Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 31/08/2020, 11:47 AM

Hai chữ 'Hòa thượng' có ý nghĩa như thế nào?

“Luật Thiện Kiến” chép: “Hòa thượng là tiếng ngoại quốc, tiếng Hán nói: biết có tội, biết không có tội gọi là Hòa thượng”.

Phật, Bồ Tát là gì? Có bao nhiêu vị Phật, Bồ Tát?

Bộ “Hoa Nghiêm Âm Nghĩa” của ngài Huệ Uyển chép: “Hòa thượng xét theo phương ngôn của người Ấn Độ gọi "Hòa thượng" là Ổ Ba Đà Da. Nhưng người bình dân ở nước ấy gọi là Miệt Xả.

Người nước Vu Điền, Sớ Lặc gọi là Cốt Xả. Ngày nay phương này (Trung Quốc) gọi âm sai là hòa thượng. Tuy rằng cách nói, cách gọi, các nơi có sai khác rất lớn, nhưng hiện tại căn cứ theo giải thích chính xác từ Ổ Ba, nghĩa là gần vậy, còn Đà Da là đọc vậy. Ý nói, đây là bậc Tôn Sư mà đệ tử nương gần học tập.

Xưa gọi là Thân Giáo Sư, cũng là từ ý nghĩa nêu trên.

“Hành Sự Sao” chép: “Hỏi rằng: Sao gọi là Thầy Hòa thượng A Xà Lê?

Đáp: Do vì ngôn ngữ người Hán không có từ để phiên dịch chính xác hoàn toàn”.

Trong “Luật Thiện Kiến” chép: “Hòa Biết có tội, biết không có tội, la rầy kích phát đó gọi là Thầy ta. Noi theo thiện pháp mà dạy dỗ, ấy là Xà Lê của ta.

“Luận Truyện” nói: “Hòa Thượng là tiếng nước ngoài. Tiếng Hán gọi là biết có tội, biết không có tội, đều gọi là Hòa thượng”.

“Luật Tứ Phần. Đệ Tử Ha Trách Hòa thượng” cũng giống như vậy.

“Minh Liễu Luận”, trong chánh bổn nói: “Ưu Ba Đà Ha, dịch là nương theo để học, tức nương theo vị này để học giới định tuệ. Tức là Hòa thượng vậy”.

Đó là do ngữ ngôn ở phong thổ mỗi nơi có khác. Tương truyền rằng: “Hòa thượng là nơi phát sanh đạo lực, Xà Lê là sửa đổi cho đệ tử có phẩm hạnh chân chánh, nhưng chưa thấy Kinh Luận chép như thế”.

Trong “Tạp A Hàm” chép: “Ngoại đạo cũng gọi thầy mình là Hòa thượng”.

“Phiên dịch Danh Nghĩa Tập” chép: “Hòa thượng cũng gọi là Hòa xà”.

Truyện chép: “Hòa thượng, gọi đúng theo bổn tiếng Phạn là Ổ Ba Giá Ca 和尚 Hòa thượng, lại truyền đến phương này (Trung Quốc) ngài La Thập dịch là Lực Sanh”.

Bộ “Hoa Nghiêm Âm Nghĩa” của ngài Huệ Uyển chép: “Hòa thượng xét theo phương ngôn của người Ấn Độ gọi

Bộ “Hoa Nghiêm Âm Nghĩa” của ngài Huệ Uyển chép: “Hòa thượng xét theo phương ngôn của người Ấn Độ gọi "Hòa thượng" là Ổ Ba Đà Da. Nhưng người bình dân ở nước ấy gọi là Miệt Xả. Ảnh: Hòa thượng Thích Thiện Nhơn.

“Xá Lợi Phất Vấn Kinh” chép: “Một số người xuất gia từ bỏ căn nhà trói buộc sanh tử, cha mẹ, vào trong pháp môn, để thọ nhận chánh pháp vi diệu, bởi vì Thầy là người đạo lực làm sanh trưởng pháp thân, hiến dâng công đức tài bảo, dưỡng nuôi mạng mạch trí tuệ, công đức chẳng ai hơn. Lại nữa, Hòa thượng cũng dịch là Cận Tụng, do vì đệ tử nhỏ tuổi, không thể lìa Thầy, thường theo hầu cận bên thầy, thọ học kinh điển từ thầy để mà niệm tụng cho làu thông”.

Ngài Nghĩa Tịnh gọi là: “Ổ Ba Đà Da, Trung Hoa dịch là Thân Giáo Sư, do vì vị này hay dạy hạnh nghiệp xuất thế. Cho nên Hòa thượng có hai kiểu:

1. Thân giáo: Tức là Thầy dạy học.

2. Y chỉ: Tức là Thầy mà mình nương theo để học vậy”.

Bộ “Tỳ Nại Da” chép: “Đệ tử đồ chúng khi vừa thấy Thầy thì liền đứng dậy. Nếu như thấy Thân Giáo thì liền phải xả y chỉ”.

Vị cư sĩ đầu tiên đắc quả A la hán

Chú thích:

- Thiện kiến luật: còn gọi là “Thiện kiến Tỳ Bà Sa Luật”, “Thiện Kiến Luận”, còn gọi là “Tỳ Bà Sa Luật”, là một bộ sách thuộc hệ Luật tạng Phật giáo, 18 quyển. 4 quyển đầu thuật lại chuyện 3 lần kết tập Pháp tạng và việc Vua A Dục truyền bá Phật giáo, những quyển còn lại chủ yếu là chú thích về “Luật Tứ Phần”.

- Ngũ Thiên: gọi đủ là Ngũ Thiên Trúc (tức Ấn Độ xưa kia)

- Xà lê: tức Cao Tăng, phiếm chỉ cho tăng sĩ.

