Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 20/08/2020, 08:11 AM

Tứ thần túc trong Phật giáo là gì?

Tứ thần túc là hành pháp thứ ba sau Tứ niệm trụ và Tứ chánh cần, thuộc bảy hành phẩm trong ba mươi bảy phẩm đạo. Hai hành phẩm đầu nghiêng hẳn về phần phát triển trí tuệ hơn là định.

Để cân bằng hai mặt định tuệ, hành giả phải cần Tứ thần túc để nhiếp tâm. Thần ở đây chỉ cho cái đức linh diệu, còn túc là chỉ cho định, là nền tảng chỉ nơi nương tựa để phát sinh quả đức linh diệu. Đây là bốn pháp thiền định, là bốn thứ phương tiện giúp hành giả thành tựu các tam-ma-địa (samadhi, chánh định). Theo luận Câu xá 25: “Vì sao định gọi là thần túc? Vì các công đức linh diệu thù thắng đều nương nơi bốn pháp này mà định được thành tựu”.

Tứ thần túc còn gọi là Tứ như ý túc, ở đây có nghĩa là mọi thành tựu được theo như sở nguyện của hành giả khi tu tập bốn pháp này. Tứ thần túc, Phạn ngữ gọi là catvāra-ṛddhipādāḥ, Pāli gọi là cattāro iddhi-pādā, là bốn pháp làm nền tảng, nơi nương tựa phát sinh ra các thứ công đức thiền định cho hành giả, và kết quả của chúng theo như ước muốn của người tu tập. Theo luận Trí độ 19: “Hỏi: Trong Tứ niệm xứ, Tứ chánh cần đã có định, tại sao không gọi là như ý túc? Đáp: Chúng tuy có định, nhưng định lực rất yếu, còn trí tuệ tinh tấn lực thì nhiều, nên hành giả không được như ý nguyện. Bốn loại định đó là Dục làm chủ sẽ đắc định, Tinh tấn làm chủ sẽ đắc định, Tâm làm chủ sẽ đắc định, Tư duy làm chủ sẽ đắc định”. Nhờ sức mạnh của bốn pháp này dẫn phát các loại thần dụng mà sản sinh ra tam-ma-địa (chánh định).

Tứ thần túc còn gọi là Tứ như ý túc, ở đây có nghĩa là mọi thành tựu được theo như sở nguyện của hành giả khi tu tập bốn pháp này.

Tứ thần túc còn gọi là Tứ như ý túc, ở đây có nghĩa là mọi thành tựu được theo như sở nguyện của hành giả khi tu tập bốn pháp này.

Ý nghĩa của Tứ Chánh Cần

Bốn định ấy là: Dục thần túc; Tinh tấn thần túc; Tâm thần túc; Quán thần túc.

Dục thần túc

Nói cho đầy đủ và chính xác là Dục tam-ma-địa đọan hành thành tựu thần túc (Srt: chanda-samādhi-prahāṇa-saṃskāra-samannāgata-ṛddhi-pāda, Pāli: chanda-samādhi-padhāna-saṃkhāra-samannāgata-iddhi-pāda). Thiền định phát khởi là nhờ sức mạnh của ý muốn tư tưởng mà đạt được thần thông. Dục ở đây chỉ cho ước muốn, mong cầu một cách thiết tha, mong muốn đạt được những gì đang ở ngoài tầm tay hành giả; hay mong cầu những ước muốn của chúng ta cho đến khi đạt được những sở nguyện đó mới thôi, theo nghĩa dục như ý túc.

Ở đây chúng ta cần phải phân biệt được những mong muốn này theo chiều hướng nào? Chúng câu hữu với giải thoát hay vô minh? Tại sao Đức Đạo sư lại dạy cho chúng ta thực hành “dục”, theo phương pháp này, trong khi ở nơi khác Ngài dạy dục là pháp đứng vào hàng thứ nhất của căn bổn sinh tử mà hành giả phải tránh? Rõ ràng ở đây, Đức Đạo sư đã đứng trên chiều hướng giải thoát để đưa hành giả đến Thánh đạo, và ở đây dục là con đường hướng thượng đưa chúng ta đi đến con đường giải thoát của các bậc Thánh, chứ không phải con đường đưa chúng ta đi vào sinh tử luân hồi. Vậy dục (mong muốn) ở đây chúng câu hữu với giải thoát chứ không phải câu hữu với vô minh, hậu quả tất yếu của sinh tử luân hồi.

Diệt dục ở đây tức là diệt dục vọng, diệt những mong muốn xấu xa thấp hèn, làm cho hành giả phải đọa vào các hàng súc sanh, địa ngục, ngạ quỷ, chứ không có diệt luôn cả những dục nguyện, những mong ước hiền thiện tốt đẹp của hành giả.

