Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 02/11/2013, 15:27 PM

Hạnh nguyện đức Phật Dược Sư

Theo “Quán Âm Huyền Nghĩa”: Rễ, cành, lá của cây dược thọ vương, đều có khả năng chữa bệnh khổ, ngửi được mùi hương, chạm vào thân cây, đều được lợi ích. Lại ghi: Nếu người nào đứng trước cây thuốc đó, lục phủ ngũ tạng đều được thấy rõ ràng.  

Vì sao Ngài được tôn là “Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật”? 

Truyền thuyết cho rằng, đức Phật Dược Sư vẫn còn hai hóa thân:

1. Dược Thọ Vương
2. Như Ý Châu Vương

Theo “Quán Âm Huyền Nghĩa”: Rễ, cành, lá của cây dược thọ vương, đều có khả năng chữa bệnh khổ, ngửi được mùi hương, chạm vào thân cây, đều được lợi ích. Lại ghi: Nếu người nào đứng trước cây thuốc đó, lục phủ ngũ tạng đều được thấy rõ ràng.  
 
Dược Thọ Vương chuyên trị về thân bệnh, còn như ý châu vương lại chuyên trị tâm bệnh, có thể làm cho người được như ý, tất cả những bệnh của Tâm đều được trị lành. Đức Phật Dược Sư luôn giúp người được khỏe mạnh, sống lâu, được an ủi, vậy nên vào ngày vía Ngài hàng năm, những người con Phật vẫn thường tổ chức Pháp Hội Dược Sư 3 ngày tụng kinh, giảng nói về hạnh nguyện của Ngài, để hàng hậu học biết thì kính tin, phụng hành theo ; nhằm phần nào đền đáp ơn Phật. 
     
Đức Phật Dược Sư là 1 trong 3 vị “Hoành Tam Thế Phật” gồm có đức Phật Thích Ca Mâu Ni ngồi chính giữa, bên phải là là đức Phật A Di Đà, bên trái là đức Phật Dược Sư. Hoành Tam Thế Phật là biểu thị niềm tin của Phật pháp vô biên, ý muốn nói phía Đông nơi mặt trời mọc, tượng trưng cho sự sinh trưởng, phát triển của vạn vật, lấy thế giới Tịnh Lưu Ly ở phương Đông làm biểu tượng cho sinh trưởng; còn phương Tây là hướng mặt trời lặn, tượng trưng cho sự trở về của vạn vật. Ba vị cùng đứng một chỗ, tức bao dung tất cả sự an lành.
     
Hình tượng thường thấy của Đức Phật Dược Sư, tay trái cầm bình bát, trong đó chứa đầy cam lộ, còn ngón cái và ngón trỏ của tay phải cầm thuốc; hoặc cầm bánh xe pháp luân, tượng trưng cho Phật pháp luôn xoay chuyển như bánh xe không dừng.
     
Bên trái của đức Dược Sư có Bồ tát Nhật Quang, còn gọi là Bồ tát Trừ Cái Chướng, tay cầm mặt trời tượng trưng cho ánh sáng; bên phải Ngài là Bồ tát Nguyệt Quang, còn gọi là Bồ tát Hư Không Tạng, tay cầm mặt trăng tượng trưng cho sự mát mẻ, trong sáng. Cả ba Ngài được tôn làm “Đông Phương Tam Thánh” và “Dược Sư Tam Tôn”. Dụ ý, mặt trời, mặt trăng đều mọc ở hướng Đông, dùng ánh sáng đó chiếu khắp chúng sinh, khiến chúng sinh được an vui, giải thoát.
     
Thế giới của đức Phật Dược Sư cũng được gọi là “thế giới Cực Lạc” vì các cá nhân và đoàn thể tại đây luôn sống trong sự an lành và siêng làm việc thiện ích, dưới sự hướng dẫn của Phật và Bồ-tát. Cõi Phật Dược Sư còn gọi là “Tịnh Độ” ở phương Đông về địa lý, và thanh tịnh như ngọc lưu ly,

Hình ảnh của “ngọc lưu ly” trong sáng , gợi cho chúng ta về một “cái gương” phản chiếu, theo tinh thần “tâm tịnh thì cõi Phật tịnh.”

