Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ, 01/03/2021, 07:59 AM

Hãy là phước điền Tăng

Có phước là phước điền Tăng, đi đến đâu mang an vui đến đó. Nghiệp chướng Tăng đi đâu mang khổ lụy đến đó. Học Phật, tu Phật, chúng ta cần nhớ như vậy.

Có thể khẳng định phần áp lực tinh thần quan trọng nhất trong cuộc sống tu hành. Nếu chúng ta bị áp lực tinh thần là ma lực thì người tinh thần yếu không vượt được.

Áp lực là chúng ta sợ khó, sợ khổ, sợ ma chướng, sợ bệnh hoạn, sợ cuộc sống thiếu thốn, nói chung sợ đủ thứ, tất nhiên tâm lý hoang mang, lo sợ đó ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống tu hành chúng ta.

Thực tế, đa phần nghĩ rằng tập hợp số lượng Tăng Ni đông, chắc chắn đời sống vật chất phải có vô số khó khăn. Nhiều người ưu tư góp ý với tôi về nước sinh hoạt của Tăng Ni. Nếu nước sinh hoạt không bảo đảm, đương nhiên bệnh tật phát sinh. Nhưng may mắn, chúng ta vượt qua được khó khăn này, vì ở khu đất nơi đây chưa có nguồn nước máy của chính phủ đưa đến, nên chúng ta có thể sử dụng nước giếng, nước khoan và có xử lý vệ sinh, nên cũng không có gì phải lo nữa.

Kế đến, cơm gạo là vấn đề khó thứ hai, nhưng cũng lại được may mắn, có nhiều người quan tâm giúp đỡ chúng ta vượt qua cái khó này. Có nhiều Phật tử hằng tâm hằng sản đã phát nguyện cung cấp gạo cho Tăng Ni ít nhất là ba tháng, cho đến có thể trong ba năm, tức cho đến khi Tăng Ni sinh viên tốt nghiệp.

Cái khó thứ ba là rau củ quả cũng được nhiều người lo lắng, vì nếu không bảo đảm được chất lượng thực phẩm rau củ, sẽ dẫn đến bệnh tật. May mắn là Tập đoàn Vingroup đã hứa cung cấp rau sạch trong một năm cho Học viện. Tôi nghĩ sau một năm, chúng ta đã ổn định được việc có rau sạch và từ đó, có thể tự sản xuất rau củ, tự cung cấp thực phẩm an toàn ngay tại khu đất của Học viện và đó cũng là mô hình mà Tăng Ni sinh viên có thể áp dụng khi ra trường đến nơi mình hành đạo.

Như vậy, khi đời sống vật chất và tinh thần đã ổn định, phần còn lại là Tăng Ni nỗ lực tu để vượt lên được, nghĩa là từ đời sống tầm thường trở thành phi thường, từ phàm phu chuyển mình sang giai đoạn Hiền Thánh. Nếu không đạt được thành quả như vậy trong đời tu học, thì nợ của đàn na thí chủ khó mà trả nổi.

HT. Thích Trí Quảng – Phó Pháp chủ kiêm Giám luật HĐCM, Trưởng BTS GHPGVN TP.HCM.

HT. Thích Trí Quảng – Phó Pháp chủ kiêm Giám luật HĐCM, Trưởng BTS GHPGVN TP.HCM.

Niệm Phật không phải để cầu phước báo giàu sang

Tôi mong Tăng Ni sinh viên nỗ lực vượt lên, xóa được trần lao nghiệp chướng, trở thành Tỳ-kheo thực sự của Đức Phật. Một vị Tăng thực sự đúng nghĩa là thân không bệnh hoạn, tâm không phiền não, cắt đứt trần lao và diệt trừ nghiệp chướng, mới có thể thay Phật làm lợi ích cho chúng sanh ở thế gian này.

Việc đầu tiên làm sao chúng ta không bệnh, Phật có dạy chúng ta điều này. Thân không bệnh hoạn là điều hòa được thân nghiệp của chúng ta, việc này rất quan trọng.