Diệt dục ở đây tức là diệt dục vọng, diệt những mong muốn xấu xa thấp hèn, làm cho hành giả phải đọa vào các hàng súc sanh, địa ngục, ngạ quỷ, chứ không có diệt luôn cả những dục nguyện, những mong ước hiền thiện tốt đẹp của hành giả.

Tứ niệm xứ - con đường giác ngộ theo kinh điển Nikaya

Qua những phân biệt trên, cho chúng ta nhận thức được một cách rõ ràng rằng tính chất của dục ở đây, chúng mang mầm móng hướng thượng giải thoát; vì vậy cho nên chúng đi ngược lại với những thứ mong muốn dục vọng thấp hèn để thỏa mãn thú tính, những tham vọng trói buộc thế gian. Đó là thứ dục của tội lỗi, chúng ta nên diệt trừ tận gốc rễ. Vì vậy những mong muốn hướng thượng, giải thoát, an vui, như mong muốn sống một cuộc sống tốt đẹp, thanh cao, hay mong muốn đạt được giải thoát, ra ngoài biển khổ sanh tử, thì đó là những thứ mong muốn hợp tình hợp lý. Đức Đạo sư luôn luôn khuyến khích chúng ta nên nỗ lực thực hành những pháp như vậy, như dục thần túc này chẳng hạn.

Hành giả mong muốn thành tựu pháp thiền định mà mình đang tu thì trước hết phải thiết lập dục nguyện và nỗ lực thực hành mong đạt đến cứu cánh mà mình đã chọn như chứng đạt các Thánh quả. Thứ mong muốn này rất cần thiết cho hành giả trong lúc thực hành; nếu không mong có chúng một cách thiết tha, mãnh liệt thì chúng ta khó mà đạt được cứu cánh giải thoát. Thật ra, bản thân của dục tự nó không tốt, không xấu, không thiện, không ác, không đúng không sai, nhưng chúng sẽ trở nên tốt xấu, thiện ác, đúng sai khi con người áp đặt lên nó những cái đó rồi hợp thức hóa cho nó những cái mà chính nó không có, để rồi từ đó dục trở nên hoặc tốt, hoặc xấu, hoặc thiện, hoặc ác, hoặc đúng hoặc sai… Ở đây, Đức Đạo sư không bao giờ chủ trương diệt dục, mà Ngài chủ trương hành giả muốn giải thoát thì trừ bỏ dục vọng câu hữu với vô minh, vì dục câu hữu với vô minh là dục xấu, dục, bất thiện, dục sai, chúng sẽ đưa hành giả đến bến bờ sinh tử luân hồi khổ đau. Còn ngược lại, nếu muốn giải thoát tất cả những khổ đau của sinh tử luân hồi thì phải chuyển đổi những thứ dục câu hữu với vô minh thành dục câu hữu với giải thoát.

Hành giả mong muốn thành tựu pháp thiền định mà mình đang tu thì trước hết phải thiết lập dục nguyện và nỗ lực thực hành mong đạt đến cứu cánh mà mình đã chọn như chứng đạt các Thánh quả.

Hành giả mong muốn thành tựu pháp thiền định mà mình đang tu thì trước hết phải thiết lập dục nguyện và nỗ lực thực hành mong đạt đến cứu cánh mà mình đã chọn như chứng đạt các Thánh quả.

Con đường phát triển tâm linh qua pháp môn tu tập tứ niệm xứ

Vậy diệt dục ở đây tức là diệt dục vọng, diệt những mong muốn xấu xa thấp hèn, làm cho hành giả phải đọa vào các hàng súc sanh, địa ngục, ngạ quỷ, chứ không có diệt luôn cả những dục nguyện, những mong ước hiền thiện tốt đẹp của hành giả. Như vậy chí nguyện, dục nguyện của hành giả về ý muốn tư tưởng để phát khởi thiền định đạt được thần thông là mong muốn hướng thượng giải thoát hành giả cần phải nuôi dưỡng và nỗ lực thực hành cho đến khi nào đạt được như những mong muốn của mình mới được. Đây là pháp tu thứ nhất của tứ thần túc.

