Hàng ngày ngồi thiền, đọc kinh có thể thành Phật được không?
Con người trước tiên là phải vứt bỏ hết thảy tư tâm và dục vọng của mình, thì mới có thể đi vào thanh tịnh.
>>Những câu chuyện Phật giáo hay nên đọc
Đệ tử: Thưa sư phụ, con ngày ngày ngồi thiền, đọc kinh, nỗ lực như thế này liệu có thể thành Phật không ạ?
Sư phụ: Không thành được.
Đệ tử: Tại sao vậy?
Sư phụ: Bởi vì Phật không phải là ngồi thiền mà thành, Phật cũng không đọc kinh.
Đệ tử: Thế Phật làm thế nào để thành Phật ạ?
Sư phụ: Phật chưa bao giờ nghĩ mình phải thành Phật.
Đệ tử: Vậy Phật nghĩ gì ạ?
Sư phụ: Phật chính là ngày ngày mong nghĩ làm thế nào để bố thí thành tâm của mình, làm thế nào để người khác được tốt hơn, làm thế nào để mọi người trên thế giới đều đắc đạo.
Phật ngày ngày suy nghĩ làm thế nào để người khác được thuận lợi hơn, ngày ngày nghĩ làm thế nào để thí xả thân mình để phục vụ người khác.
Ngày ngày suy nghĩ làm thế nào để gánh chịu trách nhiệm, phó xuất một cách thầm lặng, không để người khác biết những gì mình làm.
Chỉ cần mọi người đều có thể tốt, đều có thể nhận thấy trách nhiệm của mình, thấu hiểu và hòa hợp, không chạy theo những ham muốn, truy cầu và dục vọng thì Ngài sẽ thấy thỏa mãn là vui vẻ.
Ngài không cần mọi người biết, không nghĩ gì cho mình, cũng chưa bao giờ nghĩ mình phải đạt được gì, chỉ tìm cách để có thể bố thí đi tất cả thành tâm của mình.
Đệ tử: Vì thế con ngày ngày muốn thành Phật, thì không thể thành Phật được, là bởi vì con đang truy cầu được thành Phật. Phật cái gì cũng không muốn, không tính toán được mất, tất cả chỉ là bố thí thành tâm của mình.
Sư phụ: Đúng vậy, Phật không nghĩ những điều mà con nghĩ. Những chuyện Phật nghĩ, thì con lại không thể nghĩ đến và cũng không làm được, vậy con có thể thành Phật được không? Hơn nữa, Phật cũng không phải cứ muốn là thành, mà là công đức tương ứng tích được khi làm người.
Đệ tử: Vậy con sẽ bắt đầu thí xả bản thân mình, làm như vậy có thể thành Phật không?
Sư phụ: Không thể. Nếu con vì thành Phật mà xả bỏ, vậy thì không phải xả. Mà là có tâm hữu cầu, tâm được mất, có sự trao đổi. Không thể có thành tựu.
Đệ tử: Vậy thì thế nào mới thực sự là thí xả ạ? Con phải làm thế nào đây?
Sư phụ: Nếu cảm nhận được mình đang thí xả, thì không có xả. Con có biết được Phật xả gì không?
Đệ tử: Dạ có phải là phúc báo và công đức không ạ?
Sư phụ: Đúng vậy. Ông thí xả chính là vô lượng đức. Vậy con có cái đó không?
Đệ tử: Con không biết, có lẽ là con không có?
Sư phụ: Con có biết thế nào là đức không?
Đệ tử: Là không vì mình, làm người tốt, giúp đỡ người khác.
Sư phụ: Đây chỉ là hình thức bên ngoài, là lý luận trống rỗng mà thôi.
Bởi vì tâm con vẫn chưa đạt đến cảnh giới vô tư vô ngã, vì thế căn bản không thể biết vô tư là gì, vô ngã là gì. Hình thức bên ngoài của con chưa bị phá đi, thì không thể có công đức được?