Nói đến thân nghiệp, phải nói thêm về nghiệp quá khứ. Dù chúng ta có nhân duyên xuất gia, nhưng đời trước từng phạm lỗi lầm, cho nên đời này mang thân tứ đại đã thể  hiện nghiệp quá khứ.

Thật vậy, các bậc tiền nhân trải qua kinh nghiệm tu hành, qua sự chứng ngộ, nên đã thấy trong kiếp xa xưa từng phạm lỗi lầm, các Ngài mới thực lòng sám hối tội căn của mình. Tội căn là gì.

Nếu đời nay chúng ta xuất gia, nhưng thân thường đau yếu, tâm dễ buồn phiền, không bằng bạn và Phật tử trông thấy mình, họ không phát tâm. Chúng ta nghiệm lại lời dạy của người trước rằng đây chính là nghiệp chướng trần lao của chúng ta. Vì vậy, thực tế cho thấy nhiều chùa không có Tăng ở, nhưng có Tăng không có chùa, đó là túc nghiệp, nên các Ngài khuyên chúng ta sám hối.

Tôi xuất gia làm Tăng, thuở còn trẻ thường đau yếu. Cố Hòa thượng Thiện Hòa, Giám đốc Phật học đường Nam Việt đã khuyên tôi nên lạy Hồng danh sám hối. Nhờ thực tập pháp này một cách miên mật, túc nghiệp của tôi tiêu dần, sức khỏe tốt  lên, mới tiến tu được. Đây là kinh nghiệm mà tôi muốn chia sẻ với Tăng Ni thường đau ốm.

Nếu túc nghiệp là bệnh nghiệp, nhưng có người không tin lời Phật dạy, không tin nghiệp lực, mới nghĩ rằng tại mình thiếu chất này, chất nọ. Nhưng riêng tôi nghĩ mình thiếu phước, thiếu đức, thiếu hạnh. Thiếu phước đức, thiếu hạnh thì phải siêng tu hạnh của Sa-môn theo Phật dạy, phải cố tạo phước. Thực chất tu hành là như vậy.

Có người nghĩ thiếu chất nào thì kiếm bổ sung cho cơ thể khỏe mạnh, nhưng càng bổ sung, bệnh càng sanh và cuối cùng chết sớm, hay bỏ tu. Kinh nghiệm tôi hơn 60 năm hành đạo đã nhận ra điều này.

Tu hành phải xóa nghiệp đời trước, không tạo nghiệp mới, từng bước khắc phục thân nghiệp, thì thân không ốm đau, không đòi hỏi, đó là điều căn bản phải thực hành cho được để tiến tu.

Khắc phục được thân nghiệp, đi xa hơn, chúng ta thực tập Thiền quán. Tôi khuyên Tăng Ni nên áp dụng Thiền Tứ niệm xứ trước để xóa nghiệp tâm đời trước. Vì chúng ta còn kẹt tham, sân, si. Nói về tham, chúng thường kẹt tham ăn, tham ngủ, tham danh, tham lợi và tệ nữa, lại tham sắc. Đó là ngũ dục mà Phật luôn nhắc nhở Tăng Ni đoạn trừ. Người tu thực sự làm sao khắc phục năm ham muốn này mới trở thành Sa-môn. Còn kẹt một, hay năm thứ ham muốn này không là Sa-môn, dù có mặc áo tu.

