Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 24/11/2019, 08:22 AM

Sự quan trọng của việc hành trì Phật pháp

Ưu điểm và lợi ích của sự tu hành hoàn toàn cần phải nương tựa nơi chính mình bằng thực tiễn, ra sức thực hành mà đưa đến. Phật chỉ cho chúng ta nhiều phương pháp tu, giống như thầy thuốc kê khai toa thuốc cho người bệnh uống.

>>Phật tử có thể đọc thêm loạt bài về Niệm Phật 

Nuôi dưỡng thành thói quen tốt niệm Phật

Bài liên quan

Niệm Phật cần phải như thế nào mới có thể niệm được tốt? Không có bí quyết gì cả. Phật pháp duy nhất chính là niệm nhiều danh hiệu Phật. Trong sinh hoạt thường ngày, nuôi dưỡng thành thói quen tốt niệm Phật. Trong thế giới ta bà, thói quen xấu của chúng ta rất nhiều, khiến chúng ta rất dễ dàng lười biếng. Do tập khí tốt nên không dễ dàng tinh tấn niệm Phật liên tục. Đem việc niệm Phật tập thành một thứ thói quen. Đi đứng, nằm ngồi không rời một câu niệm Phật. Lâu lại càng lâu, niệm Phật đến lúc tự mình không niệm, danh hiệu Phật cũng từ bên trong hiện ra, như thế là dễ dàng thành tựu rồi.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Thực tiễn 

Bài liên quan

Ưu điểm và lợi ích của sự tu hành hoàn toàn cần phải nương tựa nơi chính mình bằng thực tiễn, ra sức thực hành mà đưa đến. Phật chỉ cho chúng ta nhiều phương pháp tu, giống như thầy thuốc kê khai toa thuốc cho người bệnh uống. Người bệnh không phối hợp thuốc, chẳng chịu nghe lời thầy thuốc và không chịu uống thuốc, thì bệnh vĩnh viễn không khỏi. Ví như chỉ dạy bạn ăn chay, bạn có thể hoàn toàn ăn chay, dứt hẳn ác nghiệp sát sinh, không ăn thịt mỗi ngày, thì lợi ích tự nhiên vô cùng. Nhưng bạn chỉ có thể ăn sáu, ngày chay, 8 ngày chay, 10 ngày chay, không có thể hoàn toàn chay thì lợi ích vẫn có nhưng đã giảm bớt đi rồi. Ví như chỉ dạy bạn lạy 108 danh hiệu Phật để sám hối, bạn mỗi ngày hành lễ bái thực hành theo đó lâu dài, không có gián đoạn, công đức lợi ích sẽ tự nhiên thù thắng. Nhưng bạn lại tùy tiện có lúc lễ bái, có lúc không, do đó sự lợi ích và thành tựu tự nhiên có hạn.

Vì thế, học Phật cần phải phát tâm lâu dài, thúc dục chính mình phải nỗ lực thực hành.

Nói một thước không bằng thực hành một tấc

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Học Phật quan trọng cần phải thực tiễn ở một chữ “hành”. Nói một thước không bằng thực hành một tấc. Bằng không, dù cho bạn đối với Tam tạng kinh điển đều có thể học thuộc làu làu cũng là uổng công. Vì thế, người học Phật cần phải khéo léo trên chỗ hành trì của chính mình để hạ thủ công phu.

Ra sức thực hành

Bài liên quan

Dẫu sự việc có thành công hay không, điều quan trọng hơn hết là phải nỗ lực thực hành, cũng chính là phải đem hết niềm tin sâu và nguyện tha thiết thể hiện ra bằng hành động thực tế trong sinh hoạt hàng ngày. Bằng không tất cả đều là lý luận suông, trọn không có lợi ích gì. Điều thực tiễn trong sinh hoạt chính là hành theo tám chữ “chân thật niệm Phật, lấy giới làm thầy”.