Tinh tấn thần túc

Nói cho đầy đủ và chính xác là Tinh tấn tam-ma-địa đoạn hành thành tựu thần túc (Srt: virya-samādhi-prahāṇa-saṃskāra-samannāgata-ṛddhi-pāda, Pāli: virya-samādhi-padhāna-saṃkhāra-samannāgata-iddhi-pāda). Thiền định phát khởi là nhờ vào sức tinh tấn nỗ lực tu tập của hành giả. Khi hành giả đã có mong cầu ước muốn rồi mà không có sự tinh tấn nỗ lực để thực hành tu tập thì ước muốn đó cũng thành vô dụng, chỉ có trên lý thuyết thôi, mà trong thực tế thì là con số không. Do đó tinh tấn nỗ lực là điều kiện tất yếu để hoàn thành bổn nguyện của hành giả. Siêng năng thực hành tu tập là nhân tố thứ hai sau mong cầu ước muốn để cho hành giả hoàn thành kết quả tốt đẹp sau này. Sự mong muốn của chúng ta dù tốt đẹp đến đâu đi nữa mà cá nhân mỗi người không tự nỗ lực siêng năng, bền lòng vững chí tin tưởng vào pháp tu của mình để thực tập cho mình thì cho dù chúng ta có hàng trăm ước muốn mong cầu tốt đẹp đi nữa, mà không tinh cần tinh tấn nỗ lực thực hành tu tập thì những mong muốn đó muôn đời cũng chỉ là ước muốn suông, cũng chỉ là những ước muốn trên lý thuyết mà thôi.

Ở đây, tinh tấn siêng năng nỗ lực không phải chỉ là sự hăng hái, bồng bột trong nhất thời, như ngọn lửa rơm cháy bùng lên rồi sau đó tắt liền, mà sự tinh tấn nỗ lực ở đây phải miên mật, lúc nào cũng thực tập không bao giờ gián đoạn. Trong kinh Di giáo Đức Đạo sư có dạy: “...Như người dùi cây lấy lửa, cây chưa nóng đã thôi, tuy muốn được lửa, nhưng khó thể được”.

Sự siêng năng tinh tấn tu tập của hành giả ở đây cũng vậy, không nên như người dùi cây tìm lửa kia. Muốn đạt được thiền định thì lúc nào cũng phải siêng năng tinh tấn và nỗ lực liên tục.

Dục thần túc, ở đây dục đối với vị của gia hạnh mà khởi lên định này, vì nương vào sức mạnh của dục, nên định dẫn phát mà khởi lên.

Dục thần túc, ở đây dục đối với vị của gia hạnh mà khởi lên định này, vì nương vào sức mạnh của dục, nên định dẫn phát mà khởi lên.

Tâm thần túc

Nói cho đầy đủ và chính xác là tâm tam-ma-địa đoạn hành thành tựu thần túc (Srt: citta-samādhi-prahāṇa-saṃskāra-samannāgata-ṛddhi-pāda, Pāli: citta-samādhi-padhāna-saṃkhāra-samannāgata-iddhi-pāda) - thiền định phát sinh nhờ sức mạnh của tâm niệm. Một lòng chuyên nhất trụ nương vào sức mạnh của tâm, nên định dẫn phát mà khởi lên. Như mặt trời tia sáng chiếu khắp mọi nơi, ánh sáng của nó bị yếu dần đi và trở nên hòa dịu không thiêu đốt vạn vật được. Nhưng nếu tia sáng mặt trời kia mà qua thấu kính hội tụ thì nó có thể thành lửa thiêu đốt bất cứ thứ vật chất nào trên thế gian này.

Hay như dòng sông lớn, nếu bị chia làm nhiều giòng chảy nhỏ thì sức chảy của nó bị yếu đi. Trái lại, chỉ một giòng suối nhỏ, không chảy nhiều đường, cũng đủ sức xuyên thủng đá tảng. Hành giả tu tập cũng lại như vậy, khi tâm mình định nhất vào một đối tượng nào đó một cách chuyên nhất thì vọng tâm sẽ không khởi lên được và không bị tán loạn, khi đó không việc gì không thành tựu. Phật dạy trong kinh Di giáo: “Chú tâm nhất xứ vô sự bất biện”. Nghĩa là: Chú tâm vào một chỗ thì không việc gì không thành.

Quán thần túc

Nói cho đầy đủ và chính xác là quán tam-ma-địa đoạn hành thành tựu thần túc (Srt: vīmāṃsā-samādhi-prahāṇa-saṃskāra-samannāgata-ṛddhi-pāda, Pāli: vīmaṃsā-samādhi-padhāna-saṃkhāra-samannāgata-iddhi-pāda) - thiền định phát sinh nhờ sức mạnh tư duy quán sát Phật lý. Hành giả nương vào sức mạnh tư duy quán sát nên định dẫn phát mà sinh khởi.

Quán là dùng trí tuệ quán sát tư duy lý pháp mình đang tu, và nhờ đó mà định phát sinh. Mỗi khi định đã có thì định tuệ quân bình. Khi quán trí này do định phát sanh thì trí này là tịnh trí, chính vì nhờ tịnh cho nên nó có thể thông đạt thật nghĩa của các pháp trong vũ trụ một cách như thật. Đó là bốn pháp thần túc thông dụng mà chúng ta thường gặp.