Muốn biết khắc phục được ngũ dục hay chưa, đối cảnh chúng ta sẽ nhận được mình còn ưa thích hay không. Riêng tôi, lúc mới tu, mùa hạ đầu tiên nhập chúng. Vì nghèo, nhịn đói lâu ngày, nên tham ăn là điều khó tránh khỏi là kinh nghiệm bản thân. Lên quả đường, bốn người ngồi chung một mâm. Thời đó, đời sống vật chất ở chùa khó khăn vô cùng. Bấy giờ trên mâm chỉ có một miếng đậu hủ cắt làm bốn, nhưng có một thầy bệnh, vắng mặt. Vừa cử bát cúng dường xong, tôi gắp nhanh hai miếng đậu hủ vào bát mình! Hai thầy nhìn tôi không nói gì. Tôi nhớ Hòa thượng Thiện Hòa dạy rằng điều nào khắc phục được thì phải khắc phục liền. Tôi cảm thấy hối hận và xấu hổ, nên bữa sau lên quả đường, trong mâm có bốn quả chuối, tôi giả bộ nói mình đau bụng, không ăn chuối, hai huynh ăn giùm. Từ đó về sau, mỗi khi tôi muốn ăn là không ăn, để tự phạt cái tánh tham ăn, lần hồi tánh tham ăn tự mất.

Diệt được tánh tham này, quả báo lớn vô cùng, tức không cần ăn, không muốn ăn, nhưng thức ăn luôn dư thừa. Và diệt được tánh tham ăn, phước báo sanh ra, thì lấy phước để tạo nên phước, trở thành phước điền Tăng thực sự.

Vì tôi không muốn ăn, không tiêu xài nhiều tiền. Phật tử cúng dường, tôi dùng tiền này trồng vào phước điền Tam bảo, đóng góp cho Tam bảo, cho nên phước mỗi ngày tăng thêm.

Vì bây giờ, chúng ta bị vô minh ngăn che, nên tầm nhìn giới hạn dẫn đến hành động chúng ta sai lầm, hiện hữu của chúng ta không được người chấp nhận.

Vì bây giờ, chúng ta bị vô minh ngăn che, nên tầm nhìn giới hạn dẫn đến hành động chúng ta sai lầm, hiện hữu của chúng ta không được người chấp nhận.

Cầu an theo tinh thần kinh Phước Đức

Thực sự tôi rất sợ người cúng dường, nhưng Phật tử cứ tìm tôi để cúng dường. Kinh nghiệm này tôi xin chia sẻ với Tăng Ni. Khi muốn người cúng, họ không cúng, nhưng mình không muốn thì người ta cứ tìm cúng. Tôi nghĩ mình có phước, nên tạo phước điền cho người cúng. Vì vậy, khởi công xây dựng Học viện này, Phật tử cúng cho tôi, tôi dồn tịnh tài cho việc xây trường. Có phước mới tạo được phước là vậy. Có nghiệp sẽ tạo nên nghiệp.

Có phước là phước điền Tăng, đi đến đâu mang an vui đến đó. Nghiệp chướng Tăng đi đâu mang khổ lụy đến đó. Học Phật, tu Phật, chúng ta cần nhớ như vậy.

Thành tựu pháp quán Tứ niệm xứ, không ham muốn, buồn phiền, mới thực hành Tứ chánh cần là điều căn bản. Có người nghĩ mình tu Đại thừa không cần pháp này, nghĩ vậy là sai.

Thực hành Tứ chánh cần để gạn lọc hành động mình, chuyển biến nội tâm mình, nhờ đó biết mình vào thế giới Thánh chưa, hay còn ở trong lục đạo.

Tu hành, mục tiêu chính của chúng ta là phấn đấu vượt ra lục đạo sinh tử luân hồi. Vì vậy, chúng ta mới cắt đứt cái nhân sinh tử luân hồi. Cái gì gắn với sinh tử luân hồi, ta không làm, không tạo.Đối với tôi, trên bước đường tu, tôi tập ở trong xã hội mà không bị xã hội chi phối, ở trong sáu đường sinh tử mà không bị sáu đường sinh tử chi phối, tức chúng ta có đời sống độc lập thực sự, không bị xã hội và sáu đường sinh tử chi phối. Nếu chúng ta còn kẹt lục đạo, còn kẹt sinh tử, chúng ta không thể thấy cái lý Phật dạy.

Nhưng vượt trên sinh tử, vượt trên lục đạo, chúng ta thấy rõ suy nghĩ và cuộc sống hàng ngày đúng như pháp, gọi là Chánh kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định.

