Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 21/05/2020, 08:28 AM

Nhân quả nợ vay luân hồi trong mối quan hệ gia đình

Làm gì cũng nên tích đức cho con cái, đừng vì tham lam mà làm điều ác để lấy nhà cao cửa rộng cho con, cũng đừng vì ích kỷ, thù hằn cá nhân mà gây ác nghiệp, có thể kiếp sau quả báo mới tới, nhưng cũng có thể kiếp này đã tới ngay trong đời con.

Nhân duyên của việc sống lâu và chết yểu

Đời nay mỗi người được trở thành bà con quyến thuộc với nhau, ắt hẳn đời trước đã có nhân duyên với nhau. Người vợ ở kiếp này có thể là người bạn kiếp trước tới vì lời hứa nguyện với chồng. Đứa con trai ở kiếp này, là chủ nợ của cha ở kiếp trước, để đòi món nợ chưa trả. Đứa con gái ở kiếp này, là người vợ ở kiếp trước, tới vì tình cảm chưa dứt. Hồng nhan tri kỷ của kiếp này là anh em của kiếp trước tới chia sẻ những tâm sự chưa nói hết….

Có nhiều gia đình, bố mẹ ngay thẳng, thật thà những lại sinh con cái nghịch ngợm, "rạch giời rơi xuống". Hay những gia đình bố mẹ giàu có lại sinh ra những đứa con phá gia chi tử, ăn chơi đàng điếm, có khi còn vướng vòng lao lý. Tất cả đều có thể lý giải ở hai chữ nhân quả, tiền buôn bán kiếm được có thể là tiền bất chính, nên bằng cách này hay cách khác cũng sẽ mất đi, như câu nói dân gian: “Của thiên lại trả địa”. Con cái chỉ là người dùng duyên nghiệp đó mà trả nghiệp cho bố mẹ thôi.

Đời nay mỗi người được trở thành bà con quyến thuộc với nhau, ắt hẳn đời trước đã có nhân duyên với nhau. Ảnh minh họa.

Đời nay mỗi người được trở thành bà con quyến thuộc với nhau, ắt hẳn đời trước đã có nhân duyên với nhau. Ảnh minh họa.

Có những người đàn ông vốn đã từng làm khổ nhiều cô gái hoặc tính tình lăng nhăng thì thường sinh ra nhiều hơn 1 cô con gái. Số phận những cô con gái đó sướng khổ thế nào phụ thuộc rất nhiều vào nghiệp lực mà bố mẹ đã tạo ra trong quá khứ, người bố từng phũ phàng với nhiều cô gái thì cô con gái sau này nhiều khả năng cũng bị khổ sở vì đàn ông phũ phàng. Người bố sinh nhiều con gái nhưng vẫn hết lòng thương yêu vợ con, sau này các con sẽ vô cùng có hiếu. Nếu ác nghiệp kiếp trước đã hết, lại được thiện nghiệp kiếp này vun dày thì cuối đời người đó được hưởng hạnh phúc, gia đạo yên vui, con cái đến hồi báo hiếu.

Trên đời này, mọi trái nghịch cũng đều có nhân duyên, bởi sự đời không phải khi nào cũng thuận. Thế nào cũng có ít nhiều những cái nghịch lòng xảy ra khi đã thấy cái thuận lòng. Chỉ là thiếu duyên thì ẩn, đủ duyên thì hiện. Không phải mẹ nào cũng đều hy sinh mọi thứ cho con. Không phải cha nào cũng biết lo toan đầy đủ. Có mẹ bỏ con cho kiến dập vùi. Có cha đánh con đến nỗi thương vong. Con trẻ, không phải ai cũng hiếu thuận, vẫn thấy có người dửng dưng với những lo toan vất vả của đấng sinh thành.... Mọi thứ đều có nhân duyên, đều do nghiệp lực thiện ác mình đã gây tạo trong đời.

Hiểu biết về duyên khởi và nhân quả

4 loại ân oán trả vay trong gia đình theo lời Phật dạy

Làm gì cũng nên tích đức cho con cái, đừng vì tham lam mà làm điều ác để lấy nhà cao cửa rộng cho con, cũng đừng vì ích kỷ, thù hằn cá nhân mà gây ác nghiệp, có thể kiếp sau quả báo mới tới, nhưng cũng có thể kiếp này đã tới ngay trong đời con. Ảnh minh họa.

Làm gì cũng nên tích đức cho con cái, đừng vì tham lam mà làm điều ác để lấy nhà cao cửa rộng cho con, cũng đừng vì ích kỷ, thù hằn cá nhân mà gây ác nghiệp, có thể kiếp sau quả báo mới tới, nhưng cũng có thể kiếp này đã tới ngay trong đời con. Ảnh minh họa.

Trong gia đình, những đứa con sinh ra đều do luật nhân quả chi phối. Có bốn loại con sinh ra (do luật nhân quả) để báo ân, báo oán, trả nợ và đòi nợ:

- Báo ân: Đời trước nhận được ơn, đời nay sinh vào gia đình để trả ơn. Họ sẽ trở thành con hiếu, cháu hiền, đến để báo ân tình xưa.

