Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 27/12/2012, 17:19 PM

Hàn Quốc: Học giả Kiết Tái đạo đức cao quý, trung nghĩa liêm khiết

Cả cuộc đời của Kiết Tái chỉ luôn tu dưỡng, trau dồi kiến thức, chưa bao giờ chạy theo chức tước, danh vọng hay giàu sang, phú quý. Người đời sau, ai nấy đều ca ngợi, tôn vinh trình độ học vấn xuất chúng cũng như đạo đức cao quý và lòng trung nghĩa liêm khiết của ông

Thế gian nói đến đạo lý làm người, cũng hiếm ai giữ được tiết nghĩa. Song, học giả họ Kiết (Gil) là người đạt đến cảnh giới đó. Ông xem :

Công danh như thể vầng trăng lặn,

Phú quý tựa như bóng xế tà,

Kiếp sống tựa hồ như tuyết giá;

Đời người nào khác đám mây tan.

Ông lui về ẩn dật nơi xa xôi hẻo lánh, trên mảnh đất quê hương chỉ được độ mươi luống cày, với mái nhà tranh và hòa mình cùng cỏ cây thiên nhiên, vui thú điền viên thôn dã, ngày tháng thong dong tự tại, hít thở tích nguyên khí.

Nhân đức của nhà Chu có cao vút đến tận trời xanh cũng không làm nguôi được việc anh em Bá Di, Thúc Tề bỏ lên núi Tây Sơn hái rau vi ăn. Hoặc như nhà Hán khi trung hưng, cũng vẫn phải chịu Nghiêm Tử Lăng, để ông ẩn cư, ngồi câu cá bên bến Đông Giang.

Dù ngàn năm thế sự thăng trầm trôi qua, cũng chẳng ai thay đổi được tấm lòng của những con người này.

Trên đây là phần dịch đoạn văn tưởng nhớ về nhà nho Kiết Tái (Gil Jae) với đầy lòng tôn kính của học giả Kwon Woo giai đoạn cuối thời Cao Ly (Goryeo), đầu thời Triều Tiên (Joseon). Thực tế, sau khi xây dựng đất nước, vua Thái Tông (Taejong) (Thái Tông, tên thật là Lý Phương Viễn (Yi Bang-won) vua đời thứ 3 của (Joseon) có ban chức cho Kiết Tái (Gil Jae) ra làm quan nhưng vị nho sĩ này đã tỏ ý chí cương nghị "Bất sự nhi quân" - nhất định không thờ 2 vua, giữ lòng tiết nghĩa với triều Cao Ly (Goryeo) mà bỏ về ở ẩn nơi thôn dã. Nhờ vậy, người đời mới ví Kiết Tái (Gil Jae) như núi Chỉ Trụ (DiZhu) ở Trung Quốc không bao giờ cúi đầu trước phong ba của sông Hoàng Hà và tôn ông lên thành một biểu tượng của lòng trung liệt.

Kiết Tái (Gil Jae) hiệu là Dã Ẩn, sinh tại thành phố Quy Ni (Gumi) vào năm Quý Tỵ (1353), năm thứ 3 triều vua Cung Minh vương (Gongmin), giai đoạn Cao Ly (Goryeo) đã trở nên suy tàn. Ông vốn là con trai của thái thú huyện Cẩm Sơn (Geumsangun) tỉnh Trung Thanh Nam Đạo (Chungcheongnam là Gil Won-jin). Năm ông 8 tuổi, cha của ông được phong làm "Đại phán" vùng quận Bảo Thành (Boseonggun), phải lên đường đi Bảo Thành (Boseonggun), tỉnh Toàn La Nam Đạo (Jeollanam) để nhậm chức. Mặc dù vậy, do ở đây bổng lộc ít, không đủ cho cả gia đình cùng chuyển đến sống nên Kiết Tái (Gil Jae) phải gửi về nhà cho ngoại nuôi dưỡng và đã phải sống với những tháng ngày ấu thơ trong cô đơn, nghèo khổ. Tuy nhiên, Kiết Tái (Gil Jae) lại có tính ôn hòa và rất đỗi thông minh nên năm Quý Mão (1363) ông được cho đi học ở chùa Đào Lý (Dorisa) núi Lãnh Sơn, sau đó được học về "Luận ngữ", "Mạnh Tử", bắt đầu tiếp cận với Tống nho và thọ Tam quy Ngũ giới trở thành Phật tử.

Đặc biệt, trong lần đến thăm cha ở kinh thành Gaegyeong (tên gọi xưa của Gaeseong hiện nay), Kiết Tái (Gil Jae) đã được học kiến thức từ các thầy Lý Sắc (Yi Saek 91328 – 1396), Trịnh Mộng Chu (Jeong Mong-ju)(1337–1392) và Quyền Cận (Kwon Geun) (1352–1409) là những người đóng vai trò chủ đạo trong việc phát triển Tống nho giai đoạn cuối thời Cao Ly (Goryeo).  Biểu hiện tài năng của mình đến mức thầy Quyền Cận (Kwon Geun) (1352–1409) phải thốt lên rằng:"người đến học chữ với ta thì có nhiều, nhưng chỉ mỗi Kiết Tái (Gil Jae) là vượt trội hơn cả". Năm 22 tuổi, Kiết Tái (Gil Jae) đã thi đỗ khóa thi "Sinh viên" (Sinh viên thí), năm 31 tuổi thi đỗ "Đại khoa" (khoa thi tuyển quan văn) và bắt đầu đến với cuộc sống quan trường.