Bát Chánh đạo là đời sống tâm lý, tư tưởng, việc làm của người xuất gia dù tu Đại thừa hay Nguyên thủy đều không thể bỏ Bát Chánh đạo. Vì pháp cốt lõi này, Giáo hội lấy hoa sen 8 cánh màu trắng tiêu biểu cho đời sống trong sạch của tu sĩ Phật giáo, làm mô hình tượng trưng.

Nếu Tăng Ni thực hành được tám điều này, chúng ta tu pháp môn gì cũng không kẹt sinh tử luân hồi và hoàn thành giai đoạn một.

Tôi mong trong mùa an cư đầu tiên của Học viện, Tăng Ni sinh viên cố gắng phấn đấu để làm gương cho thế hệ đi sau. Ngày xưa, ở Phật học đường Nam Việt, Hòa thượng Thiện Hòa nhắc nhở chúng tôi rằng quý thầy đi trước cố gắng làm sao cho lớp đàn em tu được. Nếu chúng ta không nỗ lực tu, đàn em chúng ta sẽ khổ vô cùng. Nói điều này, tôi nhớ lại câu chuyện liên hệ với tôi.

Năm 1965, tôi sang Nhật học, đến chào cụ Mai Thọ Truyền. Cụ nghĩ rằng tôi đến để nhờ cụ giúp đỡ. Cụ nói thầy ở Việt Nam tu, cần gì tôi cũng cúng, nhưng đi Nhật thì một đồng cũng không cúng.

Nếu mình đi trước mà làm hỏng, người đi sau khó tu vô cùng. Tôi nhớ thầy Quảng Minh và thầy Huyền Dung, hai người này sáng lập Phật học đường Nam Việt. Một vị đi Anh, một vị đi Nhật để học văn minh Đông Tây kim cổ, về phục hưng Phật giáo nước nhà.

Phật tử gom tiền giúp hai vị này. Thầy Quảng Minh sang Nhật học, tốt nghiệp rồi, trở thành công chức, không về Việt Nam. Thầy Huyền Dung sang Anh học tốt nghiệp cũng không về. Vì vậy, nói đến tu sĩ du học, nhiều vị không muốn cho đi.

Với kinh nghiệm bị trở ngại như vậy, tôi tự quyết tâm cố gắng học và về nước thực hiện mục tiêu mà Thầy Tổ đã đề ra cho mình. Trên bước đường tu, có trở ngại, thử thách, khó khăn, đó là thước đo lòng người, đo ý chí giúp chúng ta đi lên, cũng là điều tôi nhắc nhở Tăng Ni sinh viên. Tôi nghĩ khi khó khăn, phần nhiều người ta chùn bước thì Phật giáo chúng ta phải đi xuống.

Đọc lịch sử Phật giáo Việt Nam, anh em thấy truyện ký của ngài Nghĩa Tịnh đi sang Ấn Độ cầu pháp, có ghé Việt Nam và có sáu vị Tăng Việt Nam cùng đi theo, nhưng không có người trở về. Đó cũng là thời kỳ Phật giáo chúng ta suy đồi, tu sĩ không có phước đức, trí tuệ. Sự thật như thế.

Người đi trước thành công, người đi sau chắc chắn đi theo dễ dàng. Hôm qua, tôi thăm trường hạ chùa Hội Khánh, tỉnh Bình Dương có 701 Tăng Ni an cư cấm túc. Nhớ lại 300 năm trước, ở tỉnh này, ngài Thành Nhạc đã lãnh ý của Tổ Nguyên Thiều, lên núi Châu Thới xây dựng thảo am tu hành. Ngài chỉ một mình, một bát, một ca-sa, ở đó tu, nhưng 300  năm sau, tỉnh nhà đã có 700 Tăng Ni.

Nhờ người đi trước tu đắc đạo, người sau đi tới được. Các anh em khắc cốt ghi tâm ý quan trọng này, nếu thành tựu con đường tu của mình sẽ trợ lực cho lớp sau tiến tu nhẹ nhàng. Nếu chúng ta thất bại, chắc chắn Phật giáo bị khóa sổ.