- Báo oán: Đời trước con bị gây oán, đời nay sinh vào gia đình để báo oán. Thế mới có trường hợp, con cái ngỗ ngược, phá gia chi tử. Đừng vội trách con, hãy trách kiếp trước cha mẹ từng nợ chúng.

- Trả nợ: Đời trước con mắc nợ, đời nay sinh vào gia đình để trả nợ. Con sẽ nỗ lực làm ăn để nuôi nấng cha mẹ, bao giờ hết nợ, con mới dứt áo ra đi. Đừng vội trách con đối đãi nhiều hay ít, bởi lẽ còn phụ thuộc vào kiếp trước con nợ cha mẹ mức nào.

- Đòi nợ: Đời trước con cho vay nợ, đời nay sinh vào gia đình để đòi nợ. Nợ đã đòi xong, con có thể ra đi.

Có nhân duyên làm thân bằng quyến thuộc, cần hiểu lý nhân quả để phản tỉnh, lấy ân báo oán

Mỗi người thiếu nợ kẻ khác từ bao đời nay cũng không giống nhau. Có người thiếu quá nhiều nợ, đến đời này trả mãi không hết, nên mới có câu: “Nợ cao như núi”. Đó cũng là núi nghiệp chướng: núi ấy qua vô lượng kiếp ngày càng cao lớn, ngày càng sâu dày. Vì vậy trong gia đình thân quyến có lúc bất hòa: ví như cha con bất hòa, mẹ con tranh chấp, vợ chồng, anh em oán thán nhau. Song ít người thừa nhận đây là nợ nần, mà ngược lại cảm thấy mình bị thiệt thòi. Kỳ thật, những việc trên xảy ra đều là do trước kia gieo nhân xấu nay gặt phải quả khổ. Bởi vậy mới có câu rằng: “Kẻ biết mệnh trời thì không đứng dưới bước tường nghiêng đổ. Y không trách trời, không đổ lỗi cho người khác. Y biết hạ mình để học hỏi và nâng cao đạo đức để tiến lên”. Người tu trước tiên phải hiểu lý nhân quả, không nên gieo nhân một cách bừa bãi, mà phải trồng nhân thanh tịnh. Nếu chuyện gì hợp với đạo lý thì tiến tới, không hợp đạo thì lùi lại. Không nên mờ mịt việc thiện ác khiến chúng càng thêm rối rắm; cũng không để chuyện đúng sai lẫn lộn chẳng rành. Một khi mình đã phân biệt được trắng đen, chân giả, thì phải nhân đó mà phản bổn hoàn nguyên, trở về với bản thể thanh tịnh, bản tính Chân như mầu nhiệm.

Đối với bậc làm cha làm mẹ, sinh con ra khó nhọc, nuôi nấng con còn khó nhọc hơn. Làm gì cũng nên tích đức cho con cái, đừng vì tham lam mà làm điều ác để lấy nhà cao cửa rộng cho con, cũng đừng vì ích kỷ, thù hằn cá nhân mà gây ác nghiệp, có thể kiếp sau quả báo mới tới, nhưng cũng có thể kiếp này đã tới ngay trong đời con. Nếu sinh con ra không được như ý muốn thì cũng đừng buồn giận, chỉ là ta đang phải trả nghiệp cho kiếp trước hay cho những gì ta làm trong quá khứ mà thôi!

Hành trình xuất gia của một người trẻ

(Nguồn: “Thai nhi vô tội”

Tác giả: HT Tuyên Hóa)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Bước đầu học Phật: Làm sao tu theo Phật?

Kiến thức 19:00 16/03/2024

Chỉ dạy chúng sanh tu hành thành Phật là bản hoài của chư Phật. Vì trình độ khả năng sai biệt của chúng sanh, không thể đồng tu theo một môn và đồng kết quả như nhau được, Phật phải dạy nhiều phương pháp tu khác nhau. Trong đó đại khái chia làm hai loại: tu còn luân hồi, tu ra khỏi luân hồi.

Mười chuẩn mực đạo đức cơ bản của Phật giáo

Kiến thức 16:17 16/03/2024

Đạo đức Phật giáo y cứ vào giới luật. Nếu xem giới luật là những nguyên tắc đạo đức mang tính bền vững, ổn định, không thay đổi, thì yêu cầu từ thực tiễn đời sống đòi hỏi cần có sự bổ sung những chuẩn mực đạo đức mang tính hỗ tương.

Cảnh giới A Di Đà là chân hay vọng?

Kiến thức 15:28 16/03/2024

Bát-nhã tâm kinh nói: “Tướng không của các pháp không sinh không diệt, không nhơ không sạch, không mắt, tai, mũi…”. Thứ gì là chân thì không tướng, cũng không có chỗ nơi. Nếu có tướng thì “Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng”.

Đọc kinh phải đọc như thế nào?

Kiến thức 10:15 16/03/2024

Dùng phương pháp đọc Kinh để chấm dứt vọng niệm. Không đọc Kinh, vọng niệm rất nhiều. Đọc Kinh nhằm tập trung cái tâm một chỗ, chế tâm nhất xứ. Cũng là nói buông xuống tất cả ý niệm, cung kính niệm bộ Kinh này.

Xem thêm