Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 18/05/2016, 10:27 AM

Hà Nội: Chùa Đậu, chùa Kim Liên được đề nghị xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt

Đây là hai trong số 14 di tích được Hội đồng Di sản Văn hóa quốc gia thống nhất trong danh sách đề nghị xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt năm 2016, Bộ Văn hóa Thể thao & Du lịch sẽ trình Thủ tướng xem xét.

 
Chùa Đậu
 
Chùa Đậu (Thành Đạo tự) là một ngôi chùa ở thôn Gia Phúc, xã Nguyễn Trãi, huyện Thường Tín, Hà Nội. Vì chùa thờ Bà Đậu hay Pháp Vũ nên chùa được gọi là chùa Đậu và còn có tên là Pháp Vũ tự.

Theo văn bia tu tạo dựng năm Dương Hoà đời thứ 5 thì ngôi chùa này được tôn tạo vào thời nhà Lý, thế kỷ thứ 11. Ngoài ra trong chùa còn nhiều viên gạch lớn thời nhà Mạc và một số bia có niên hiệu Sùng Khang (1566 - 1577).

Cũng theo tấm bia trên, có một lần trùng tu lớn vào năm 1635 đời vua Lê Thần Tông.

Chùa được xây dựng kiểu "nội công ngoại quốc". Tam quan chùa là một gác chuông đẹp, hai tầng tám mái với các đầu đao cong vút. Nhiều bộ phận gỗ được chạm khắc hình rồng, phượng và hoa lá.

Tầng trên treo quả chuông đúc năm Cảnh Thịnh thứ 9 (1801) thời nhà Tây Sơn.

Qua Tam quan là một sân gạch rộng, hai bên có hai tòa giải vũ làm nơi nghỉ ngơi cho khách hành hương.

Tiền đường phía trước, nối liền với hai dãy hành lang hai bên và nhà tổ ở phía sau làm thành một khung vuông bao bọc lấy tòa thiêu hương và điện thờ Bà Đậu hay nữ thần Pháp Vũ.

Đặc biệt là trong chùa còn có hai pho tượng của hai nhà sư Vũ Khắc Minh và Vũ Khắc Trường đã tu ở chùa vào khoảng thế kỷ 17, được tạo thành bằng cách bó sơn ta rồi quang dầu ra ngoài chính thi hài các nhà sư. Đây là hai vị Thiền sư để lại toàn thân xá lợi. 
 Tam quan chùa Kim Liên
Chùa Kim Liên

Chùa Kim Liên thuộc phường Quảng An, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội. Trong cuốn Văn hóa Việt Nam tổng hợp 1989-1995 do Ban Văn hóa Văn nghệ Trung ương xuất bản tại Hà Nội năm 1989 đánh giá chùa Kim Liên là một trong 10 di tích kiến trúc cổ đặc sắc nhất Việt Nam.

Bố cục của chùa bao gồm một trục đối xứng từ tam quan đến nhà Tổ. Từ Tam quan đi vào một khoảng sân dẫn vào ba nếp chùa xếp song song theo hình chữ "tam" (三), thứ tự từ chùa Hạ, chùa Trung quay mặt về hướng Tây đến chùa Thượng quay mặt về phía Đông. Ba lớp chùa được liên kết với nhau bằng tường gạch để trần có trổ cửa sổ tròn lồng chữ nhà Phật.

Mái chùa Kim Liên lợp ngói với cấu trúc hai tầng theo kiểu chồng diêm. Mỗi nếp 8 mái, có tám tàu đao hình rồng uốn cong. Chân cột kê trên đá tảng chạm hình hoa sen cách điệu.

Bên trong chùa Kim Liên có nhiều pho tượng rất đẹp, các pho tượng Phật được bày thành hai lớp, trên cùng là bộ Tam thế, tiếp theo là tượng A Di Đà, tượng Quan Thế Âm và tượng Đại thế chỉ ở hai bên cùng A Nan Đà, Ca diếp là hai đại đệ tử của đức Phật. Lớp dưới là Quân Âm Chuẩn Đề, tượng Ngọc Hoàng, dưới cùng là tòa Cửu Long. Ngoài ra, chùa Kim Liên còn có tượng Uy vương Trịnh Giang, người đã cấp tiền hưng công tu tạo chùa năm Cảnh Hưng thứ 32 (1771). Các pho tượng đều mang phong cách điêu khắc thế kỷ 18-19.
 
Chùa còn lưu giữ được một tấm bia cổ hiện dựng phía bên phải cổng chùa trên bệ đá hình vuông, dù năm tháng đã làm phai mờ nhiều nét chữ nhưng còn xem được niên hiệu: Thái Hòa tam niên Ất Sửu, tức năm 1445 thời Lê Nhân Tông. Đây là tấm bia cổ nhất ở Hà Nội hiện nay.

Được biết, hiện cả nước có 3.231 di tích đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng Di tích quốc gia. Trong số đó, có 48 di tích được Thủ tướng Chính phủ quyết định xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt.

PV
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Về Bình Thuận, viếng thăm ngôi chùa trên núi Tà Cú

Chùa Việt 14:40 23/04/2024

Nằm trên núi Tà Cú, chùa Linh Sơn Trường Thọ thu hút du khách bởi không gian thanh tịnh, khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ.

Một vài đặc điểm kiến trúc của ngôi chùa Việt

Chùa Việt 10:25 16/04/2024

Ngôi chùa được xem là bảo tàng nghệ thuật, là nơi lưu giữ nhiều di sản Phật giáo có giá trị. Bản thân kiến trúc chùa còn chuyển tải nhiều giá trị về lịch sử, văn hóa và tôn giáo.

Ngôi chùa cổ nằm chênh vênh trên vách núi hơn 500 năm

Chùa Việt 08:30 15/04/2024

Tương truyền, chùa Vô Vi được khởi dựng từ thời Đinh (thế kỷ X), sau nhiều biến cố của lịch sử, chùa được dời lên vách núi như ngày nay đã hơn 500 năm.

Hàng cây cổ thụ độc nhất vô nhị dẫn lối vào ngôi chùa màu hồng hơn 400 năm tuổi

Chùa Việt 07:45 14/04/2024

Chùa Hàng Còng, ngôi chùa duy nhất trong tỉnh An Giang có hàng cây còng cổ thụ nối dài từ cổng vào đến bên trong khuôn viên với bề dày lịch sử hàng trăm năm.

Xem thêm