Công và đức đều từ khởi tâm động niệm ở bên trong, là cảnh giới vô hình. Bởi vì con mang thân con người, trong cuộc sống có quá nhiều tư tâm tạp niệm, có quá nhiều vọng tưởng truy cầu, mà con căn bản không quan tâm tới từng ý nghĩ ý niệm của mình. Vì thế con ngay đến sự thanh tịnh cơ bản nhất cũng không có, cũng không hiểu rõ thực chất giới là gì, nên từng niệm đầu mỗi ngày vẫn còn ở trong vi phạm giới!
Chỉ cần con vẫn còn truy cầu đắc được, thì đều là hướng ngoại mà cầu. Vì thế, không có chính tâm, không có thành ý, không tìm ra được tiêu chuẩn của thiện và đức, không bỏ được lòng tham và dụng ý xấu của mình. Thì lại càng không có công đức.
Đệ tử: Vậy con cũng phải bắt đầu hỷ xả tâm tu hành thôi.
Sư phụ: Con có biết như thế nào mới gọi là xả không? Nếu niệm niệm đều ở trong hỷ xả, đều ở trong giới, vậy con có biết hỷ xả là gì không?
Đệ tử: thí xả cũng có cũng có nhiều nội dung vậy à? Con thực sự vẫn chưa biết.
Sư phụ: Tất cả nền móng của tu hành đều ở đây, con đến cái này cũng không biết, thì con đang ở trong phạm giới tạo nghiệp. Vậy con đời này có thể thành đạo nào đây? Không cần nói đến tu hành và học Phật nữa, ngay đến cả đạo làm người cơ bản cũng không thành nổi. Trong cảnh giới này của con, lại ngày ngày lấy kinh sách Phật, nói lời của Phật, chẳng phải là phạm tội phỉ báng sao?
Đệ tử trên thân đã bắt đầu toát mồ hôi, giọng có chút run rẩy nói: “Vậy xin thầy hãy chỉ dạy con với!”
Sư phụ từ bi nói: Cái gì gọi là thí xả, chính là trước tiên phải biết rõ chính mình, loại bỏ những so đo tính toán, mọi thứ phải dựa vào luật nhân quả để lý giải người khác.
Hết thảy các ác ý bên ngoài, phỉ báng, nghịch cảnh, đều là nhân quả tương ứng mà tự thân phải gánh chịu, chứ không phải là do lỗi lầm của người khác.
Vì thế không thể dùng ‘đúng’ và ‘sai’ để nhìn nhận người khác, nhìn nhận vấn đề, mà chỉ có thể lấy ‘chính’ và ‘tà’ để yêu cầu và ước chế tâm của mình, từng niệm từng niệm vứt bỏ chính mình.
Con người trước tiên là phải vứt bỏ hết thảy tư tâm và dục vọng của mình, thì mới có thể đi vào thanh tịnh.
Lê Hiếu
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
Dành cho bạn
Cách tụng thần chú Dược Sư tại nhà Phật tử nên biết
Kiến thức 15:00 22/12/2024Thần chú là bí mật của Chư Phật. Bạn có nhân duyên với chú nào thì tụng chú ấy. Đừng nay tụng Lăng Nghiêm, mai tụng Đại Bi, mốt tụng Dược Sư…
Chép hồng danh Phật sẽ có công đức lớn
Kiến thức 10:57 12/12/2024Chép hồng danh Phật hay chép Nam mô A Di Đà Phật là một trong những phương pháp tiêu nghiệp và giúp tăng phước.
Ngày vía Phật A Di Đà là ngày nào?
Kiến thức 09:11 11/12/2024Ngày vía Phật A Di Đà là ngày tưởng nhớ Đức Phật A Di Đà, tác lễ tri ân công đức mà Ngài đã dày công tạo lập Thế giới cực lạc. Hằng năm ngày vía Phật A Di Đà được tổ chức vào ngày 17/11 âm lịch.
Vì sao ngày 17/11 âm lịch hằng năm là ngày vía Phật A Di Đà?
Kiến thức 08:00 11/12/2024Những hành giả tông Tịnh Độ hiện nay gần như ai cũng biết và tham gia lễ kỷ niệm vía Phật A Di Đà đản sanh vào ngày 17 tháng 11 âm lịch hàng năm. Tuy nhiên, trong các kinh văn có đề cập đến lịch sử Phật A Di Đà thì tuyệt nhiên không thấy nói chính xác ngày Đản sanh của Ngài.
Xem thêm