Quán thần túc, ở đây đối với vị của gia hạnh, quán sát tư duy lý, nhờ nương vào sức mạnh của quán, nên định dẫn phát mà khởi lên.

Quán thần túc, ở đây đối với vị của gia hạnh, quán sát tư duy lý, nhờ nương vào sức mạnh của quán, nên định dẫn phát mà khởi lên.

Thực tập tứ niệm xứ

Ngoài ra theo Câu-xá quang ký 25 thì: “Bốn pháp này theo vị gia hạnh mà thành lập tên thì:

1- Dục thần túc, ở đây dục đối với vị của gia hạnh mà khởi lên định này, vì nương vào sức mạnh của dục, nên định dẫn phát mà khởi lên.

2- Cần thần túc, ở đây đối với vị của gia hạnh mà siêng năng tu tập định này, nhờ nương vào sức mạnh của siêng năng tinh tấn nên định dẫn phát mà khởi lên.

3- Tâm thần túc, ở đây đối với vị của gia hạnh nhất tâm chuyên trụ, nhờ nương vào sức mạnh của tâm, nên định dẫn phát khởi lên.

4- Quán thần túc, ở đây đối với vị của gia hạnh, quán sát tư duy lý, nhờ nương vào sức mạnh của quán, nên định dẫn phát mà khởi lên.

Trong địa vị của gia hạnh tuy có nhiều pháp, nhưng bốn pháp này là lợi ích tối thắng. Cho nên từ bốn pháp này mà gọi tên”.

Theo Pháp giới thứ đệ sơ môn, phần cuối quyển trung của ngài Trí Khải Đại sư, thì ở trong Tứ niệm xứ là thật tu trí tuệ, trong Tứ chánh cần là chính tu tinh tấn. Như vậy ở đây tuệ nhiều, định ít, nên nay phải nhiếp tâm tu bốn loại thiền định để quân bình định tuệ, mọi sở nguyện đạt được, cho nên gọi là như ý túc. Qua những kinh luận trên cho chúng ta thấy rằng Đức Đạo sư đã sắp xếp mọi pháp có trước có sau theo thứ tự những đối tượng dục, tinh tấn, tâm và quán. Đây là nền tảng mà hành giả tu tập thiền định cần có trong việc làm cân bằng định tuệ. Chúng được gọi là như ý túc vì chúng là những đối tượng để cho tất cả mọi thứ công đức tu hành, thần lực nương vào đó mà phát sanh, và thành tựu theo như ý muốn của hành giả. Bốn phép này là bốn nấc thang thứ tự theo nhau, đưa hành giả từ cái nhân hữu lậu mê mờ đến cái nhân vô lậu giải thoát. Trước hết, do thường mong muốn (dục) cho nên siêng năng nỗ lực tu tập dũng mãnh (tinh tấn); nhờ sự tinh tấn tu tập dũng mãnh nên phiền não được tiêu trừ, nhờ vậy mà tâm được chuyên nhất (tâm), nhờ tâm chuyên nhất nên quán trí được thanh tịnh (quán), để trở thành năng lực phá tan gốc rễ vô minh. Nhưng trong thực tế khi hành giả tu tập, chúng phải đồng lúc hiện hữu theo luật tắc duyên khởi.

Xem thêm video"Lời Phật dạy về các tín ngưỡng dân gian":

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Niệm Phật có thể độ chúng sanh

Kiến thức 11:30 26/11/2024

Niệm Phật chính là hạnh Ðại thừa thỏa đáng nhất, có thể trên đền bốn ân nặng, dưới cứu khổ ba đường.

Đạo Phật là gì?

Kiến thức 10:22 26/11/2024

Khi chúng ta tìm hiểu về đạo Phật tức là đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí chính mỗi người.

Hãy xem mình là khách viễn du

Kiến thức 14:40 25/11/2024

Hạnh phúc lâu dài không thể có được bằng việc tích lũy vật chất. Dầu có bao nhiêu bạn, họ cũng không thể khiến ta hạnh phúc. Hoặc đắm chìm trong sắc dục không ích lợi gì ngoài việc đưa ta đến khổ đau.

Nguyện được Niết-bàn có phải là lòng tham?

Kiến thức 11:44 25/11/2024

Nguyện được Niết-bàn (Nibbāna) không phải là tham (lobha) trong ý nghĩa thông thường. Thay vào đó, tâm nguyện này được xem là một thiện tâm (kusala citta) khi xuất phát từ sự hiểu biết đúng đắn (sammā diṭṭhi) và lòng mong muốn giải thoát khỏi khổ đau.

Xem thêm