Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 31/01/2014, 07:39 AM

Hái lộc đầu năm vì mùa Xuân là Tết trồng cây, chứ không phải Tết để phá cây

Phúc đức là do chính bạn tự tạo ra mỗi khi bạn đặt chân vào cửa Phật đài để cầu an cho gia đình và xã hội, bên cạnh đó làm nhiều việc tử tế hữu ích cho tập thể trong cuộc sống hàng ngày; phúc đức ấy dài lâu hơn là “phúc lộc” mà bạn vẫn nghĩ nó nằm trong cành lộc của chùa.

Mùa xuân là Tết trồng cây. Mùa xuân là mùa khởi đầu cho mọi sự mới mẻ trong năm, nên tục hái lộc cửa Phật đầu xuân vốn là một nét phong tục đẹp của người Việt, vì nó ngụ ý xin hưởng an lạc, phúc đức nơi linh thiêng để mang về cho gia đình. Nhưng nét phong tục đó đang bị biến dạng, biến mùa xuân từ Tết trồng cây trở thành cái Tết phá cây.
     
Vì đâu?
     
Nét phong tục hái lộc đầu xuân tự nó không thay đổi, mà nó bị làm cho biến dạng khó coi, bởi bàn tay của một bộ phận người dân chưa hiểu biết. Thời xưa, người Việt xin lộc chỉ lấy một nhánh nhỏ hoặc một búp nhỏ trên cây, một cách nhẹ nhàng vào buổi sáng sớm, lúc vạn vật chưa tỉnh thức, để tránh làm đau cây cỏ; cốt để lấy may từ những cây xương rồng, cây đa, cây đào, cây quất trong chùa, vì cho rằng mọi thứ ở chùa đều linh thiêng, vừa chứa đựng phúc lộc.
   
Cũng chính vì nghĩ rằng, cây cối trong chùa, đền có lộc linh thiêng, nên người dân lại suy ra, càng xin được cành cây to hơn, là sẽ được hưởng nhiều phúc lộc trong năm hơn. Điều đó dẫn đến tình trạng người dân dùng hẳn dao rựa và cưa để chặt cành mang về nhà, khiến cho cây xanh bị tàn tạ và bức tử một cách tức tưởi.
 Vẻ đẹp của tự nhiên...
Vì người ta đâu biết rằng, cây cối bị chặt mất nhiều cành lá thì cây không sống nổi lâu hơn. Cùng ở trong một cá thây là cây: cành, lá và thân có mối tương quan và tương duyên thầm lặng mà bền chặt như tình thân trong gia đình: chiếc lá không bao giờ nghĩ rằng nó có thể trả hết nợ ân tình của thân cây, khi nó đã hết lòng hấp thụ ánh mặt trời, để khổ công tinh chế nhựa thô thành nhựa luyện cho cây. Vì chiếc lá đã quan sát thấy được sự thật là nó chưa bao giờ ngừng tiếp nhận tình thương yêu của thân cây, thân cây có già cỗi cũng vẫn cắm sâu những chiếc rễ xuống lòng đất để hút khoáng về nuôi chiếc lá.
     
Nay, ai đó chặt cành lộc để mang về cho gia đình, điều đó cho thấy người đó yêu gia đình của họ, vậy còn cành, lá và thân sống với nhau gắn bó như một gia đình, nếu tách rời nhau ra, lá và thân còn sống được bao lâu nữa? Bạn không muốn xa rời người thân yêu, lá và cây cũng vậy.
     
Cành lá rời khỏi thân cây, quá trình quang hợp và trao đổi chất không còn tiếp tục, cành lá vốn được coi là lộc bị héo rũ trong nhà suốt chín ngày Tết. Bạn cho rằng lá cành ở chùa là lộc, nay cành lá mang về nhà héo khô, vậy phải chăng “lộc” của bạn cũng không còn?
     
“Trong nhà có báu thôi tìm kiếm – Đối cảnh vô tâm chớ hỏi Thiền”. Phật hoàng Trần Nhân Tông cho rằng “kho báu” ở trong nhà, có nghĩa là những gì quý giá nhất như phước báu và công đức mà bạn đang nguyện cầu, đang nằm sẵn trong tâm hướng thiện đến với cửa Phật cầu an cho gia đình và xã hội, vậy sao bạn còn cần tìm kiếm phúc lộc ở đâu trong những cành lá vô tri nữa?
     