- Thiện Pháp: là chỉ cho tất cả những pháp lành như: năm giới, thập thiện, Lục độ, nhằm để đối trị các “ác pháp”. Ngũ giới thập thiện là Thiện pháp thế gian; Tam học, Lục độ là Thiện pháp xuất thế gian. Tuy có khác nhau ở chỗ cạn sâu nhưng đều là Pháp đúng theo chân lý có ích cho đời, cho nên gọi là thiện pháp.

- Tứ phần luật: là tên của một bộ luật Phật giáo do hai Ngài Phật Đà Da Xá và Trúc Phật Niệm dịch vào đời Hậu Tần, 60 quyển. Đây là một bộ luật thuộc hệ thống Thượng tọa bộ truyền thọ, do toàn bộ luật chia làm 4 phần, cho nên có tên là Tứ phần.

- Minh Liễu Luận: 1 quyển, do Ngài Chơn Đế đời nhà Trần dịch, vốn có tên là “Luật Nhị Thập Nhị Minh Liễu Luận” là 1 trong 5 bộ luận quan trọng. Căn cứ vào hệ thống giới luật Chánh Lượng Bộ, trong 18 bộ mà trước tác thành.

- Giới Định Huệ: là chỉ cho giới luật, Thiền định, Trí huệ, còn gọi là 3 học, học 3 pháp này có thể đạt đến vô thượng Niết Bàn.

1. Giới học: tức là giới luật có công năng ngăn ngừa những điều xấu ác của thân miệng.

2. Định học: là chỉ phòng ngừa sự tán loạn của tâm ý, để tìm cầu phương pháp tu hành thiền định đạt đến sự an tĩnh.

3. Huệ học: là chỉ cho sự phá trừ mê lầm để chứng đắc chơn lý.

- Xá lợi Phất vấn kinh: Có 1 quyển, được dịch vào thời Đông Tấn, mất tên người dịch, còn gọi là “Bồ Tát Vấn Dụ” thuộc tiểu thừa luật bộ. Nội dung đề cập đến việc Phật ở thành Vương Xá, dưới cội cây Âm Nhạc, trả lời những điều thắc mắc của Tôn giả Xá Lợi Phất nêu ra tường tự về sự truyền thọ giới luật. Phân chia bộ phái thuộc hệ thống luật tạng… Kinh này được đại chúng bộ lưu truyền. Có căn cứ vào các bộ kinh luận tiểu thừa mà lập luận như: “Văn Thù Vấn Kinh”, “Dị Bộ Tông Luân Luận”.

- Vi diệu pháp: Pháp sâu xa mầu nhiệm cũng chính là Phật pháp.

- Pháp thân: còn gọi là Phật thân, lấy Phật Pháp để thành thân, hoặc thân vốn đầy đủ Phật Pháp.

- Trí huệ: Phật giáo chỉ dạy phá trừ mê lầm, chứng được lý chơn thật, dịch ý từ tiếng Phạn là Bát nhã, bao hàm cả ý triệt ngộ.

- Nghĩa Tịnh: là một cao Tăng đời Đường, là một nhà lữ hành, 1 trong 4 nhà dịch kinh lớn của Trung Quốc. Sư họ Trương, quê ở Tề Châu (nay là Sơn Đông Lịch Thành) có thuyết thì nói ở Phạm Dương (nay là phía Tây Nam thành Bắc Kinh). Trước sau Sư dịch ra kinh, Luật, Luận, có đến 61 bộ, 239 quyển.

- Thân giáo: Đây tức là Thân Giáo Sư, thường chỉ cho vị Thầy mà mình thọ giới, còn gọi là giới Hòa thượng.

- Y chỉ: Tức nương theo mà ở, vị Tỳ kheo khi mới thọ giới phải nương theo vị nầy mà thọ học, vị Thầy này gọi là Y Chỉ Sư.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Phàm thánh cũng từ đây

Kiến thức 14:00 19/04/2024

Chánh niệm và tỉnh giác cao độ thì vẫn thấy nghe hay biết đầy đủ mà không phân biệt, chẳng dính mắc. Nhờ không dính mắc mà hỷ tham không sinh khởi. Hỷ tham không sinh khởi thì khổ đau cũng không có cơ sở phát sinh. Đó là nền tảng của tu căn.

Sám hối mỗi ngày để nhận diện lỗi lầm, phát huy đức tính tốt đẹp

Kiến thức 13:30 19/04/2024

Trên tinh thần tu tập mỗi ngày mỗi giờ, chúng ta luôn luôn dành thời gian an tĩnh để trì niệm danh hiệu của Chư Phật, đảnh lễ hồng danh của Chư Phật. Nhờ công đức thù thắng từ ba nghiệp thanh tịnh khiến cho chúng ta được bình yên trong đời sống tu tập.

Hiểu về tâm hỷ

Kiến thức 10:30 19/04/2024

Người có tâm Hỷ trực tiếp hưởng nhiều lợi ích do tâm ấy đem lại, hơn là người khác, vì tâm Hỷ không chấp chứa lòng ganh tỵ. Về một phương diện khác, người có tâm Hỷ không bao giờ làm trở ngại tiến bộ và phá hoại thanh danh của người khác.

Vãng sinh Tịnh độ Thần chú

Kiến thức 10:29 19/04/2024

Nam mô a di đa bà dạ, Đa tha già đa dạ, Đa địa dạ tha, A di rị đô bà tỳ, A di rị đa, tất đam bà tỳ, A di rị đa, tỳ ca lan đế, A di rị đa, tỳ ca lan đa, Già di nị, già già na, Chỉ đa ca lệ, Ta bà ha.

Xem thêm