Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 01/08/2021, 13:15 PM

Ham muốn ngủ nghỉ

Ngủ nghỉ vốn cần thiết cho đời sống con người, chiếm trên dưới phần ba cuộc đời. Dĩ nhiên ai cũng cần ngủ nghỉ, điều quan trọng là vừa phải chớ có đam mê. Người đời thường nghĩ “ăn được ngủ được là tiên” nhưng trong nhà đạo thì cần tiết chế, nếu không sẽ rơi vào giải đãi, mê đắm.

Bởi lẽ ngủ nghỉ là một trong năm món dục lạc (tài, sắc, danh, thực, thùy - ngủ nghỉ), đam mê ngủ nghỉ là một chướng ngại đạo.

Từ thời Thế Tôn cho đến ngày nay, người xuất gia mê đắm ngủ nghỉ không phải chuyện lạ. Ngoài việc Thế Tôn hay chúng Tăng thường răn nhắc, cảnh tỉnh về tác hại của đam mê ngủ nghỉ thì chư thiên, hộ pháp thiện thần cũng hay phàn nàn, quở trách về việc này. Cho nên lập nguyện tinh tấn vượt thắng giải đãi, lười biếng và ham mê ngủ nghỉ là một hạnh tu quan trọng. Thụy miên ngủ nghỉ là một triền cái chướng ngăn thánh đạo. Sa đà vào ngủ nghỉ tuy không thô lộ dễ thấy biết như mê đắm tài, sắc, danh, thực nhưng tác hại đến đường đạo cũng không nhỏ.

Tham muốn là khổ đau

Cần phát huy tinh tấn dõng mãnh đoạn trừ ham mê ngủ nghỉ để tu tập lợi mình và lợi người.

Cần phát huy tinh tấn dõng mãnh đoạn trừ ham mê ngủ nghỉ để tu tập lợi mình và lợi người.

“Một thời, Đức Phật ở trong vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, có các Tỳ-kheo ở nước Câu-tát-la, du hành trong nhân gian, kiết hạ an cư trong một khu rừng. Ban ngày thì nhập chánh thọ, thân thể mệt mỏi, còn đêm đến thì ngủ.

Lúc đó, trong rừng kia có Thiên thần trú ngụ, tự nghĩ: ‘Đây không phải là pháp Tỳ-kheo. Ở trong rừng vắng, ban ngày nhập chánh thọ, ban đêm lại ham ngủ nghỉ. Bây giờ ta sẽ đến thức tỉnh vị ấy’. Lúc đó, Thiên thần đến trước Tỳ-kheo nói kệ:

Tỳ-kheo! Thầy tỉnh dậy!/ Vì sao ham ngủ nghỉ?/ Ngủ nghỉ có lợi gì?/ Khi bệnh sao không ngủ?/ Khi gai nhọn đâm thân/ Làm sao ngủ nghỉ được?/ Ngài vốn xả, không nhà/ Ý muốn đi xuất gia/ Nên như ý muốn xưa/ Cầu tăng tiến ngày đêm/ Chớ rơi vào mê ngủ/ Khiến tâm không tự tại/ Dục vô thường, biến đổi/ Say mê nơi người ngu/ Người khác đều bị trói/ Nay ngài đã cởi trói/ Chánh tín mà xuất gia/ Vì sao ham ngủ nghỉ?/ Đã điều phục tham dục/ Tâm kia được giải thoát/ Trí thắng diệu đầy đủ/ Xuất gia, sao ham ngủ?/ Cần tinh tấn chánh thọ/ Thường tu sức kiên cố/ Chuyên cầu Bát-Niết-bàn/ Tại sao mà ham ngủ?/ Khởi minh, đoạn vô minh/ Diệt tận các hữu lậu/ Điều phục thân sau cùng/ Tại sao ham ngủ nghỉ?