Nói cách khác, khi tâm vắng mặt hoàn toàn dòng chảy của các tâm lý phiền não thì cõi tâm đó là một tịnh độ; tất cả hành vi thanh tịnh đều được gọi là “trang nghiêm Phật độ. Người với tâm thanh tịnh như lưu ly như vậy cư trú ở đâu thì tịnh độ có mặt ở đó. Mô thức “tâm tịnh cõi tịnh” là con đường hai chiều của một quá trình tu tập nhằm thiết lập an vui và hạnh phúc ngay bây giờ và tại đây.
    
Mười hai đại nguyện của Phật Dược Sư không chỉ trình bày về bản nguyện cứu đời của đức Phật Thầy Thuốc khi ngài còn là vị Bồ-tát, mà còn giới thiệu phương pháp hành đạo và hoằng pháp có hiệu quả cho tất cả những ai đang hướng về đạo quả giác ngộ vô thượng.

Trong Kinh Dược Sư, mô-típ “cầu gì được nấy” phản ánh tha lực độ sinh của chư Phật và Bồ-tát đối với chúng sinh chỉ mang ý nghĩa biểu trưng và thứ yếu. Trong khi đó, các ý tưởng sâu xa nằm trong từng lời Kinh mới chính là tư tưởng chủ đạo của Kinh Dược Sư, phản ánh tinh thần “tự trị liệu” cho các chúng sinh đang khổ đau, do nhân quả của hành vi bản thân gây ra trong chuỗi kiếp sống.

Nói cách khác, giới thiệu nguyện lực độ sinh của Phật Dược Sư là để làm trổi dậy chất liệu giác ngộ (Phật) tiềm ẩn trong từng con người, theo đó, mỗi đức tính cao cả, mỗi sự chuyển hoá tâm là một “dược chất” (Dược)- ( thuốc ) cho sự sống của bản thân, và nhờ tinh thần tự cứu độ này, mỗi người là một “vị thầy” (sư) cho chính mình!

Đọc tụng và hành trì Kinh Dược Sư là nhằm phát triển các đức tính cao đẹp trong mỗi người để trị liệu tâm bệnh của bản thân và tha nhân. Các dược chất trị liệu và tiềm năng thầy thuốc đó có sẵn trong mỗi con người. Tu hạnh Dược Sư để được đức Phật Lưu Ly Quang Vương ban cho chúng ta “thuốc” phước-lộc-thọ, và để chúng ta “sống với dược chất tâm linh,” nhằm chữa lành các chứng bệnh vô minh, phiền não, nghiệp chướng cá nhân từ nhiều đời. 

Diệu Hòa

TIN, BÀI LIÊN QUAN:


CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Tín ngưỡng thờ phụng đức Phật Dược Sư thời nhà Đường

Nghiên cứu 09:45 03/11/2024

Việc thiết lập đàn tràng và tu trì đức Phật Dược Sư trở nên quan trọng hơn dưới thời trị vì của vua Đường Túc Tông, thời kỳ triều đình nhà Đường phải vật lộn để vượt qua thách thức do những cuộc nổi dậy của quân đội trong nước gây nên...

Những đóng góp của Hòa thượng Thích Minh Châu trong công tác ngoại giao Phật giáo

Nghiên cứu 09:45 19/10/2024

Di sản mà Hòa thượng để lại không chỉ là nền móng vững chắc về giáo dục và ngoại giao, mà còn là kim chỉ nam cho chúng ta tiếp tục phát triển, đưa tinh thần từ bi và trí tuệ của đạo Phật lan tỏa rộng khắp, góp phần gìn giữ hòa bình.

Lợi ích của Thiền tứ vô lượng tâm trong đời sống xã hội

Nghiên cứu 09:30 06/10/2024

Có thể nói rằng Từ, Bi, Hỷ, Xả là những đức hạnh tốt lành và cao đẹp để xây dựng nên một con người hoàn thiện, một gia đình hạnh phúc, một xã hội tốt đẹp.

Vài suy nghĩ về quyền động vật trong kinh, luật Phật giáo

Nghiên cứu 19:05 21/09/2024

Cảnh giới trí tuệ của chư Phật đã thấy và biết như thật rằng “tất cả mọi loài chúng sanh đều có tính Phật”, do đó, họ cần phải được tôn trọng, bảo tồn và thương yêu bình đẳng. Nói cách khác, từ tuệ giác của Đức Phật, Ngài đã thừa nhận “quyền động vật” nói riêng và muôn loài chúng sanh nói chung.

Xem thêm