Thứ, 26/12/2022, 15:16 PM

Hại người không làm hại ai, chẳng khác ngược gió tung bụi

Hại người không làm hại ai, chẳng khác ngược gió tung bụi, với kết quả là tự mình phải chịu kết quả hành động của mình.

Đức Phật trong khi quan sát tâm trí của mọi loài chúng sanh đã tuyên bố rằng, mọi loài thương tự ngã của mình là tối thượng. Nếu chúng ta thương tự ngã của chúng ta, chớ có làm hại tự ngã của người. Mọi loài cầu an lạc. Hại người để cầu an lạc cho mình thật là hạ sách. Đừng hại người mới là thượng sách đem lại hạnh phúc cho mình. Đối với đức Phật, chỉ những ai thật sự không làm hại một ai, mới xứng danh là vị “Bất hại”.

Hại người không làm hại ai, chẳng khác ngược gió tung bụi 1

Bậc Thánh, bậc có trí không hại một chúng sanh nào. Hành động các vị ấy, thân nghiệp, khẩu nghiệp hay ý nghiệp hoàn toàn bất hại. Đó là lý do tại sao các vị ấy được gọi là các bậc Thánh.

“Vì nghĩ đến tư lợi,

Nên mới cướp hại người,

Khi người khác cướp hại;

Bị hại, lại hại người.

Người ngu nghĩ như vậy,

Khi ác chưa chín muồi;

Khi ác đã chín muồi,

Người ngu chịu khổ đau.

Sát người bị người sát;

Thắng người bị người thắng;

Mắng người, người mắng lại;

Não người, người não lại.

Do nghiệp lực diễn tiến,

Bị hại, lại hại người”.

(Tương Ưng I. 103)

“Không xúc, không có chạm,

Có xúc thời có chạm,

Nếu hại người không hại,

Tức có xúc, có chạm.

Ai hại người không hại,

Người tịnh không ô nhiễm,

Kẻ ngu hái quả ác,

Như ngược gió tung bụi”.

(Tương Ưng I. 16)

“Tâm ta đi cùng khắp.

Tất cả mọi phương trời,

Cũng không tìm thấy được,

Ai thân hơn tự ngã.

Tự ngã đối mọi người,

Quá thân ái như vậy,

Vậy ai yêu tự ngã,

Chớ hại tự ngã người”.

(Tương Ưng I. 92)

“Chúng sanh cầu an lạc,

Ai dùng trượng hại người,

Tìm an lạc cho mình,

Đời sau không được lạc”.

(Pháp Cú. 131)

“Chúng sanh cầu an lạc,

Không dùng trượng hại người,

Tìm an lạc cho mình,

Đời sau được hưởng lạc”.

(Pháp Cú. 132)

Bà-la-môn Ahimsaka thưa với đức Phật: “Con là Ahimsaka, thưa Tôn giả Gotama. Con là Ahimsaka, thưa Tôn giả Gotama”. Đức Phật nói lên bài kệ với Bà-la-môn:

“Danh phải tương xứng người,

Người phải là bất hại.

Ai với thân, khẩu, ý,

Không làm hại một ai.

Ai không hại người khác,

Người ấy thật Bất hại”.

(Tương Ưng I. 203)

“Còn sát hại sinh linh,

Đâu được gọi Hiền Thánh.

Không hại mọi chúng sanh,

Mới được gọi Hiền Thánh”.

(Pháp Cú. 270)

“Ai sống tự trang sức,

Nhưng an tịnh nhiếp phục.

Sống kiên trì Phạm hạnh,

Không hại mọi sanh linh.

Vị ấy là Phạm chí,

Hay Sa-môn, khất sĩ”.

(Pháp Cú. 142)

“Bậc Hiền không hại ai,

Thân thường được chế ngự,

Đạt được cảnh bất tử,

Đến đấy không ưu sầu”.

(Pháp Cú. 225)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Phổ Môn giải thoát

Kiến thức 16:30 17/03/2025

Phẩm Phổ môn trong kinh Pháp Hoa thường được các chùa Bắc truyền dùng trong thời khóa tụng kinh, nhất là tụng thời Tịnh Độ hoặc vào dịp lễ cầu an, nhưng không phải ai cũng hiểu được những giá trị tư tưởng cao quý thâm sâu, cũng vận dụng được trong đời sống sinh hoạt hàng ngày.

Ý nghĩa của ngày vía đức Bồ tát Quán Thế Âm

Kiến thức 10:00 17/03/2025

Hằng năm, Phật tử thường làm lễ vía Bồ tát Quán Thế Âm thật trang nghiêm vào các ngày: 19/2, 19/6 và 19/9 theo âm lịch. Đức Quán Thế Âm Bồ tát còn được gọi là Bồ tát Quán Tự Tại xuất hiện khá nhiều trong các kinh điển của Phật giáo Đại thừa như trong kinh Hoa Nghiêm, kinh Lăng Nghiêm, kinh Pháp Hoa…

Lời dạy sau cùng của Đức Phật trước khi Ngài nhập niết bàn

Kiến thức 10:00 13/03/2025

"Này! Các người phải tự mình thắp đuốc lên mà đi! Các người hãy lấy Pháp của ta làm đuốc! Hãy theo Pháp của ta mà tự giải thoát! Ðừng tìm sự giải thoát ở một kẻ nào khác, đừng tìm sự giải thoát ở một nơi nào khác, ngoài các người!..".

Ai là người biết cúng dường Như Lai đúng nghĩa?

Kiến thức 06:20 09/03/2025

Đức Phật dạy: "Những người tin ta, thương ta, họ sẽ được phước báu nhưng không đủ điều kiện giải thoát. Nhưng những người thực hành giáo pháp, họ sẽ giác ngộ giải thoát". (Vậy muốn được hưởng phước báu hay muốn giải thoát? Quyền nơi bạn.)

Xem thêm