Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 10/06/2019, 14:26 PM

Hành trình tu bụi của tác giả cuốn sách 'Hiểu về trái tim'

Rất khác với những vị tu hành khác, nhà sư Minh Niệm đã bước vào hành trình tu thiền từ năm 21 tuổi sau nỗi mất mát lớn nhất là cả cha lẫn mẹ cùng mất trong một vụ tai nạn. “Đó là nỗi đau lớn nhất của một con người khi chưa tròn tuổi 20”.

Món quà của sự tự chăm sóc dành cho những ngày nghỉ lễ

Có những cuộc hành trình bắt đầu từ mơ ước, nhưng cũng có những cuộc hành trình bắt đầu từ nỗi đau, đó là cuộc hành trình “trải nghiệm cuộc sống” của nhà sư Minh Niệm. Từ đây nhà sư Minh Niệm đã cho ra đời cuốn sách “Hiểu về trái tim”, nơi nhà sư giãi bày những trải nghiệm của mình về cuộc sống….

Hành trình tu bụi của nhà sư Minh Niệm 

Nhà sư Minh Niệm. Ảnh: Internet

Nhà sư Minh Niệm. Ảnh: Internet

Trong chuyến trở về Việt Nam thăm quê hương và gặp lại người thân, nhà sư Minh Niệm đã có buổi trò chuyện thân tình với bạn đọc và một số cơ quan báo chí vào chiều 10-04-2014 tại Công ty Văn hóa Sáng tạo Trí Việt - First News (11H Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh).

Bài liên quan

Trong vòng 3 năm, nhà sư Minh Niệm đi qua 25 tiểu bang của Mỹ, sống với những nghịch cảnh, thử thách khắc nghiệt, và đã 6 lần chết hụt trên hành trình. Thầy nhớ lại: “Ban đầu tôi dự định chỉ đi một năm nhưng sau đó muốn có thêm những trải nghiệm mới nên chuyến đi của tôi đã kéo dài tới 3 năm.

Trong hành trình của mình, nhà sư Minh Niệm đã sống ở gầm cầu, lề đường giống như những người đi bụi. Ông cũng dành một khoảng thời gian để làm việc tại các nông trại của người Mỹ.

Nhà sư kể: “Tại đây, giống như các tình nguyện viên khác, mỗi ngày tôi làm việc từ bốn đến năm tiếng để được chủ nông trại cho đồ ăn, chỗ ngủ. Đã có lúc tôi muốn bỏ cuộc ngay từ tháng đầu tiên vì không lường được khó khăn mình sẽ gặp phải. Tôi phải đi nhờ xe, thậm chí không ít lần bị chà đạp, đối xử tệ bạc…Nhưng nhờ có ý chí, cuối cùng tôi đã vượt qua được. Từ chuyến đi này, tôi thấy hiểu bản thân hơn cũng như thay đổi được những thói quen những tưởng không thay đổi được. Cũng từ chuyến đi, tôi yêu thiên nhiên nhiều hơn, thấy có sự liên lạc chặt chẽ giữa mình và trời đất”.

Thông điệp ẩn chứa sau tác phẩm 'Hiểu về trái tim'

Sách Hiểu về trái tim dạy kỹ năng sống được đông đảo độc giả yêu thích. Ảnh: Internet

Sách Hiểu về trái tim dạy kỹ năng sống được đông đảo độc giả yêu thích. Ảnh: Internet

Năm 2011, tác phẩm "Hiểu về trái tim" đến với độc giả, ngay lập tức sau đó đã được Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam công nhận là Cuốn sách có số lượng in lần đầu lớn nhất, với 100.000 bản. Tên sách sau đó được chọn làm tên quỹ từ thiện Hiểu về trái tim với sự tham gia của đông đảo nghệ sĩ Việt. 

Tác giả - Nhà sư Minh Niệm cho biết, khi sách ra đời, “một số độc giả dành cho tôi những tình cảm rất sâu sắc. Và đó chính là lý do để tôi thực hiện hành trình khám phá, trải nghiệm “tu bụi” chưa từng có của mình ở đất Mỹ. Tôi muốn có cơ hội để thực sự trải nghiệm vốn sống với những nghịch cảnh, thử thách khắc nghiệt vốn có của cuộc sống, với 6 lần bị chết hụt”.

