Hạng người ngủ ít thức nhiều
Thế Tôn không cho phép hàng đệ tử ngủ nghỉ quá nhiều, bởi tham đắm sự ngủ nghỉ sẽ chướng ngại tu tập và làm cho con người trở thành biếng nhác nhưng Ngài cũng không tán thành việc ít ngủ để tư duy những việc không cần thiết.
Một thời, Thế Tôn trú ở Vesàli, tại Đại Lâm, giảng đường có nóc nhọn. Rồi Thế Tôn cho gọi các Tỷ Kheo:
Này các Tỷ Kheo, có năm hạng người ban đêm ngủ ít thức nhiều. Thế nào là năm?
Người đàn bà, này các Tỷ kheo, thao thức đến đàn ông, ban đêm ngủ ít thức nhiều.
Người đàn ông, này các Tỷ kheo, thao thức đến đàn bà, ban đêm ngủ ít thức nhiều.
Người ăn trộm, này các Tỷ kheo, thao thức đến đồ ăn trộm, ban đêm ngủ ít thức nhiều.
Vị vua, này các Tỷ kheo, lo lắng các công việc của vua, ban đêm ngủ ít thức nhiều.
Vị Tỷ kheo, này các Tỷ kheo, thao thức đến ly hệ phược, ban đêm ngủ ít thức nhiều.
(ĐTKVN, Tăng Chi Bộ II, chương 5, phẩm Vua, phần Chúng ngủ rất ít, VNCPHVN ấn hành, 1996, tr.563)
Ăn ít, uống ít, ngủ ít, nói ít
Lời bàn:
Lấy đêm làm ngày là xu thế chung của đời sống hiện đại. Vì thế, chứng mất ngủ hoặc ngủ rất ít ngày càng gia tăng, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và hiệu quả lao động của con người. Trong đó, ngoài những người do công việc phải ngủ ít còn đa phần thao thức vì suy nghĩ, toan tính cho những tham vọng cố hữu của con người.
Thường thì những lúc cuộc sống bị biến động do áp lực công việc, tình cảm thái quá cùng với bao nỗi lo toan sẽ dẫn đến căng thẳng, khó ngủ hoặc không ngủ được. Ai đã từng thức khuya mới biết đêm dài và ít nhiều có cơ hội đối diện với chính mình khi xung quanh đều vắng lặng rồi tự khám phá rằng đêm thấy ta là thác đổ. Bóng đêm thật đáng sợ, vì đó là lúc con người cảm nhận một cách sâu sắc về những điều sâu kín, tiềm ẩn trong tâm hồn. Những niềm vui, nỗi buồn, yêu thương và thù hận, nhân cách cao thượng hay thấp hèn, những khát khao thầm kín, cháy bỏng… tất cả đều trào tuôn, sủi bọt và tung tóe trên dòng sông tư tưởng.
Đặc biệt nhất là những suy tư liên hệ đến ái và dục. Những đêm trắng thao thức dệt mộng vàng đã nung nấu và đốt cháy thời gian nghĩ ngơi của con người. Mặt khác, những dự định, toan tính cho sự nghiệp ngày mai đều góp phần làm cho con người thức nhiều, ngủ ít. Nhưng đêm dài lắm mộng nên ngoài những suy tư đem đến hạnh phúc cho cá nhân và xã hội còn có nhiều mưu đồ đen tối và xấu xa lợi mình, hại người.
Tuy nhiên, còn không ít người biết tận dụng quỹ thời gian ít ỏi của đời người để suy nghĩ, tìm cách đem lại lợi ích, an lạc và hạnh phúc cho tha nhân. Đặc biệt là sự thao thức đến việc kiện toàn nhân cách để trở thành con người hoàn thiện, có ích cho xã hội.
Mặc dù, Thế Tôn không cho phép hàng đệ tử ngủ nghỉ quá nhiều, bởi tham đắm sự ngủ nghỉ sẽ chướng ngại tu tập và làm cho con người trở thành biếng nhác nhưng Ngài cũng không tán thành việc ít ngủ để tư duy những việc không cần thiết. Phải biết tận dụng thời gian, tập trung vào công việc, nhất là những việc lợi mình và lợi người là phương châm sống của những người con Phật.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Duyên khởi là cốt tủy, là hạt nhân của mọi triết lý Phật giáo
Kiến thức 11:20 03/11/2024Các triết lý quan trọng của Phật giáo như Vô ngã, khổ, vô thường, tính không, nhân quả đều được đặt trên nền tảng cơ sở của duyên khởi.
Tìm lại chính mình
Kiến thức 09:00 03/11/2024Một lần Đức Phật đang tĩnh tọa ở bìa rừng thì có 30 thanh niên từ đâu chạy tới, thấy Đức Phật, họ hỏi: Thưa Sa-môn, Ngài có thấy một cô gái chạy qua đây không?
Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?
Kiến thức 20:09 02/11/2024Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.
Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp
Kiến thức 14:50 02/11/2024Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.
Xem thêm