Nghe được hàng vạn câu không bằng thực hành một câu. Học Phật quan trọng nhất ở chỗ thực hành và phải thực tiễn. Đem lời dạy thiết thực của đức Phật ứng dụng vào trên sự hành trì trong sinh hoạt hàng ngày mới có thể chân chánh thu lại lợi ích. Bằng không, tất cả chỉ là việc bàn luận việc binh trên giấy, đều là lời nói suông, chỗ dùng một điểm đều không có.

Cần học làm Phật, không cần giỏi Phật học (Lý thuyết) 

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Thời mạt pháp này, chúng ta là hạng chúng sinh học Phật, nghiệp chướng nặng nề, phước báo mỏng manh, căn cơ phần nhiều ngu si yếu đuối. Dù sao nhất định cũng phải niệm danh hiệu Phật, lòng tin mạnh mẽ nguyện cầu sinh cõi Cực Lạc. Không cần phải nghiên cứu thật nhiều về Phật học, các pháp Chỉ Quán hoặc kinh điển. Chúng ta cần học làm Phật chứ không phải học về Phật học (lý thuyết). Thành thật trên sự tu hành là diệt tham, sân, si; siêng tu Giới, Định, Tuệ; lại thêm thường siêng tu Nam Mô A Di Đà Phật, thì sự tu hành đã xứng đáng lắm thay!

Nói nhiều nhưng làm ít

Bài liên quan

Lại bảo chúng ta cứ tự nhiên đối mặt với chính mình ư? Không thể được! Bởi chúng ta đều là người nói nhiều song lại làm quá ít. Miệng nói chán cõi Ta Bà muốn cầu về Cực Lạc. Nhưng trên hành vi, tâm tưởng lại không quên Ngũ dục và sáu trần, trong tâm vẫn còn vướng vít tình riêng, gia đình và con cái, đầu óc còn suy nghĩ về danh vị và sự giàu sang. Nếu có học Phật, chỉ cầu lợi ích cho tự thân, cầu được khoẻ mạnh và bình an, cầu công danh, phú quý. Người thực sự không cầu các thứ ở trên, chỉ đơn thuần cầu sinh Tây Phương Cực Lạc đã ít lại càng ít. Nhân vì niềm tin không sâu, tâm nguyện không tha thiết. Tâm tham luyến Ta Bà nên dần xa cõi Cực Lạc, tâm với Phật ngăn cách. Vì thế, chúng ta niệm Phật tuy nhiều, người thành tựu lại rất ít, chẳng khác nào lông phượng sừng lân.

Hiểu và hành 

Không lo mình không hiểu, chỉ lo mình không thực hành. Người học Phật hiện nay có cùng một bệnh rất nặng, chính là nói suông chẳng lo tu tập. Hiểu được và nói rất nhiều, nhưng làm được thì lại rất ít. Về phương diện hiểu biết, chúng ta đã sớm biết thu thập khá nhiều khá sâu. Khi chúng ta đã hiểu cần phải có lòng tin và tâm nguyện niệm Phật, cần chán cõi Ta Bà nguyện sinh về cõi Cực Lạc. Luôn ôm lòng hổ thẹn và thành tâm sám hối. Sống cư xử với tâm khiêm nhường và luôn xét lại mình, biết tiết kiệm và quý trọng phước báu, luôn thực hành hạnh đoạn ác tu thiện, ăn chay phóng sinh. Nhưng khi thực hành chúng lại làm không đúng, không đem Phật pháp ứng dụng thực tế vào sinh hoạt hằng ngày. Vì thế, thời mạt pháp người nói đạo lý thì nhiều, người chịu thực hành thì ít. Người miệng nói thao thao thì nhiều, người nói và làm hợp nhau thì quá ít. Do đó kẻ thất bại thì nhiều, người thành công thì rất ít. Điều then chốt quan trọng ở đây chính là thực hành. Người có đủ sự thực hành thì có đủ sự lợi ích, không ra sức thực hành thì một chút lợi ích cũng không có.

