Hạnh phúc khi có Phật trong đời
Lần nọ, Đức Phật về đến gần quê hương của mình thì Người chứng kiến một cuộc tranh chấp về nước. Con sông Rohini là ranh giới giữa nước Sakya và các nước Colida.
Trước giờ, khi con sông đầy nước thì mỗi bên tự do lấy nước đem về ruộng của mình để trồng lúa. Nhưng năm đó nước cạn, nước rất ít, thì bên nào cũng giành nước về phần mình, nên đã xảy ra tranh chấp, cãi qua cãi lại rồi đánh nhau.
Ban đầu cãi thì chỉ chửi vì lý do nguồn nước thôi, rồi sau đó lại chửi đến đời sống riêng tư của người ta. Ngay lúc ấy, Phật bước tới. Khi ấy, hai bên đang hung hăng, cầm cây, cầm dao ra đánh nhau, máu đã đổ. Phật mới dùng thần thông, Ngài hiện ra giữa hư không để giảng. Hiếm có khi Phật thuyết Pháp ngồi giữa hư không. Nhưng lần này Phật phải ngồi giữa hư không để thuyết Pháp. Khi thấy Phật chiếu hào quang, ngồi giữa hư không ở trên mặt sông thì mọi người mới kính sợ, rồi cũng kinh sợ và lui dạt ra hai bên nghe Phật nói.
Phật hỏi rằng: "Các ông đánh nhau vì việc gì?" Lúc đầu, người dân hai nước không đổ thừa con sông, mà nói là vì bên kia chửi con. Đức Phật hỏi tiếp: “Vì sao chửi ông?”, lúc đó mọi người mới nói thật là vì giành nước của con sông này.
Người hỏi thêm: “Tại sao giành nước con sông này?”, người dân trả lời vì năm nay mưa ít nước, chúng con trồng lúa, nếu không có nước, thì chết hết. Bên kia cũng nói là:“Nếu không có nước thì tụi con cũng đói chết hết”. Phật hỏi tiếp rằng: “Các ông cần lúa chín để làm gì?” - “Dạ có lúa chín thì tụi con mới sống được”, Phật mới nói: “Các ông đi tìm sự sống nhưng lại giết nhau để đem sự chết chóc tới. Có ngược không? Nước con sông này có quý bằng máu con người không? Các ông nói các ông dùng nước để nuôi sống, nhưng các ông xua trai làng ra đánh nhau, những người trai làng đó chết như vậy,các ông đi tìm sự sống hay đi tìm sự chết?”
Đức Phật vừa dứt lời, toàn thể người dân của hai bên như bừng tỉnh và nhận ra lỗi lầm. Người dạy thêm rằng: "Bởi vậy máu con người quý hơn dòng nước sông, sự sống con người là điều ta yêu quý hơn là cái chết, biết như vậy rồi khi nước ít thì ta chia ít ra mà xài, để mỗi người vẫn còn có thể sống được. Hơn là lúa chưa chín, nước sông chưa cạn mà người và người đã giết nhau chết hết”.
Nhờ Đức Phật nói bài Pháp như vậy, hai bên đến bắt tay với nhau, tách nước ra, chia nhau từng chút nước. Ngày xưa thì xài phí, bao nhiêu nước sông cũng không đủ, đến khi nghe lời Phật tách nước sông ra thì không ngờ dù nước đã cạn mà vẫn đủ. Lúc ấy mọi người mới biết rằng trước giờ mình đã xài phí nước.
Giữa cuộc đời này, con người lúc nào cũng lăn lộn, mệt mỏi vì thù hận, tranh giành. Thế nên, thật hạnh phúc khi chúng ta có một nguồn đạo Pháp, có giáo lý để mình nương theo để có được một đời sống an vui. Sau khi thấy hai bên đã hòa thuận, chia nước sông ít ỏi ra để tưới ruộng, Đức Phật mới quay lại nói với những người đệ tử bài Kệ rằng:
“Vui thay chúng ta sống
Hòa ái không hận thù
Giữa những kẻ phàm phu
Sục sôi lòng thù hận.
Vui thay chúng ta sống
Khỏe mạnh chẳng ốm đau
Giữa những kẻ buồn rầu
Vì bệnh tình hành hạ.
Vui thay chúng ta sống
Thanh thản chẳng rộn ràng
Giữa những kẻ miên man
Lo toan đầy căng thẳng.”
Trích bài giảng “Pháp cú 56: Vui thay Phật xuất thế” - Thượng tọa Thích Chân Quang
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?
Kiến thức 20:09 02/11/2024Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.
Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp
Kiến thức 14:50 02/11/2024Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.
Thứ lớp quả vị của Bồ tát Thập địa
Kiến thức 13:29 02/11/2024Nhờ có trí tuệ thấy rõ khổ đau và thực hành Bát chính đạo cùng giáo lý Trung đạo, hành giả phát khởi Bồ đề tâm, hành trì Lục độ Ba la mật để dần đạt các cấp độ thành tựu trên con đường Giác ngộ.
Nói về Tứ niệm xứ
Kiến thức 10:40 02/11/2024Học, hiểu và tu tập Tứ niệm xứ là rất cần thiết dù tu sĩ hay cư sĩ giúp ta sống chất lượng, sâu sắc ý nghĩa, thanh tịnh thân tâm, thành tựu đinh lực trí tuệ hướng đến an vui giác ngộ giải thoát hoàn toàn ra khỏi mọi nỗi khổ niềm đau.
Xem thêm