Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 22/02/2020, 07:58 AM

Hạnh tùy hỷ là gì?

Giá trị của lòng tùy hỷ làm cho con người ngày càng thăng hoa tiến hóa. Dù làm Phật sự hay làm bất cứ việc gì, cứ để lòng tùy hỷ thì công đức gia tăng. Lòng tùy hỷ mang lại an vui cho bản thân và người khác. Hạt giống của tùy hỷ sẽ mang lại phước báu về sau.

 > Hạnh phúc từ tâm hoan hỷ

Tùy hỷ là vui theo niềm vui của người khác, bày tỏ thái độ hân hoan khi nghe người khác thành công, gieo trồng hạt giống tùy hỷ như vậy làm tâm mình mở rộng và không bao giờ đặt bản thân lên bàn cân với người khác. Trong cuộc sống, người tu nếu không khéo cũng bị rơi vào trạng thái tâm lý này, đó là chỉ muốn mình làm Phật sự, không tạo điều kiện cho người khác vì sợ mất hết công đức. Động cơ tuy tốt nhưng không tạo cơ hội cho người khác là thiếu hạnh tùy hỷ.

Là đệ tử Phật cần hiểu công việc Phật sự hay làm lợi ích cho người khác mang lại công đức phước báu vô lượng, dù có dấn thân hàng trăm ngàn kiếp cũng chưa hết, cho nên có thêm người cộng sự giúp chúng ta nhẹ đi gánh nặng là niềm hạnh phúc.

Người tu nếu không khéo cũng bị rơi vào trạng thái tâm lý này, đó là chỉ muốn mình làm Phật sự, không tạo điều kiện cho người khác vì sợ mất hết công đức. Động cơ tuy tốt nhưng không tạo cơ hội cho người khác là thiếu hạnh tùy hỷ.

Người tu nếu không khéo cũng bị rơi vào trạng thái tâm lý này, đó là chỉ muốn mình làm Phật sự, không tạo điều kiện cho người khác vì sợ mất hết công đức. Động cơ tuy tốt nhưng không tạo cơ hội cho người khác là thiếu hạnh tùy hỷ.

Quá khứ Ai Cập cổ đại, những vị vua khi gần qua đời thường cho xây dựng kim tự tháp nguy nga tráng lệ, biết bao mồ hôi nước mắt và cả máu xương đổ xuống vì quan niệm cho sự bình an của ông vua sau khi qua đời. Các vị vua thời bấy giờ thường không bao giờ tùy hỷ với bất cứ vị vua nào trước hoặc sau mình. Mỗi kim tự tháp được tạo ra phải là tuyệt tác mà quá khứ các vị vua trước không có. Và để tuyệt tác độc nhất vô nhị này không bị bắt chước làm lại trong tương lai nên những kiến trúc sư nổi tiếng thường bị xử trảm sau khi tác phẩm của mình được hoàn thành.

Đó là biểu hiện của lòng ích kỷ và thiếu tùy hỷ với những điều người khác cần phải đạt được như chính mình đã đạt. Lăng mộ Taj Mahal của Ấn Độ, một trong những kỳ quan thế giới, đã lấy đi biết bao sinh mạng của những người dân nghèo khổ. Lăng mộ nguy nga tráng lệ là cách thức bày tỏ tình yêu chung thủy của nhà vua đối với người vợ trẻ đẹp nhưng bạc mệnh. Sau hơn chục năm, khi Taj Mahal được xây xong thì toàn bộ công nhân, thợ xây, kiến trúc sư đồng loạt bị chặt tay để không thể xây dựng công trình tương tự.

Là đệ tử Phật cần hiểu công việc Phật sự hay làm lợi ích cho người khác mang lại công đức phước báu vô lượng, dù có dấn thân hàng trăm ngàn kiếp cũng chưa hết, cho nên có thêm người cộng sự giúp chúng ta nhẹ đi gánh nặng là niềm hạnh phúc.

Là đệ tử Phật cần hiểu công việc Phật sự hay làm lợi ích cho người khác mang lại công đức phước báu vô lượng, dù có dấn thân hàng trăm ngàn kiếp cũng chưa hết, cho nên có thêm người cộng sự giúp chúng ta nhẹ đi gánh nặng là niềm hạnh phúc.

