Hà Nội: Chùa Long Hưng khai giảng khóa thiền Vipassana III
Vipassana là một trong những phương pháp thiền cổ xưa nhất tại Ấn Độ. Rất tiếc, phương pháp này đã bị thất lạc trong dân gian từ rất lâu, và may mắn được Đức Phật Gotama tái phát hiện hơn hai mươi sáu thế kỷ trước.
Vipassana có nghĩa là thấy sự việc đúng như thật. Đây là tiến trình thanh lọc bằng cách tự quan sát. Bắt đầu bằng việc quan sát hơi thở để được định tâm, với sự tỉnh thức liên tục, hành giả tiến tới việc quan sát bản chất thay đổi của thân và tâm. Do nhờ thể nghiệm được chân lý phổ quát về Vô thường, Khổ, Vô ngã. Nên hành giả hiểu rõ chân lý này bằng chứng nghiệm trực tiếp, và đây được xem là cả một tiến trình tịnh hóa của mỗi hành giả.
10 phẩm hạnh khi tham gia khóa thiền Vipassana
Vipassana được mọi người thiền tập bất cứ lúc nào và bất cứ ở đâu. Điểm cộng của Thiền pháp này là không bị chi phối bởi bất kỳ tính dân tộc hay tính tôn giáo nào cả. Do nhờ nỗ lực hành trì nên hành giả sẽ tự thân thấy được Vipassana là:
· Phương pháp luyện tập giúp ta trở về bên trong để hiểu rõ bản thân, diệt trừ đau khổ.
· Phương cách thanh lọc tâm để giúp ta đối phó với những căng thẳng và khó khăn của cuộc sống một cách bình tĩnh, quân bình. Giúp ta rèn luyện tâm an trú và kiên định.
· Trở thành liều thuốc giúp tâm trí sáng suốt, nhớ lâu và tăng khả năng tập trung, làm việc hiệu quả, thay đổi cuộc sống.
· Một nghệ thuật sống mà ta có thể sử dụng để đóng góp tích cực cho xã hội.
Thể theo nguyện vọng của đa số Tăng ni bổn tự và chư Phật tử mong mỏi tham cầu học thiền vàlan tỏa những giá trị của thiền Vipassana trong cộng đồng xã hội, đồng thời tiếp nối thành công từ lớp thiền KI & KII. Vào lúc 20h00 Thứ Sáu, ngày 03/12/2021, Tổ đình Vĩnh Nghiêm - Chùa Long Hưng (Vĩnh Ngọc, Đông Anh, Hà Nội) đã long trọng tổ chức Lễ khai giảng lớp Thiền Vipassana Online Miễn Phí khóa III cho hơn 120 thiền sinh trong ngoài nước gần xa cùng tham học.
Được biết, Chư tôn đức Tăng chứng minh buổi lễ có: Đại đức Thích Quảng Lâm - Phó trụ trì Chùa Long Hưng; Đại đức Thích Nguyên Tú - Giáo thọ sư, người hướng dẫn trực tiếp lớp thiền cùng đại diện các tân thiền sinh và ban cán sự lớp.
Tại buổi lễ khai giảng, Đại đức Thích Quảng Lâm đã bày tỏ niềm hoan hỷ khi chư Tăng bổn tự đã hoàn thành tốt sứ mệnh hoằng pháp trong thời điểm dịch bệnh Covid 19 bằng việc mở ra các lớp học Online như: Lớp học giáo lý cơ bản KI & KII; Lớp tu học Công hạnh Bồ Tát Quán Thế Âm; Lớp học Tịnh độ; Lớp giảng giải Kinh Dược Sư và đặc biệt là mở ra các lớp học mang tính ứng dụng cao như Thiền Vipassana các khóa I, II, III. Đại đức hy vọng những lớp học Phật pháp này sẽ giúp các học viên thấy rõ lợi ích của việc tìm hiểu và thực hành chính pháp, từ đó giảm bớt lo lắng, hoang mang không đáng có, xây dựng một đời sống tinh thần an trú và hạnh phúc hơn.
Dưới góc độ của người trực tiếp giảng dạy các khóa thiền Vipassana, Đại đức Thích Nguyên Tú đã gửi lời tri ân đến quý Tăng Ni, đặc biệt là Đại đức Thích Quảng Lâm, người luôn động viên và tạo điều kiện tốt nhất để thầy trò lớp thiền Vipassana có được môi trường tu học lý tưởng. Qua đây, thầy giáo thọ cũng gửi lời cảm ơn đến các học viên, ban cán sự lớp vì sự nỗ lực học hỏi, mong muốn đến gần hơn với thiền Vipassana. “Tôi hạnh phúc khi thấy thiền đã giúp mọi người thay đổi cuộc sống một cách tích cực hơn” Đại đức Thích Nguyên Tú hân hoan chia sẻ.
Các học viên lớp Thiền Vipassana khóa III sẽ cùng nhau thực hành thiền trên nền tảng trực tuyến Zoom vào mỗi sáng Thứ Bảy, các học viên sẽ được học Thiền lý và Thiền tập cũng như vấn đáp thắc mắc về bài học ngày hôm ấy từ 5h30 - 7h00. Đồng thời lớp sẽ được Thiền tập vào 5h30 - 6h00 sáng thứ 3 & 5 hàng tuần. Lớp học được diễn ra trong vòng 3 tháng gồm 12 buổi học, với mục đích nhằm để tất cả các học viên đều có thể nắm rõ những yếu tố cốt lõi cũng như thực hành tốt Thiền Vipassana cơ bản.
Sau đây là một số hình ảnh chúng tôi đã ghi nhận:
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Ni trưởng Thích nữ Bửu Hòa, Chứng minh Phân ban Ni giới H.Hóc Môn (TP.HCM) viên tịch
Trong nước 05:45 03/12/2024Ni trưởng Thích nữ Bửu Hòa, Chứng minh Phân ban Ni giới H.Hóc Môn, viện chủ chùa Phước Thiện (xã Nhị Bình, H.Hóc Môn, TP.HCM) vừa viên tịch.
Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Thông chia sẻ về Giới luật Phật giáo cho gần 800 Tăng Ni
Trong nước 14:00 02/12/2024Sáng ngày 02/12, tại trụ sở Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM (Việt Nam Quốc Tự, quận 10), Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Thông – Phó Thư ký Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh, Cố vấn BTS GHPGVN TP.HCM – đã chủ trì buổi thuyết giảng và thảo luận chuyên đề “Giới luật Phật giáo”.
“Hãy lấy tinh thần phụng sự làm niềm vui trên bước đường đến giác ngộ giải thoát”
Trong nước 12:15 02/12/2024Sáng ngày 02/12/2024, Thượng tọa Thích Quảng Lộc - UV HĐTS, Trưởng BTS kiêm Trưởng ban Tăng sự GHPGVN tỉnh Tiền Giang đã có buổi thuyết trình chuyên đề “Sinh hoạt Giáo hội” đến với chư hành giả khóa Kiết Đông lần thứ 2.
Tiền Giang: Thành kính tưởng niệm Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông (1308-2024)
Trong nước 13:15 01/12/2024Sáng ngày 01/12/2024 (nhằm mùng 1 tháng 11 năm Giáp Thìn), BTS Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) tỉnh Tiền Giang đã trang nghiêm tổ chức Lễ Tưởng niệm lần thứ 716 năm, ngày Đức vua Phật Hoàng nhập Niết Bàn 01/11 năm Mậu Thân (1308) – 01/11 năm Giáp Thìn (2024); đồng thời khai mạc khóa tu Kiết Đông lần thứ 2.
Xem thêm