Bạn nghĩ kĩ, sẽ hiểu được, Tâm chúng ta tỉnh thức và sáng suốt, ta sẽ có thể tạo ra của cải từ trong tri thức và kỹ năng của bản thân, như Phật đã dạy: “Tài sản quý giá nhất đời người là trí tuệ và sức khỏe”. Tuổi trẻ, bạn đã có sẵn hai điều đó làm hành trang để đi lên. Ngoài ra, tâm an lạc bình yên của mỗi người trong gia đình mới mang lại sự đoàn kết, nhu hòa, hạnh phúc cả năm trong mỗi căn nhà.
   
Phúc đức là do chính bạn tự tạo ra mỗi khi bạn đặt chân vào cửa Phật đài để cầu an cho gia đình và xã hội, bên cạnh đó làm nhiều việc tử tế hữu ích cho tập thể trong cuộc sống hàng ngày; phúc đức ấy dài lâu hơn là “phúc lộc” mà bạn vẫn nghĩ nó nằm trong cành lộc của chùa.

Vì sự thật, đức Phật ở chùa là người Thầy dẫn đường cho bạn tu tập thành tựu phúc đức, Ngài không phải vị thần ban phúc hay giáng họa vào cây cối trong chùa, để bạn “xin” càng nhiều cành càng có nhiều phúc đức.
     
Phúc đức do con người tự tạo ra, khi mỗi người chúng ta bảo vệ cây xanh, để cây xanh điều hòa môi trường mà hơn tám triệu người dân Việt Nam đang tồn tại trong đó; vì bạn góp phần mang đến môi trường sống trong lành cho mọi người và mọi loài, có nghĩa là bạn đã thành tựu công đức bố thí thù thắng nhất trong các loại bố thí.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Quảng Ninh "quản lý hòm công đức" và một góc nhìn!

Ý kiến – Diễn đàn 13:37 09/11/2018

Vậy thì, trước khi ban hành Công văn số 489/UB-VX1, UBND tỉnh Quảng Ninh đã được chủ sở hữu tài sản “ủy quyền” định đoạt hoặc ủy quyền được tham gia định đoạt tài sản chưa? Đã có trong tay quy định nào từ văn bản luật làm căn cứ pháp lý ban hành chưa? Nếu “chưa” thì rõ ràng là không ổn rồi!

Âm mưu phá hoại Phật giáo của Pháp Luân Công

Ý kiến – Diễn đàn 15:30 07/11/2018

Pháp Luân Công, một tổ chức ngụy trang Phật giáo, đã bóp méo giáo lý của Phật giáo. Cộng đồng Phật giáo phản đối việc đăng ký của Pháp Luân Công cũng là để làm sáng tỏ và bảo vệ Phật giáo chính thống thì lại bị buộc tội không coi trọng nhân quyền. Ai là kẻ vi phạm nhân quyền, phá hoại tôn giáo khác và ai mới là người bảo vệ tôn giáo chính thống?

Suy nghĩ đôi điều về sự cầu siêu và cúng thí thực

Ý kiến – Diễn đàn 15:10 11/10/2018

Cầu siêu là cầu mong siêu thoát, nghĩa là dùng phương pháp nào đó để giúp vong linh của người đã chết vượt qua khỏi cảnh khổ đau. Ý nghĩa thì như vậy, nhưng có siêu thoát được hay không, đây là vấn đề thuộc phương pháp siêu độ hay nói đúng hơn là Pháp thuật vi diệu nào đó mới siêu độ nổi vong linh người quá cố.

Nhà Phật có cấm đánh ghen không?

Ý kiến – Diễn đàn 05:15 09/10/2018

“Tinh tinh”... tiếng chuông tin nhắn vang lên. “Nhà Phật có cấm đánh ghen không mày?”, đọc tin cô bạn thân gửi mà tôi vừa thấy buồn cười lại vừa lo lắng. Tôi vội nhấc điện thoại hẹn gặp bạn ngay để hỏi thăm tình hình, phòng trường hợp bạn “giận quá mất khôn”.

Xem thêm