Bài liên quan

Hiểu về trái tim (thuộc Tủ sách Hạt giống tâm hồn) gồm 50 bài viết tâm lý trị liệu, được trình bày chân phương, dễ hiểu, thực tế, nhưng cũng rất sâu sắc với 50 chủ đề tâm lý; đặc biệt, mỗi một chủ đề được thầy Minh Niệm gói gọn trong hai từ như: Khổ đau, Hạnh phúc, Tình yêu, Tức giận, Ghen tuông, Ích kỷ, Tham vọng, Thành thật, Nghi ngờ, Lo lắng…

Với ý nghĩa nhân văn đó nên cuốn sách Hiểu về trái tim đã nhận được giải thưởng là một trong 10 cuốn sách được bạn đọc yêu thích nhất trong năm 2013 bình chọn do Ban tổ chức giải thưởng FAHASA lần 2 công bố trong dịp Hội sách TP. Hồ Chí Minh lần 8.

Theo nhà sư Minh Niệm, có hai loại hạnh phúc là hạnh phúc ngắn hạn và hạnh phúc lâu dài: “Hạnh phúc ngắn hạn là khoảnh khắc chúng ta sở hữu được thứ mình muốn như được ăn một món ăn ngon, mua được một món đồ mình thích…Còn hạnh phúc lâu dài là khi chúng ta đạt đến cảm giác không muốn, chúng ta bằng lòng với tất cả, không muốn gì thêm, mọi thứ với chúng ta như vậy là đã đủ”.

Cũng theo nhà sư, hạnh phúc tỉ lệ nghịch với kinh tế, còn khổ đau tỉ lệ thuận với sự giàu có. Sự giàu có có thể làm đủ đầy cho ta về nhiều thứ nhưng nó cũng lại lấy đi của ta thời gian, khả năng…Đồng thời thầy chia sẻ: “Tâm của ta quyết định hạnh phúc, không phải những điều kiện xung quanh. Con người luôn có ham muốn, càng ham muốn thì càng lo lắng, lo lắng thì không hạnh phúc. Muốn hạnh phúc phải quản lý tham - sân - si của bản thân và phải bỏ bớt hưởng thụ. Hạnh phúc là ở tâm, tâm ta như thế nào thì sẽ cảm nhận hạnh phúc như thế ấy”.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Phàm thánh cũng từ đây

Kiến thức 14:00 19/04/2024

Chánh niệm và tỉnh giác cao độ thì vẫn thấy nghe hay biết đầy đủ mà không phân biệt, chẳng dính mắc. Nhờ không dính mắc mà hỷ tham không sinh khởi. Hỷ tham không sinh khởi thì khổ đau cũng không có cơ sở phát sinh. Đó là nền tảng của tu căn.

Sám hối mỗi ngày để nhận diện lỗi lầm, phát huy đức tính tốt đẹp

Kiến thức 13:30 19/04/2024

Trên tinh thần tu tập mỗi ngày mỗi giờ, chúng ta luôn luôn dành thời gian an tĩnh để trì niệm danh hiệu của Chư Phật, đảnh lễ hồng danh của Chư Phật. Nhờ công đức thù thắng từ ba nghiệp thanh tịnh khiến cho chúng ta được bình yên trong đời sống tu tập.

Hiểu về tâm hỷ

Kiến thức 10:30 19/04/2024

Người có tâm Hỷ trực tiếp hưởng nhiều lợi ích do tâm ấy đem lại, hơn là người khác, vì tâm Hỷ không chấp chứa lòng ganh tỵ. Về một phương diện khác, người có tâm Hỷ không bao giờ làm trở ngại tiến bộ và phá hoại thanh danh của người khác.

Vãng sinh Tịnh độ Thần chú

Kiến thức 10:29 19/04/2024

Nam mô a di đa bà dạ, Đa tha già đa dạ, Đa địa dạ tha, A di rị đô bà tỳ, A di rị đa, tất đam bà tỳ, A di rị đa, tỳ ca lan đế, A di rị đa, tỳ ca lan đa, Già di nị, già già na, Chỉ đa ca lệ, Ta bà ha.

Xem thêm