Không hiểu biết nhưng có thực hành 

Có một bà già không hiểu biết gì nhiều nhưng có thực hành. Đối với bà, một chữ cũng không biết, cái gì cũng không hiểu. Chỉ có lòng tin và tâm nguyện niệm Phật cầu vãng sinh Tây Phương. Suốt ngày chỉ biết thầm niệm một câu Thánh hiệu Nam Mô A Di Đà Phật. Hạng người này sẽ sớm bước lên đài sen về Cực Lạc, một đời thành tựu không sao kể xiết. Đây là người mẫu mực tu hành niệm Phật của chúng ta.

Có hiểu biết không có thực hành 
Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Có những người trình độ hiểu biết rất cao nhưng không chịu thực hành. Tuy nhiên, họ có sự biện tài vô ngại. Ba tạng kinh điển họ tụng thuộc làu, nhưng lại không bao giờ chịu niệm Phật hoặc chú trọng hành trì thực tiễn một pháp môn. Hạng người này hơn 99% lọt vào vòng luôn hồi. Tất cả sự nỗ lực một đời của họ chỉ uổng công vô ích. Điều này, người học Phật niệm Phật phải chín chắn xem xét lại!

Cần phải đích thân thực hành 

Đại sư Ấn Quang dạy: ”Người học Phật cần phải đích thân thực hành. Người đời nay phần nhiều mưu toan cho đầu miệng được khoan khoái. Nói rằng ăn toàn đồ ngon bụng lại trống rỗng. Thật đáng thương thay!”. Mỗi buổi tối khi đi ngủ, hãy tự hỏi lại mình: ngày nay chính mình thực hành được bao nhiêu? Khi tu hành xét lại mình đã sửa đổi được bao nhiêu? Nhất định phải luôn nhắc nhở lại mình. Người học Phật nếu không chịu đích thân thực hành thì dẫu nói hay đi nữa cũng chỉ uổng công!

Phật pháp chú trọng ở thực hành
Bài liên quan

Học Phật được bao nhiêu năm, nếu ăn chay vẫn không được, không chịu niệm Phật tiếng nào, như thế bạn tự cho mình là đã học xong? Cần phải cảm sâu và hổ thẹn xấu hổ mới phải. Dù bạn hiện tại có thể tụng thuộc làu ba tạng kinh đi nữa, dẫu bạn hiện tại có khả năng diễn thuyết đạo lý huyền diệu xâu xa đi nữa, thì cũng thua xa bà già không biết một chữ nhưng tâm thành thật ăn chay niệm Phật. Bởi vì Phật pháp và phương pháp giáo dục chú trọng thực hành. Nói mà không làm, có khả năng nói mà không có khả năng làm thì không thể đến được chỗ tốt đẹp. Có thể làm mà không thể nói, cái gì cũng chẳng biết nhưng thu hoạch được lợi ích thì có ngại gì?

Trích: Liên Trì Cảnh Sách

Việt dịch: Thích Quảng Ánh

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Thân và tâm chính là cánh cửa để người học Phật bước vào chân lý

Kiến thức 17:05 22/11/2024

Người học Phật phải lấy thân này làm nơi để thực hành giới, lấy tâm này làm nơi để thực tập định và tuệ. Khi thân và tâm được thanh lọc qua quá trình thực hành, thì người học Phật cũng từng bước đi đến sự giác ngộ và giải thoát.

Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?

Kiến thức 10:00 22/11/2024

Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?

Bố thí sinh phiền não

Kiến thức 09:32 22/11/2024

Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.

Tâm là gì?

Kiến thức 09:16 22/11/2024

Trong chữ Hán, chữ (心) được mô tả bằng bốn câu thơ như sau: “Tam điểm như tinh tượng/ Hoành câu tợ nguyệt tà/ Phi mao tùng thử đắc/ Tố Phật dã do tha”.

Xem thêm