Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 15/07/2020, 10:21 AM

Bậc thiện tri thức là gì?

Chúng sinh đời sau muốn tu hành phải hết lòng cúng dường phụng sự gần gũi người thiện tri thức của mình. Ở gần thì một lòng kính trọng, ở xa phải luôn nhớ những ý tốt lời lành. Trên đường tu thiện tri thức rất là quan trọng.

Tăng ni trẻ trên đường học vấn và tri thức

Thiện tri thức có ba hạng:

Giáo thọ thiện tri thức tức là bậc thầy dẫn dắt, giảng dạy chánh pháp cho ta.

Đồng hạnh thiện tri thức là những người cùng một lý tưởng cùng pháp chí tu hành cùng mong cầu giải thoát giác ngộ. 

Ngoại hộ thiện tri thức là những người bảo hộ cho ta được yên ổn được có đủ điều kiện tốt để ta hành đạo.

Chúng sinh đời sau muốn tu hành phải hết lòng cúng dường phụng sự gần gũi người thiện tri thức của mình.

Chúng sinh đời sau muốn tu hành phải hết lòng cúng dường phụng sự gần gũi người thiện tri thức của mình.

Bậc thiện tri thức dùng Tứ Nhiếp Pháp để giáo hóa chúng sinh. Thế nào là Tứ Nhiếp Pháp? Tức là bố thí, ái ngữ, lợi hành, đồng sự. Bốn pháp này có thể dễ dàng hòa hợp với chúng sinh, làm cho chúng sinh đối với Phật Pháp phát tâm hứng thú, tin sâu nơi Phật pháp.

1. Bố thí: Muốn cho người ta tin Phật Pháp thì mình cần phải bố thí vật và giáo lý, làm cho họ đối với mình phát sinh thiện cảm.

2. Ái ngữ: Lời nói không đi ngược lại với nhân tình, không đi ngược lại với Phật Pháp, lời mình nói ra thì nhân từ đạo đức.

3. Lợi hành: Lời nói, hành động và suy nghĩ tùy duyên tu hành khiến chúng sinh được lợi ích.

4. Ðồng sự: Ðối với những chúng sinh đáng được độ, thì làm công việc giống như họ để giáo dục họ.

Vai trò của tri thức và sáng tạo trong quá trình thành đạo của Đức Phật

Trên đường tu thiện tri thức rất là quan trọng.

Trên đường tu thiện tri thức rất là quan trọng.

Ðó là bốn pháp giúp mình gây thiện cảm và tín nhiệm đối với chúng sinh. Nếu lời nói mình nhất trí với hành động, vì lợi ích chung không vì riêng tư, lấy thân làm gương, gặp chuyện nghĩa thì dũng mãnh mà làm, như vậy chúng sinh tự nhiên sẽ tin ở lời nói của mình và cũng tin rằng Phật Pháp chính là con thuyền thoát khỏi biển sinh tử.

Trích Kinh Như Lai Viên Giác, Trực chỉ đề cương – Pháp Sư Thích Từ Thông; Khai Thị Quyển 3 – Hòa Thượng Tuyên Hóa

> Xem thêm video: "Tu thân theo lời Phật dạy"

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Phật dạy thần chú phá trừ những việc xấu ác

Kiến thức 17:33 26/04/2024

Nếu người trì tụng muốn làm pháp này được thành tựu, trước cần phải sạch sẽ trai giới, phát tâm chí thành tụng đà-ra-ni 10 vạn biến cho được thuộc làu rồi, nhiên hậu mới tùy chỗ làm phép được thành tựu.

Thực hiện ước mơ

Kiến thức 13:50 26/04/2024

Người có phước đức, định lực, trí tuệ là điều kiện cần để thực hiện được ước mơ của mình. Không có phước đức trí tuệ thì sẽ rất khó thực hiện được ước mơ của mình. Sống thế nào có thể tăng trưởng phước đức định lực trí tuệ?

Làm thế nào để niệm Phật trong chánh niệm?

Kiến thức 09:52 26/04/2024

Niệm sáu chữ hồng danh Nam Mô A Di Đà Phật tưởng dễ mà không hề dễ chút nào. Bởi mỗi khi chúng ta khởi lên một câu Phật hiệu thì kèm theo đó là những vọng tưởng khởi lên. Bài viết với mong muốn giúp người học Phật tìm được sự nhất tâm trong câu niệm Phật.

Tôi là ai? Ta là ai? Chúng ta là ai?

Kiến thức 08:45 26/04/2024

Một câu hỏi tưởng như không cần thiết, nhưng thật ra là rất cần thiết cho đời sống có ý nghĩa của con người.

Xem thêm