Hành động đó thuộc về bản ngã, đi ngược lại với đức tính tùy hỷ mà đức Phật dạy. Nếu có được sự tùy hỷ, dù không dấn thân, hành giả vẫn được công đức. Trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa đức Phật nói: Nếu không có điều kiện giúp các vị pháp sư làm đạo hay giảng pháp thì hãy khuyến tấn người khác đến nghe. Như vậy là tùy hỷ với sự kiện mở mang kiến thức của con người thông qua chánh pháp, công đức không thua kém gì vị pháp sư cả. Đó là tinh thần nhân quả đạo đức bởi để công việc tốt được thành tựu đòi hỏi đến rất nhiều yếu tố. Phải mở lòng hoan hỷ cùng cực thì mới có được giá trị lớn, bằng không, dù dấn thân với tâm ganh tỵ thì phước báu chẳng là bao.

Trong cuộc đời, con người vốn có rất nhiều khoảng cách với nhau, khoảng cách địa vị, thế hệ,… Thế hệ trẻ khó chấp nhận thế hệ già, hoặc thế hệ già khó chấp nhận thế hệ đàn em do bản tính ganh tỵ mà ra. Thế hệ trẻ thường có thái độ cống cao ngã mạn, cho rằng người đi trước cổ hủ, lạc hậu.

Với lòng tùy hỷ thì nhân quả đạo đức được gia tăng.

Với lòng tùy hỷ thì nhân quả đạo đức được gia tăng.

Nếu dấn thân bằng thái độ cống cao ngã mạn, tức là đặt nền tảng công việc phục vụ trên lòng vị kỷ, lòng tự hào, sự tự tôn thì giá trị phục vụ giảm xuống, mặc dù chúng ta có thể làm thành công hơn thế hệ trước rất nhiều, chúng ta đúc kết được kinh nghiệm của những người đi trước nhiều hơn mà những người đi trước đó lại không có cơ hội như mình.

Đối với thế hệ đi trước, nếu nghĩ mình dày dặn kinh nghiệm mà coi thường thế hệ sau non nớt thì chúng ta đang gieo những hạt giống không tùy hỷ với con em. Do đó, họ có khả năng nhưng lại không có điều kiện để phục vụ. Ngoài khoảng cách tuổi tác, giới tính, bối cảnh lịch sử, môi trường sinh sống, điều kiện giáo dục cộng thêm thái độ không tùy hỷ càng làm cho các thế hệ khó tiến gần nhau vì lợi ích cao đẹp chung.

Có những phức cảm tâm lý trông qua thì đơn giản nhưng vẫn len lỏi trong đời sống gia đình, trong quan hệ cha con, thậm chí vợ chồng. Ngay cả trong chùa, Phật tử đến chùa A đông có thể làm cho chùa B không hoan hỷ, đạo tràng này đông thì đạo tràng bên cạnh sinh phiền não. Nếu lâm vào cảnh huống đó thì cần phải quán tưởng rằng có thêm nhiều đạo tràng, công việc Phật sự sẽ tăng thêm, nhờ đó con người an lạc từ Phật sự cũng nhiều hơn.

Trong kinh nói: Phật vẫn cúng dường Phật, các vị Bồ-tát vẫn cúng dường lẫn nhau, mừng vui cùng chia sẻ khi thành công trong Phật sự. Đó là tấm lòng tùy hỷ, tùy hỷ với bạn mình, thậm chí với kẻ thù của mình.

Trong kinh nói: Phật vẫn cúng dường Phật, các vị Bồ-tát vẫn cúng dường lẫn nhau, mừng vui cùng chia sẻ khi thành công trong Phật sự. Đó là tấm lòng tùy hỷ, tùy hỷ với bạn mình, thậm chí với kẻ thù của mình.

Tinh thần Bồ-tát đạo dạy: “Kiến đạo tràng ư xứ xứ”, lập nhiều đạo tràng ở mọi nơi mọi chốn để tu tập an lạc, an vui, mọi người cùng lợi lạc. Nhà Phật nói: Cứ hoan hỷ, tùy hỷ, đừng sợ mất quần chúng. Càng hoan hỷ tùy hỷ, quần chúng lại càng gia tăng. Còn hẹp hòi, ích kỷ chừng nào, quần chúng càng xa lánh chừng đó. Đó là sự mầu nhiệm trong niềm hoan hỷ và tùy hỷ với người khác.

Trong đời sống vợ chồng, đôi khi vợ và chồng không tùy hỷ với thành công của nhau. Tâm lý người nam, ở cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, thường muốn hơn vợ mình. Vợ thông minh giỏi giang thành đạt hơn chồng, đôi khi dẫn đến mất hạnh phúc gia đình. Nghiên cứu những tình huống ly dị, ngoại trừ trường hợp ngoại tình, số còn lại đa số do vợ thành đạt trong xã hội nhiều hơn chồng.