Kiết Tái (Gil Jae) thường làm việc ở các bộ phận liên quan đến giáo dục như làm ở ban "Học chính", "Bác sĩ", "Giáo thụ" trong trường đào tạo quan lại Thành Quân Quán (Sungkyunkwan). Năm Kỷ Tỵ (1389), ông được bổ nhiệm vào làm "Môn hạ chú thư", chức quan phụ trách về tài liệu của triều đình. Tuy nhiên, khi thấy Yi Seong-gye (Thái Tổ, vua đời thứ nhất của Triều Tiên (Joseon) chuẩn bị xây dựng nên một triều đại mới, ngay năm sau, ông đã lấy cớ là chăm sóc mẹ già để từ chức, về quê.

Sau khi ẩn cư, mặc dù triều đình liên tiếp nhiều lần phong quan tước nhưng Kiết Tái (Gil Jae) không nhận. Song, khi vua Cung Nhượng vương (Gongyang) (1345–1394), vị vua cuối cùng của triều Cao Ly (Goryeo) qua đời, ông vẫn để tang vua 3 năm.

Về sau, vua Thái Tông (Taejong0 của triều đại Triều Tiên (Joseon) lúc thuở nhỏ sống gần nhà Kiết Tái (Gil Jae), lớn lên lại học cùng với ông ở trường Thành Quân Quán (Sungkyunkwan) nên muốn bổ nhiệm ông vào chức "Bác sĩ" ở "Phụng Thường Tự", cơ quan đảm nhận các việc về tế tự nhưng ông đã thẳng thắn chối từ, nói rằng mình không thờ hai vua (Bất sự nhi quân).

Việc Kiết Tái (Gil Jae) sinh ra trong giai đoạn lịch sử giao thời của hai triều đại Cao Ly (Goryeo) và Triều Tiên (Joseon) nhưng vẫn giữ lòng tiết nghĩa, trung với chủ cũ đã lan đi khắp nơi, được nhiều người biết tới. Nhiều văn sĩ đã nối nhau, xếp hàng xin được làm môn sinh của ông. Các nhân vật nổi tiếng như Kim Tông Trực (Kim Jong-jik) (1431–1492), Kim Goeng-pil (1454–1504), Jeong Yeo-chang, Jo Gwang-jo (1482 – 1519) những người được coi là khởi nguồn của phái "Sarim" (Sĩ lâm) - học phái sau này đóng vai trò chủ đạo về chính trị và xã hội của Triều Tiên (Joseon) giai đoạn trung kỳ đều đã suy tôn Kiết Tái (Gil Jae) làm thầy.

Kiết Tái (Gil Jae) từng dựng một thư trai ở chân núi Geumo để dạy cho học trò nhiệm vụ, trách nhiệm và kinh nghiệm của một viên quan làm giáo dục. Nhiều nhân tài do ông giáo dục đào tạo đã ra làm quan chức của triều đình trung ương. Vì thế, núi Kim Ô (Geumo) nơi ông dạy học đã rất được đề cao vào thế kỷ 15, trở thành một "thánh địa" của Tống nho. Đặc biệt, học giả Yi Hwang  hiệu là Thối Khê (Toegye), một cây đại thụ, đỉnh cao của Tống nho thời Triều Tiên (Joseon) cũng đã coi Kiết Tái (Gil Jae) như một người thầy của mình.

Cả cuộc đời của Kiết Tái (Gil Jae), cho đến khi đã mất vào năm Kỷ Hợi (1419) luôn chỉ tu dưỡng, trau dồi kiến thức, chưa bao giờ chạy theo chức tước, danh vọng hay giàu sang, phú quý. Người đời sau, ai nấy đều ca ngợi, tôn vinh trình độ học vấn xuất chúng cũng như đạo đức cao quý và lòng Trung nghĩa Liêm khiết của ông.

Học giả Kiết Tái (Gil Jae), xứng danh là một Nho sĩ, một Phật tử thuần thành. Là một tấm gương mãi soi sáng cho bao thế hệ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Thích Vân Phong (Tổng hợp theo báo Hàn Quốc)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Thái Lan: Lễ cúng dường 10.000 chư Tăng trong nước và quốc tế tại giảng đường Wat Phra Dhammakaya

Quốc tế 11:00 23/04/2024

Sáng ngày 22/4/2024, chư Tôn đức Tăng Phật giáo trên khắp mọi miền của đất nước Thái Lan, đại diện các tổ chức Phật giáo đến từ nhiều quốc gia cùng vân tập về Đại giảng đường Wat Phor Dhammakaya, Thái Lan để tham dự lễ Trai Tăng.

Bất ngờ phát hiện đầu tượng Phật ẩn trong bức tường của hang đá nổi tiếng ở Trung Quốc

Quốc tế 13:45 16/04/2024

Lần đầu tiên, các nhà khảo cổ tìm thấy hơn 80 đồ điêu khắc bằng đá tinh xảo, bao gồm đầu tượng Phật, bên trong các bức tường ở miền trung Trung Quốc.

Tết Bunpimay Lào 2567 tại tỉnh Khammoun

Quốc tế 14:45 13/04/2024

Với nhân dân các bộ tộc Lào thì đón ngày Tết trong tiết tháng Tư dương lịch 2024 - Tết Bunpimay năm 2567, lễ hội mang ý nghĩa đem lại sự mát mẻ, phồn thịnh cho vạn vật, ấm no hạnh phúc, bình an cho con người.

Rà phá bom mìn, phát hiện 51 tượng Phật có niên đại hàng trăm năm

Quốc tế 12:01 08/04/2024

Trong quá trình rà phá bom mìn còn sót lại sau chiến tranh, một đội rà phá bom mìn tình cờ phát hiện một kho lưu giữ 51 bức tượng nhỏ tại làng Kherng, huyện Phoukoud, tỉnh Xiengkhuang, Lào.

Xem thêm