Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Hà Tĩnh: Ngôi chùa cổ hàng trăm năm hoang phế nay đã tổ chức khóa tu

Sáng ngày 13/9/Mậu Tuất (21/10/2018), chùa Vĩnh Phúc (thôn Tân Tiến, xã Thạch Hương, huyện Thạch Hà), trang nghiêm tổ chức Ngày tu an lạc, thời khóa có hơn 50 phật tử vân tập về tham dự.

Chùa Vĩnh Phúc, còn gọi là chùa Sắt, xưa có tên Nông Sắt, ở xã Hương Bộc, tổng Thượng Nhất, nay là xóm 11, xã Thạch Hương, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Theo các văn bia, câu đối còn ghi lại, thông qua lời kể của các cụ cao niên, theo lời dịch lại của giáo sư Phan Huy Lê trong lần về thăm chùa năm 2012, cũng như cuốn sách “Chùa cổ Hà Tĩnh” do nhà nghiên cứu Thái Kim Đỉnh chủ biên, chùa được xây dựng giai đoạn năm 654, khoảng thế kỷ thứ 7 sau Công nguyên, trên khuôn viên hơn 7.000m2.

Sau nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử đất nước, chùa bị đập phá, bỏ hoang hàng trăm năm nay, đất chùa bị chiếm dụng, trước đây địa phương đem cơ sở thờ Phật này sử dụng vào các mục đích dân sinh. Tại bản xã nơi có hơn 70% là giáo dân nên việc khôi phục lại chùa không được thuận lợi như mong muốn.

Thời gian gần đây, chùa được nhóm phật tử thiện nguyện phát tâm phục dựng và nỗ lực hoàn thành các thủ tục để được chính quyền địa phương, cơ quan hữu quan và cấp Giáo hội chấp thuận cho phép hoạt động.
 
Thời khóa tu tập lần này là sự khởi đầu gieo duyên để kết nối bà con phật tử lâu nay rải rác sinh hoạt khắp nơi, nhằm tiếp nối tri ân và thắp lại ngọn lửa tu học của lịch đại Chư tổ và tiền nhân khai sáng đã bị vùi tắt hàng trăm năm và hoang hóa nơi ngôi già lam cổ kính.

Nhận lời thỉnh cầu của đạo tràng Vĩnh Phúc, ĐĐ.Thích Chúc Huy cùng chư tăng BTS Phật giáo tỉnh Hà Tĩnh đã tận tình hướng dẫn cho đạo tràng tu học. Trước thời khóa, quý thầy cùng phật tử hướng về chùa Bằng, thủ đô Hà Nội, bái vọng HT.Thích Bảo Nghiêm, Phó Chủ tịch HĐTS, Trưởng ban Hoằng pháp T.Ư, Trưởng BTS GHPGVN tỉnh Hà Tĩnh, Viện chủ - chứng minh chùa Vĩnh Phúc; hướng vọng về chùa Hoằng Pháp (TP.HCM) bái vọng TT.Thích Chân Tính, chứng minh chùa Vĩnh Phúc.

Mở đầu thời khóa, đại chúng cử hành tụng kinh, trì chú, sau đó quán niệm hơi thở, niệm Phật kinh hành, lắng nghe pháp thoại và cuối cùng thực tập ăn cơm chánh niệm.

Pháp hành thiền quán niệm hơi thở là làm cho thân tâm an tịnh, hơi thở một cách đều đặn, nhẹ nhàng, tự nhiên. Ghi nhớ và chú tâm vào hơi thở lấy làm đối tượng duy nhất trong suốt thời gian hành thiền, theo dõi luồng hơi thở vô ra và dán chặt tâm nơi điểm xúc chạm ở cửa mũi hay ngay điểm dưới rốn ở bụng. 

An lạc không phải là một cái gì ở ngoài chúng ta mà phải tìm kiếm hay mong đạt tới. An lạc có ngay trong mỗi bước chân thong thả. Ngày nay đời sống bận rộn vì lao tâm cho công việc mà đánh mất sự an lạc; nếu có chánh niệm thì ngay giữa những phiền toái và bực bội, ta vẫn có thể thong dong, con đường thực tập chánh niệm, giúp ta quay trở về với con người thật của ta. Muốn có an lạc hạnh phúc, ta sẽ có ngay khi ta thở từng hơi thở ý thức, khi ta nở từng nụ cười chánh niệm.

Với phật tử chùa Vĩnh Phúc, đây là lần đầu tiên thực hành pháp tu quán niệm hơi thở, pháp này thường dùng cho tuổi trẻ hay trung niên, vậy nhưng đại chúng phần đông người già lại tỏ ra thích thú và có duyên với pháp tu tuyệt vời này, do khuôn viên nhỏ hẹp nên chỉ thiền hành ngắn gọn gieo duyên lần đầu tu học.
 
Tiếp đến, ĐĐ.Thích Chúc Huy có thời pháp ngắn nhắc nhở, hướng dẫn và chia sẻ những khó khăn thực tế của các phật tử nơi đây trong cuộc sống mưu sinh và hướng dẫn những phương pháp ứng xử, áp dụng Phật pháp với người thân trong gia đình.

Phần cuối buổi sáng là bữa cơm đơn sơ đạm bạc trong chánh niệm, của thời khóa tu đầu tiên nơi ngôi chùa nghèo Vĩnh Phúc.

Hồng Lam
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Giáo hội PGVN nói rõ thêm công văn về "hiện tượng sư Thích Minh Tuệ"

Tin tức 13:55 17/05/2024

Trả lời báo Giác Ngộ chiều 17/5, Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự GHPGVN nói rõ hơn về Công văn 151/CV-HTTS/VP1 về hiện tượng Thích Minh Tuệ mà VP 1 Giáo hội PGVN cho phát hành hôm qua.

'Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo' từ hiện tượng 'sư Thích Minh Tuệ'

Tin tức 08:24 17/05/2024

Đó là một trong các nội dung trong văn bản ngày 16/5 của Ban Tôn giáo Chính phủ (Bộ Nội vụ) về công tác quản lý nhà nước liên quan đến Phật giáo trên địa bàn gửi đến các Ban, Phòng Tôn giáo (Sở Nội vụ) các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương....

Hà Nội: Chùa Linh Thông trang nghiêm tổ chức Đại lễ Phật đản PL.2568

Tin tức 08:00 17/05/2024

Tối ngày 17/5/2024 (nhằm ngày mùng 10 tháng 4 năm Giáp Thìn), tại chùa Linh Thông - thôn Trung Oai - xã Tiên Dương huyện Đông Anh - TP Hà Nội đã trang nghiêm tổ chức Đại lễ Phật Đản PL.2568-DL.2024

Giáo hội PGVN thông tin về hiện tượng 'Sư Thích Minh Tuệ'

Tin tức 18:13 16/05/2024

Công văn số 151/HĐTS-VP1 do Thượng toạ Thích Đức Thiện ký chiều nay cho biết người được mạng xã hội gọi là “Sư Thích Minh Tuệ” không phải là tu sỹ Phật giáo.

Xem thêm