Hành trì chính niệm và hành trì trong bữa ăn
Phật dạy ta khi ăn nên duy trì chính niệm, để tiếp xúc sâu sắc với thức ăn và tăng thân bao quanh mà đừng suy nghĩ vẩn vơ đến chuyện quá khứ hoặc tương lai, bên này hay bên kia. Ăn như thế nào để có an lạc, thảnh thơi trong suốt bữa ăn.
>>Phật tử có thể đọc thêm loạt bài về Chính niệm
Hành trì chính niệm
Giữ lòng chú tâm bất động vào chính điện trên thân, khẩu và ý của ta là điều quan trọng bậc nhất khi hành trì Kinh thừa và Mật thừa. Tâm ta là chìa khóa cho tất cả ba thừa.
Khi hành trì Phật giáo Nguyên thủy, tâm của ta tập trung vào sự từ bỏ cõi luân hồi; khi hành trì Phật giáo Đại thừa, tâm của ta tập trung vào sự phát triển tình thương và từ bi cho tất cả chúng sinh hữu tình; và khi hành trì Phật giáo Mật tông, tâm của ta tập trung vào việc quán chiếu nhất thiết pháp đều là tự tính thanh tịnh. Nếu ta có cả ba tâm định này, là ta có chính niệm. Ba tầng lớp chính niệm này thiết lập cho tâm thức của ta nằm trên nền tảng của Phập pháp và duy trì tâm ta ở đó. Thứ hai, nó đào sâu sự chứng ngộ của ta hơn khi ta tiến lên trên đạo lộ; và cuối cùng nó giúp ta nhanh chóng đạt được giác ngộ vì lợi lạc của tất cả chúng sinh hữu tình.
Nếu ta là một hành giả Mật thừa, ta cần có ba điều: Xả ly, Bồ Đề tâm và Tri Kiến Thanh Tịnh. Nếu thiếu một trong ba thì hai điều kia sẽ không có hiệu quả. Ngay cả khi ta chỉ trì tụng một câu thần chú hay thực hiện một lễ lạy, nếu không có ba tầng lớp chính niệm nói trên, thì những nỗ lực của ta sẽ là vô ích.
Hành trì trong bữa ăn
Khi đến giờ của bữa ăn, hãy đặt thức ăn ở trước mặt ta, ngồi xuống, chắp hai tay trong ấn kiết cầu nguyện. Nếu ta hành trì Đại thừa, thì trước tiên ta phải phát nguyện tình thương và từ bi đối với sinh vật đã cho ta bữa ăn mà ta sắp sửa thọ dụng. Thứ hai, ta nên cúng dường thức ăn lên chư Tam Bảo và Hộ pháp. Cuối cùng, ta cúng dường thức ăn cho những ngạ quỷ và những sinh linh sở tại. Nếu dòng truyền thừa của ta có kệ tụng cúng dường cho chư tôn của dòng thì ta có thể tụng bài kệ đó hoặc là nếu ta muốn, có thể chỉ đơn giản quán tưởng cúng dường ba phần như trên. Nếu ăn thịt ta nên cầu nguyện cho những sinh vật đã mất mạng sống cho bữa ăn của ta bằng cách tụng câu chú: Om mani Peme hung
Nếu muốn, ta có thể tụng câu thần chú sau để thay thế: Sambara om parbara soha om ah bera katsara hung
Tụng câu thần chú bảy lần trước khi ăn, sau đó thổi vào thịt. Điều này sẽ ngăn chặn ác nghiệp do ăn thịt sinh ra. Ta cũng có thể tụng thần chú tịnh hóa tất cả cõi thấp:
Teyatha om shodhani shodhani sarva papam bishodhani shudhe bishudhe sarva karma awa rana bishodhani svaha
Tụng thần chú này bảy lần và thổi vào thịt để tịnh hóa tất cả các ác nghiệp gây ra bởi những con vật đó. Ta cũng có thể tụng thần chú này cho các bữa ăn chay, như vậy tịnh hóa các ác nghiệp gây ra do việc giết hại nhiều loại côn trùng trong khi trồng trọt và thu hoạch mùa.
Sau khi ăn xong, ta có thể hồi hướng sự hài long và hoan hỷ kết thúc bữa ăn của ta cho tất cả chúng sinh hữu tình, cầu nguyện cho họ không bao giờ bị khổ đau do thiếu thốn hoặc thèm khát. Hãy luôn quyết tâm sử dụng năng lượng ta có được từ bữa ăn để hành trì Phật pháp để lợi lạc cho tất cả chúng sinh hữu tình. Hãy tự nhủ: “Tôi sẽ không lãng phí dù chỉ một chút thức ăn; mỗi miếng ăn sẽ là nhiên liệu để hành trì nhiều hơn. Hơn nữa, con xin hồi hướng công đức hành trì này cho những người đã nấu ăn, những người phục vụ và những người lau dọn khi bữa ăn chấm dứt".
Trích từ "Cẩm nang dành cho các vị Phật Bán Thần"
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?
Kiến thức 10:00 22/11/2024Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?
Bố thí sinh phiền não
Kiến thức 09:32 22/11/2024Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.
Tâm là gì?
Kiến thức 09:16 22/11/2024Trong chữ Hán, chữ (心) được mô tả bằng bốn câu thơ như sau: “Tam điểm như tinh tượng/ Hoành câu tợ nguyệt tà/ Phi mao tùng thử đắc/ Tố Phật dã do tha”.
Học Phật giản đơn
Kiến thức 08:00 22/11/2024Luôn giữ tâm thanh tịnh, chánh niệm tỉnh giác xa lìa các pháp cấu uế, bất thiện dần hướng đến an lạc, Niết bàn miên viễn.
Xem thêm