Người chồng có thể chấp nhận vợ mình nghèo khó, thất nghiệp nhưng hiểu chồng, chăm lo con cái và gia đình là đủ. Vợ thành công hơn, lúc bấy giờ tâm lý phức tạp bắt đầu diễn ra, người vợ đối xử với chồng một cách xa lạ hoặc nếu không khéo ứng xử, người chồng mang trạng thái mặc cảm và do đó sự không tùy hỷ về vai trò vị trí của hai vợ chồng có thể làm cho cam kết hôn nhân đổ vỡ.

Nhà Phật dạy hợp tác chứ không dạy cạnh tranh. Hợp tác một cách lành mạnh, nếu không hợp tác thì tùy hỷ với thành tựu của người khác. Thậm chí tùy hỷ bằng cách tặng phương pháp để người kia có được thành công lâu dài.

Nhà Phật dạy hợp tác chứ không dạy cạnh tranh. Hợp tác một cách lành mạnh, nếu không hợp tác thì tùy hỷ với thành tựu của người khác. Thậm chí tùy hỷ bằng cách tặng phương pháp để người kia có được thành công lâu dài.

Tùy hỷ còn phải được thể hiện với những người thấp hơn mình, tùy hỷ với mọi đối tượng. Câu “chư Phật sở hộ niệm” trong kinh A Di Đà cũng thể hiện lòng tùy hỷ. Khi nghe đức Phật Thích Ca hoằng pháp giới thiệu pháp môn quán niệm, niệm Phật thành công ở cảnh giới Ta bà, tất cả mười phương chư Phật hoan hỷ vô cùng. Các Ngài đều có mặt tại nơi đức Phật thuyết pháp để tán thán, cúng dường. Trong kinh nói: Phật vẫn cúng dường Phật, các vị Bồ-tát vẫn cúng dường lẫn nhau, mừng vui cùng chia sẻ khi thành công trong Phật sự. Đó là tấm lòng tùy hỷ, tùy hỷ với bạn mình, thậm chí với kẻ thù của mình.

Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường, nếu tùy hỷ với đối thủ cạnh tranh có được coi là trái ngược với quy luật cung cầu hay không? Không, bởi đối tượng phục vụ là đa dạng, và cách thể hiện sự phục vụ cũng đa dạng. Với lòng tùy hỷ thì nhân quả đạo đức được gia tăng. Họ có một số đối tượng khách hàng, chúng ta cũng có một số đối tượng khách hàng.

Tùy hỷ còn phải được thể hiện với những người thấp hơn mình, tùy hỷ với mọi đối tượng.

Tùy hỷ còn phải được thể hiện với những người thấp hơn mình, tùy hỷ với mọi đối tượng.

Nhà Phật dạy hợp tác chứ không dạy cạnh tranh. Hợp tác một cách lành mạnh, nếu không hợp tác thì tùy hỷ với thành tựu của người khác. Thậm chí tùy hỷ bằng cách tặng phương pháp để người kia có được thành công lâu dài.

Giá trị của lòng tùy hỷ làm cho con người ngày càng thăng hoa tiến hóa. Dù làm Phật sự hay làm bất cứ việc gì, cứ để lòng tùy hỷ thì công đức gia tăng. Trong tình yêu, dù ai đó không chọn chúng ta làm người yêu thì hãy tùy hỷ tôn trọng quyết định của họ, vui vẻ ra đi không làm phiền nữa. Lòng tùy hỷ mang lại an vui cho bản thân và người khác. Hạt giống của tùy hỷ sẽ mang lại phước báu về sau.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?

Kiến thức 10:00 22/11/2024

Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?

Bố thí sinh phiền não

Kiến thức 09:32 22/11/2024

Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.

Tâm là gì?

Kiến thức 09:16 22/11/2024

Trong chữ Hán, chữ (心) được mô tả bằng bốn câu thơ như sau: “Tam điểm như tinh tượng/ Hoành câu tợ nguyệt tà/ Phi mao tùng thử đắc/ Tố Phật dã do tha”.

Học Phật giản đơn

Kiến thức 08:00 22/11/2024

Luôn giữ tâm thanh tịnh, chánh niệm tỉnh giác xa lìa các pháp cấu uế, bất thiện dần hướng đến an lạc, Niết bàn miên viễn.

Xem thêm