Khi vị Thiên thần kia nói kệ, Tỳ-kheo này nghe xong, chuyên tinh tư duy đắc A-la-hán”.(Kinh Tạp A-hàm, kinh số 1332) Theo chú giải, cụm từ ‘ban ngày thì nhập chánh thọ’ có nghĩa là ngủ ngày, chính xác chánh thọ là ngủ trưa, còn giấc ngủ ban đêm nữa. Lệ thường, thiền môn có khoảng hơn nửa giờ chỉ tịnh nghỉ trưa sau khi đã ngọ trai và thiền hành xong. Có người thì ngủ, có người chỉ nghỉ, buông thư toàn bộ thân tâm với chánh niệm tỉnh giác. Đây là khoảng thời gian quý báu ít ỏi để nghỉ ngơi, thư giãn tinh thần, giúp phục hồi thể lực để chiều tiếp tục tu học hay Phật sự. Thế nhưng cũng có người tranh thủ quá đà, kéo dài đến xế, đó là ham mê ngủ nghỉ.

Nằm nghe kinh, pháp rồi ngủ quên có tội không?

Người đời thường nghĩ “ăn được ngủ được là tiên” nhưng trong nhà đạo thì cần tiết chế, nếu không sẽ rơi vào giải đãi, mê đắm.

Người đời thường nghĩ “ăn được ngủ được là tiên” nhưng trong nhà đạo thì cần tiết chế, nếu không sẽ rơi vào giải đãi, mê đắm.

Giấc ngủ ban đêm trong thiền môn cũng vậy, thường ngủ sớm để dậy sớm. Người tinh tấn chuẩn mực thì nửa đêm đã thức dậy tọa thiền cho đến sáng. Còn đa phần thì đều thức dậy lúc bốn giờ sáng để công phu khuya, tọa thiền. Trừ những khi đau ốm hay quá mệt mỏi mới xin nghỉ, còn không thì tất cả phải theo chúng thực hiện công phu. Để vượt qua sự mê ngủ, sự trợ duyên và tương tác của đại chúng đóng vai trò quan trọng. Những người ở riêng, xa lìa đại chúng thường không đủ mạnh mẽ tinh tấn vượt qua cám dỗ của sự mê ngủ này.

Người xuất gia nếu quá giải đãi thì chư thiên, hộ pháp thiện thần không hoan hỷ, các Phật tử hộ trì cũng kém vui. Vì thế, cần phát huy tinh tấn dõng mãnh đoạn trừ ham mê ngủ nghỉ để tu tập lợi mình và lợi người.

Quảng Tánh/ Vườn hoa Phật giáo

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Cam lộ chữa lành cơn khổ bệnh

Kiến thức 10:15 25/04/2024

Chúng ta biết rằng, mỗi chúng ta đều có khả năng lắng nghe, lắng nghe để có thể hiểu được những đau khổ, những khó khăn của người khác. Trong chúng ta, có những người có khả năng lắng nghe rất sâu, trong khi lắng nghe có năng lượng của hiểu và thương.

Thuyết luân hồi

Kiến thức 09:14 25/04/2024

Người thế gian không biết nên oán trách cha mẹ không có phước nên sanh mình ra khổ. Hoặc cha mẹ không có tài nên mình bây giờ phải thua sút người ta. Mà không biết chính mình thọ nhận quả báo đời trước đã tạo nên mới sanh vào gia đình tương ưng như thế.

Tâm tham ái dục vọng là một dòng chảy miên man vô tận

Kiến thức 19:47 24/04/2024

Khi Phật còn tại thế, nhiều vị tỳ kheo đã chứng quả A La Hán nhờ quán về đề mục, “thân này gồm có 32 phần thể trược trong cơ thể”. Nhờ quán như vậy, nên ta bớt tham đắm vào sắc thân ô uế; do đó, ta không si mê, dính mắc, tham đắm vào ái dục.

Niệm một danh hiệu Phật tiêu 80 ức kiếp sanh tử trọng tội

Kiến thức 16:00 24/04/2024

Tâm động một niệm là đã gieo một hạt giống trong 10 pháp giới. Vậy mà có thể không trân trọng mỗi khi khởi niệm sao?

Xem thêm