Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 28/03/2024, 08:45 AM

Hạnh nhẫn nhục của Bồ tát Quán Thế Âm

Hôm nay, nhân ngày Lễ vía Bồ tát Quán Thế Âm, chúng ta hãy cùng noi theo hạnh nhẫn nhục của Ngài, để có sự lợi lạc trong đời sống tu học.

285013050_1083481535851046_1438409657502727933_n

“ Chữ rằng nhẫn nhục nhiệm hoà

Nhẫn điều khó nhẫn mới là chân tu”

Đó là hai câu thơ trích từ tác phẩm “Quan Âm Thị Kính” của Thiều Chửu, mà truyền thuyết cho rằng Ngài là hoá thân của Bồ tát Quán Thế Âm, người mẹ hiền đến với cuộc đời này để hóa độ chúng sinh, bằng đức tính Từ bi. Ngoài ra, Ngài còn một đức tính tiêu biểu nữa, đó là đức Nhẫn nhục. Đức tính này được xem là một trong những pháp tu thiết yếu của người đệ tử Phật để “tu dưỡng thân tâm”. Mười phương ba đời, tất cả chư Phật, chư Bồ tát, các bậc Thánh nhân đều thực hành pháp nhẫn mà được thành tựu đạo quả. Vậy nhẫn nhục là gì?

Nhẫn: là nhịn, kham nhẫn, chịu đựng. Nhục: là huỷ nhục, xấu hổ, nhục mạ.

Nhẫn nhục: là khả năng nhận chịu những điều trái ý nghịch lòng, khi bị người khác sỉ nhục, lăng mạ làm tổn thương mình. Nhẫn nhục cũng đồng nghĩa là không còn một ý niệm giận hờn hay oán trách. Tuy nhiên, nhẫn nhục cũng không phải là sự yếu đuối, hèn nhát hay nhu nhược, mà ngược lại là một thái độ tích cực khi đối diện với nghịch cảnh, vì vậy đối với người học Phật, nhẫn nhục là một đức tính ưu việt. Bởi vì chỉ có nhẫn mới vượt qua mọi chướng duyên, chỉ có nhẫn mới làm cho tâm ta an lạc, chỉ có nhẫn mới giúp ta thành công trên đường đạo, hay bất kỳ lĩnh vực nào trong đời sống.

Hôm nay, nhân ngày Lễ vía của Bồ tát Quán Thế Âm, chúng tôi xin nêu một vài tấm gương về hạnh nhẫn nhục của Ngài, tiêu biểu là câu chuyện “Quan Âm Thị Kính”, người phụ nữ bị hàm oan, thay vì có tư tưởng tiêu cực, nhưng bà lại mạnh mẽ đứng lên, nhẫn nhục mà sống và chọn con đường xuất gia tu học. Khi vào chùa, bà nghĩ rằng sẽ được an phận, nhưng sóng gió ba đào lại ập đến, bà tiếp tục bị hàm oan, nỗi oan này có thể giải bày, nhưng vì sự tu mà cố gắng nhẫn nhục, chịu hình phạt đòn roi, rồi vì tình thương chúng sanh mà quên hết khổ đau, tủi nhục. Với hạnh nhẫn nhục cao thượng đó, cuối cùng Ngài được thành tựu đạo quả. Câu chuyện về công chúa Diệu Thiện cũng vậy, dù vua cha ngăn cản không cho xuất gia, nhưng bà tìm đủ mọi cách để trốn đi, vào chùa có vất vả mấy cũng cam chịu, tâm không bao giờ thối lui, mà quyết chí tu hành cho đến ngày thành đạo.

Nói về hạnh nhẫn, trong kinh Pháp Hoa đức Phật có dạy: “ Muốn vào nhà Như Lai phải có tâm từ bi lớn đối với tất cả chúng sanh, y Như Lai chính là lòng nhu hoà, nhẫn nhục….”. Nói đến nhẫn nhục là nói đến tình thương yêu rộng lớn, vì chỉ có tình thương mới làm xoa dịu những nỗi khổ niềm đau, chỉ có tình thương mới xoá đi tất cả mọi oán thù, chỉ có tình thương mới giúp cho ta có sức kham nhẫn và chịu đựng, trên đường tu cũng vậy, giống như chèo thuyền đi nước ngược, đó là cách để ta thực hành hạnh nhẫn nhục.

Chúng ta thường thấy, biểu tượng của Bồ tát Quán Thế Âm, tay phải cầm nhành dương liễu tượng trưng cho hạnh nhẫn nhục. Dương liễu là loại cây có sức dẻo dai và mềm dịu, gặp gió lay cũng không bị gảy, vì nó có thể uốn mình theo chiều gió. Nhờ sức mềm dẻo đó, nên uyển chuyển tùy duyên mà không mất đi bản chất của nó, cũng vì tính chất đó mà nhành dương tượng trưng cho đức nhẫn nhục.

