai, và chúng tôi nghiên cứu tam tạng kinh điển là tạng kinh, tạng luật và tạng luận.

Nghe thế Kiếp Tỷ La mừng rỡ, hỏi thêm:

– Mỗi tạng có bao nhiêu bài tụng?

– Mỗi tạng có mười vạn bài tụng.

Vị xuất gia nói tới đây, hỏi ngược lại rằng:

– Tôi thấy ông là người có học vấn, bây giờ tôi có vài câu kệ, xin ông giải thích cho tôi.

Kiếp Tỷ La đồng ý, vị xuất gia bèn đọc kệ rằng:

– Hà chỉ lưu đương chỉ? Hà chỉ đạo ưng hành? Thế gian khổ lạc sự, hà xứ đương cùng tận? (Dòng lưu chuyển cái gì chận lại thì nên ngừng? Con đường đạo, cái gì chận lại nhưng vẫn cứ phải đi? Những chuyện vui buồn trên thế gian, chỗ nào là chỗ chấm dứt?)

Tuy là một vị Luận chủ học vấn uyên bác, nhưng Kiếp Tỷ La không cách nào giải thích những câu kệ trên, cuối cùng chính vị xuất gia phải giải thích cho cậu nghe. Nghe chân lý ấy xong, như bắt được kho tàng, Kiếp Tỷ La từ biệt vị xuất gia và muốn đem chút hiểu biết mới có được đi biện luận với các vị xuất gia khác. Nhưng những hiểu biết của cậu quá nhỏ nhoi, cuối cùng làm sao thắng các vị xuất gia cho được!

Kiếp Tỷ La thẹn quá hóa khùng, chửi rủa lung tung, dùng lời vô lý để thoá mạ các vị tỳ kheo, rồi còn hủy báng cả Đức Phật nữa.

Vì thế nên chết rồi cậu bị đọa làm thân cá và mang cái hình thù quái đản hôm naỵ. Không nên tạo khẩu nghiệp, nếu không quả báo sẽ theo sát bên chân!

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Phước đức từ đâu ra?

Lời Phật dạy 16:00 01/11/2024

Vô phước thì vô phần là quan niệm phổ biến trong dân gian. Những ai từng trải nghiệm trong đời hẵn thấy rõ tầm quan trọng của phước báo, bởi lẽ dù cho tài trí đến mấy mà thiếu phước thì chưa chắc đã thành công.

Niệm chết

Lời Phật dạy 10:34 31/10/2024

Chết là một sự thật. Mọi giới đều bình đẳng trước nó. Dù muốn hay không, mọi người đều phải hội ngộ với nó một cách bị động.

Ham ngủ ban ngày

Lời Phật dạy 09:20 31/10/2024

Đối với người tu hành, mê đắm ngủ nghỉ là một trong những yếu tố ngăn che, chướng ngại thiền định. Ngủ nhiều sẽ sinh biếng nhác, giải đãi, mê muội và mất thời gian cho công phu tu tập. Vì thế, muốn phát triển thiền định thì ngủ nghỉ cần phải được tiết chế, giảm thiểu trong đời sống hàng ngày.

Nhân duyên gì có người hiền lành và có người ác?

Lời Phật dạy 09:00 30/10/2024

Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại vườn ông Anàthapindika. Rồi Thôn trưởng Canda đi đến. Bạch Thế Tôn, do nhân gì, duyên gì có người được gọi là tàn bạo, có người được gọi là hiền lành?

Xem thêm