Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 06/11/2022, 19:00 PM

Sự vận hành của Pháp trong nhân quả và nghiệp báo

Tất cả các pháp đến đi nơi mỗi người chính là duyên nghiệp, nhân quả do người ấy tạo ra trong sự vận hành của Pháp, bây giờ không ngay đó học ra bài học giác ngộ lại tìm cầu sở đắc, như vậy không phải là vô minh ái dục hay sao?

Có một điều quan trọng cần lưu ý là Pháp luôn vận hành đúng nguyên lý tự nhiên. Chỉ khi bản ngã xen vào tạo tác theo tư kiến, tư dục - tức tà kiến, tham ái - mới làm xáo trộn trật tự vận hành của Pháp. Bản ngã luôn chọn cho mình những pháp ưa thích để sở hữu nhưng trên thực tế chỉ làm tăng thêm ảo tưởng “ta”, “của ta” và “tự ngã của ta”.

Như vậy, phải có một pháp hành nào đó thực sự thoát khỏi bản ngã.

Một pháp hành khởi đầu bằng vô tham, vô sân, vô si; một pháp hành thực sự không, vô tướng, vô tác, vô cầu thì mới đúng Đạo đế, nếu không sẽ mãi loay hoay trong vô minh ái dục, sinh tử luân hồi.

Đức Phật cảnh báo rằng những vị chư thiên, phạm thiên trong cõi trời Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới, khi hết tuổi thọ hi hữu lắm mới được sinh lại làm người, còn phần lớn bị đọa vào Địa ngục, Ngạ quỷ, Súc sinh. Tại sao đã tu luyện được lên các cõi cao như vậy mà vẫn khó sinh lại làm người? Vì sao? Đơn giản chỉ vì tu không đúng hướng xả ly mà chỉ lo tìm cầu sở đắc nên dù sở đắc cao đến đâu vẫn còn vô minh ái dục và chỉ củng cố thêm cho cái “Ta” ảo tưởng. Đó không phải là Đạo đế, không phải “viễn ly, ly tham, đoạn diệt”, hay vô vi (vô hành, vô tác), vô ngã.

Thấu hiểu lý nhân quả

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Nếu hành đúng hướng thì ngày càng đoạn giảm bản ngã tham, sân, si. Nhưng đây là do tham vọng sở đắc mà tu hành nên chỉ tập trung vào sở cầu tương lai, bỏ quên biết bao bài học giác ngộ ngay trong từng khoảnh khắc hiện tại. Ví như một em học sinh lớp 2 thích môn toán và có thể là một thần đồng toán học, nhưng tất cả các môn khác thì vẫn là trình độ lớp 2, thậm chí đã quên hết nên phải học lại lớp 1. Cũng vậy những người ham thích sở đắc thiền định, an lạc, thần thông sẽ quên tính xả ly của những ba-la-mật, nên khi hưởng hết quả thiền định trên cõi Sắc, Vô Sắc sẽ phải vào các đọa xứ để học lại từ đầu. Đó là luật tự nhiên, không thể khác được.

Vậy tại sao chúng ta không học tất cả sự kiện đến đi, sinh diệt ngay nơi thực tại thân-thọ-tâm-pháp? Ngay khi mắt tai mũi lưỡi thân ý tiếp xúc với sắc thanh hương vị xúc pháp? Ngay các cảm thọ khổ lạc hỷ ưu đang diễn ra nơi thân tâm để thực chứng Tứ Thánh đế? Tại sao không thấy Pháp ngay nơi thực tại đang là? Đơn giản chỉ vì tâm cứ khởi lên phi hữu ái, hữu ái, dục ái (hay tham sân si) nên mải nỗ lực tìm cầu sở tri sở đắc, mải chọn lựa lấy bỏ theo ý mình rồi lăng xăng tạo nghiệp để chỉ chuốc lấy khổ khổ, hoại khổ, hành khổ mà thôi.

Tất cả các pháp đến đi nơi mỗi người chính là duyên nghiệp, nhân quả do người ấy tạo ra trong sự vận hành của Pháp, bây giờ không ngay đó học ra bài học giác ngộ lại tìm cầu sở đắc, như vậy không phải là vô minh ái dục hay sao? Có thể nhìn ra bên ngoài để học nhân quả nghiệp báo nơi người khác, nhưng chủ yếu vẫn phải học ra bài học của Pháp nơi thân, tâm và hoàn cảnh của chính mình.

Nghiệp có chánh báo và y báo. Hoàn cảnh mình đang sống là y báo, những gì đang xảy nơi mình là chánh báo. Đó là những sự kiện hiện thực đang đến với mình, đang diễn ra nơi mình, nên chỉ qua đó mới thấy Pháp, không cần tìm kiếm đâu xa.

Thí dụ như khi thân đang đi, đang đứng, đang ăn, đang uống... thì ngay đó mà niệm thân; khi có cảm thọ khổ, lạc hay xả thì ngay đó mà niệm thọ; khi trạng thái hay thái độ tâm như thế nào thì ngay đó mà niệm tâm; khi tương giao hay quan hệ căn cảnh như thế nào thì ngay đó mà niệm pháp, vì đó đều là những đối tượng thực tại đang vận hành cần được tinh tấn chánh niệm tỉnh giác ngay không thể bỏ qua.

Toàn bộ hoạt động thân-tâm-cảnh biểu hiện ngay đây chính là sự vận hành của Pháp trong nhân quả nghiệp báo của chính mình chứ không phải của ai khác. Tất cả đều phải là thực tại, không qua thời gian, trở lại ngay đó mà thấy, không cần tìm kiếm viển vông, không cần tạo dựng đối tượng theo ý mình hay theo một phương pháp chế định sẵn nào.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?

Kiến thức 10:00 22/11/2024

Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?

Bố thí sinh phiền não

Kiến thức 09:32 22/11/2024

Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.

Tâm là gì?

Kiến thức 09:16 22/11/2024

Trong chữ Hán, chữ (心) được mô tả bằng bốn câu thơ như sau: “Tam điểm như tinh tượng/ Hoành câu tợ nguyệt tà/ Phi mao tùng thử đắc/ Tố Phật dã do tha”.

Học Phật giản đơn

Kiến thức 08:00 22/11/2024

Luôn giữ tâm thanh tịnh, chánh niệm tỉnh giác xa lìa các pháp cấu uế, bất thiện dần hướng đến an lạc, Niết bàn miên viễn.

Xem thêm