Ở đời cũng vậy, nếu muốn xây dựng sự nghiệp lớn, đều phải có đức tính nhẫn nhục để vượt qua mọi khó khăn thất bại, có như thế mới đi đến thành công. Đôi khi vì công việc mà chúng ta phải đối đầu với những sự ganh tỵ thù hiềm của đối phương, nếu ta không biết nhẫn nhịn chịu đựng, thì sẽ có những hành động không kiểm soát được và đưa đến nhiều hệ luỵ, làm ảnh hưởng đến công việc, bản thân và gia đình.

Đặc biệt, trong nhà Phật lúc nào cũng nhắc nhở người Phật tử luôn cố gắng thực hành hạnh nhẫn nhục, tức là chế ngự được sự nóng giận của mình, trước những điều bất như ý. Thói thường khi bị người mắng chửi, chúng ta đều phản kháng lại, đó là bản năng tự vệ, ngược lại khi bị mắng chửi mà tâm ta cứ thản nhiên, đó mới là việc khó. Câu chuyện tiêu biểu về hạnh nhẫn nhục của đức Phật trên đường đi giáo hoá cùng với các vị Thánh đệ tử của Ngài là bài học để chúng ta noi theo trên lộ trình tu tập.

Qua đây, ta thấy chỉ có chư Phật, Bồ tát mới có tình thương không phân biệt thân sơ, một lòng vì chúng sanh mà bình đẳng, tiêu biểu là tấm gương của Bồ tát Quán Thế Âm, luôn đem lại cho chúng sanh một tình thương dịu ngọt như nước cam lồ, trong đó hình ảnh nhành dương liễu tượng trưng cho đức tính nhẫn nhục, nhu hoà, vì có khả năng thích ứng với mọi hoàn cảnh. Như Lão Tử nói: “Nhu thắng cương, nhược thắng cường”. Hay “Nhịn được cái điều người ta không nhịn được, dung cái điều người ta không thể dung được….Phải là người độ lượng hơn người, kiến thức hơn người, điềm tĩnh hơn người”. Điều này chỉ có những bậc Bồ tát, người vượt qua những đối đãi thường tình của thế gian mới có thể làm được.

Tóm lại, qua hạnh nhẫn nhục của Bồ tát Quán Thế Âm, chúng ta là người học Phật luôn trang bị cho mình một đức tính nhẫn nhục, một tình thương bao dung, rộng lớn như Ngài. Đồng thời luôn thực hành hạnh nhẫn nhục trong mọi thời khắc, mọi hoàn cảnh, với sự chánh niệm tỉnh giác, để chúng ta có đủ nội lực, khi gặp các chướng duyên, nghịch cảnh. Hôm nay, nhân ngày Lễ vía Bồ tát Quán Thế Âm, chúng ta hãy cùng noi theo hạnh nhẫn nhục của Ngài, để có sự lợi lạc trong đời sống tu học.

Bồ Tát Quán Thế Âm: Tình yêu đến từ cội nguồn có nhiều hoá thân

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Triết lý giác ngộ và ý nghĩa văn chương trong Kinh Pháp Hoa (1)

Kiến thức 16:00 22/04/2024

Kinh Pháp Hoa, còn gọi là “Kinh Diệu Pháp Liên Hoa” (có tên đầy đủ là “Giáo Bồ tát pháp Phật sở hộ niệm Diệu pháp Liên hoa kinh”) ra đời vào thời Phật giáo Đại Thừa Ấn Độ, được xem là tinh hoa, đỉnh cao của triết lý Đại Thừa.

Những hình thức sinh và tử

Kiến thức 10:18 22/04/2024

Pháp thập nhị nhân duyên dùng những danh từ kỹ thuật tế nhị để diễn tả tiến trình sinh tử và dạy rằng hiện tượng chết phát sinh do một trong bốn nguyên nhân sau đây:

Tu là việc sửa đổi và cải thiện ba nghiệp từ xấu thành tốt

Kiến thức 09:00 22/04/2024

Chữ 'tu' trong đạo Phật không chỉ đơn thuần là việc tu hành, mà nó còn có một ý nghĩa sâu sắc hơn. Chữ 'tu' là một khái niệm quan trọng về việc sửa đổi và cải thiện ba nghiệp của con người - thân, khẩu, ý - từ xấu thành tốt.

Ý nghĩa chữ tu

Kiến thức 08:30 22/04/2024

Là đệ tử của Đức Phật, chúng ta đi theo lộ trình của Phật đã đi và thể hiện trong cuộc sống những giáo pháp mà Ngài truyền trao cho chúng ta.

Xem thêm