Thứ bảy, 22/12/2018, 20:48 PM

Hai tác phẩm thiếu nhi đầu tiên của Thiền sư Thích Nhất Hạnh được xuất bản

'Mỗi hơi thở một nụ cười' và 'Con gà đẻ trứng vàng' là hai ấn phẩm của thiền sư Thích Nhất Hạnh vừa ra mắt độc giả ngay trước ngày thiền sư trở về quê hương. Sách nhanh chóng được tái bản ngay sau một tuần lên kệ.

Sach

Thở - một trò chơi hạnh phúc

Hẳn người đọc sẽ tò mò, không biết thiền sư Thích Nhất Hạnh nói gì, kể gì với những tâm hồn trong sáng, thơ ngây chưa hiểu về hiện tại, hạnh phúc, về an trú thường được nhắc trong nhiều cuốn sách trước đây của người?

Thiền tập có cần thiết và có quá khó hiểu với trẻ thơ? Nếu nghĩ vậy thì những "ta" lớn ơi, ta đang bị "tâm phân biệt" quá chừng. Những ai biết cười đều vẫn đang là đứa trẻ. Khi cười ta hạnh phúc, tâm ta vô lo. Khi tâm ta vô lo, ta quay về là một đứa trẻ hạnh phúc.

Nên ta hiểu ra, tập sách song ngữ Anh - Việt Mỗi hơi thở một nụ cười của Thích Nhất Hạnh không phải là một cuốn sách dạy thiền tập, mà đang bày cho tuổi nhỏ chơi một trò chơi hạnh phúc.

Trò chơi ấy có sự mới mẻ khi nhìn cái bụng nhấp nhô nhấp nhô và thấy sự hiện diện gần gũi của ba mẹ, ông bà, anh chị, mây trời, hoa lá… quanh bé với thật nhiều tình thương. Trò chơi ấy được chỉ dẫn bằng giai điệu của ngôn từ, khi ta thì thầm hay đọc thành tiếng đều thấy êm đềm, bình an.

Quay về làm một đứa trẻ

Cũng bằng cách xây dựng một thế giới tự nhiên, giản dị và có rất nhiều tình thương như thế, nhưng quyển Con gà đẻ trứng vàng lại mang một phong vị khác. Ngôn ngữ không còn là giai điệu, mà lại đầy ắp hình ảnh.

Một cậu bé và một chú gà trở thành bạn thân thiết ở trong thiên đường là khu vườn nhỏ. Đôi mắt của người lớn nhìn vào chỉ chăm chú vào quả trứng vàng, bằng vàng thật, nhưng đôi mắt trẻ thơ chỉ say sưa với quả trứng thường có thể nở ra một chú gà con.

Điều mầu nhiệm nào sẽ kết nối những đôi mắt kia thành một ánh nhìn? Ánh nhìn của sự làm hòa cùng vạn vật, ánh nhìn mang niềm hạnh phúc với những gì ta đang có?

Sách của thiền sư Thích Nhất Hạnh thật ra có phương pháp để kể câu chuyện rót vào hồn trẻ nhỏ. "Pháp" chẳng phải là "phép" sao? Là kể bằng phép mầu của tình thương trong đời sống này. Là kể bằng phép mầu của ngôn ngữ.

Thế nên, sách đâu chỉ dành cho trẻ nhỏ. Những "ta" lớn có thể quay về làm một đứa trẻ hạnh phúc để đọc, kể và nghe cùng những đứa trẻ hạnh phúc khác mà ta thương. Và để thấy mình thật giàu có khi đang giở sách.

Bài liên quan

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Cây gậy cong còn hơn đứa con bất hiếu

Sách Phật giáo 09:09 01/01/2025

Vào một buổi sáng sớm tại vườn Kỳ Thọ Cấp Cô Độc, đức Phật mặc Tăng phục đến nước Xá Vệ khất thực, Ngài nhìn thấy một vị Bà La Môn tuổi đã rất lớn, thân thể suy yếu, cũng chống gậy cầm bát đi khất thực từng nhà, từng nhà một.

Tư tưởng Phật học và quan niệm nhân sinh trong Tây Du Ký

Sách Phật giáo 07:30 01/01/2025

Ở phần này, tác giả sẽ bàn về tư tưởng Phật học và các quan niệm về nhân sinh và xã hội của Ngô Thừa Ân biểu hiện qua Tây Du Ký qua các hồi truyện. Đầu tiên là hồi truyện “Gốc thiêng nẩy nở, nguồn rộng mở Tâm tánh tu trì, đạo sinh lớn”.

Các biểu tượng khác nhau về Phật học trong Tây Du Ký

Sách Phật giáo 14:33 31/12/2024

Ðọc Tây Du Ký chúng ta bắt gặp rất nhiều hình ảnh biểu tượng và ngôn ngữ biểu tượng, biểu tượng hóa giáo lý Phật giáo. Chúng ta sẽ có dịp thích thú chia sẻ với các hứng khởi sáng tác của tác giả.

Sách Phật giáo: Những tác giả quen thuộc tiếp tục thu hút độc giả

Sách Phật giáo 10:26 30/12/2024

Thiền sư Thích Nhất Hạnh, Minh Niệm, Nguyên Phong, Suối Thông, Thích Tánh Tuệ… là những tác giả đã định hình tên tuổi trong dòng sách Phật giáo, tiếp tục có sách bán chạy năm qua.

Xem thêm