Tôi mong Tăng Ni sinh viên nỗ lực phấn đấu vượt khó, càng khó càng dũng mãnh vượt qua để đạt được mục tiêu của người xuất gia.

Hôm nay, ngày mùng 1 tháng 5 là ngày khởi đầu mùa tụng kinh Dược Sư. Có người nói kinh Dược Sư, hay kinh Đại thừa không phải của Phật, nên chỉ tu theo kinh Nikayamới là của Phật. Đây là quan niệm sai lầm.

Từ kinh Nguyên thủy đến kinh Đại thừa, hay từ Nguyên thủy đến Kim Cang thừa là quá trình phát triển của đạo Phật. Người trước đã nhận ra yếu lý này và áp dụng đạt kết quả tốt trên bước đường tu. Nhờ vậy, một số nước theo tinh thần Đại thừa đã phát triển Phật giáo rất mạnh.

Diệt được tánh tham này, quả báo lớn vô cùng, tức không cần ăn, không muốn ăn, nhưng thức ăn luôn dư thừa. Và diệt được tánh tham ăn, phước báo sanh ra, thì lấy phước để tạo nên phước, trở thành phước điền Tăng thực sự.

Diệt được tánh tham này, quả báo lớn vô cùng, tức không cần ăn, không muốn ăn, nhưng thức ăn luôn dư thừa. Và diệt được tánh tham ăn, phước báo sanh ra, thì lấy phước để tạo nên phước, trở thành phước điền Tăng thực sự.

Giữ giới để tăng phước

Thiết nghĩ áp dụng pháp môn nào thích hợp với mình thì theo pháp môn đó mà thâm nhập đạo. Đối với tôi, học đạo, tôi học từ kinh A-hàm, đến kinh Pháp hoa, kinh Niết-bàn, nhưng tôi chọn kinh Pháp hoa là pháp tu chính, vì kinh này thích hợp với tôi, có nhân duyên với tôi và tôi áp dụng gặt hái được nhiều kết quả tốt đẹp. Dù chuyên tu Pháp hoa, nhưng đối với kinh Nguyên thủy, hay kinh Kim cang thừa, tôi vẫn áp dụng.

Các anh em đừng đứng lập trường của mình mà xem thường pháp tu khác. Ngày nay, có thể nói chúng ta đã xóa được sự phân biệt, sự kỳ thị các pháp môn tu. Phật giáo Nguyên thủy, Kim cang thừa, Đại thừa đều hợp nhất, chúng ta nhìn nhau như bạn đồng tu, nhìn các pháp môn là nhiều mảng do Phật để lại giúp mọi người thăng hoa tri thức và đạo hạnh.

Chúng ta tụng kinh Dược Sư nghĩ thế nào. Tôi nghĩ kinh này do các nước theo Phật giáo Đại thừa sử dụng có kết quả, thì ta xem thành quả đó để ứng dụng vào cuộc sống mình cho được lợi lạc. Và khi đem kinh này so với kinh Nguyên thủy, tôi thấy đồng nhau, không khác.

Thật vậy, thực tập pháp Phật, thấy tất cả các pháp là một thể thống nhất, nhưng vì trần lao, nghiệp chướng khác nhau, hoàn cảnh khác nhau, khiến người ta thấy khác.

Tôi dành tháng 1, tháng 5 và tháng 9 tụng kinh Dược Sư, đó là truyền thống của Phật giáo Triều Tiên, Trung Hoa và Nhật Bản mà họ sử dụng có kết quả.

Hôm nay đầu tháng 5, suốt một tháng, tôi tụng kinh Dược Sư. Tụng kinh Dược Sư, đối chiếu kinh này với kinh Nguyên thủy và đối chiếu Phật Dược Sư với Phật Thích Ca, tôi thấy tất cả chư Phật giống nhau, đều nhìn sự vật giống nhau, nhưng các Ngài sử dụng phương tiện tùy theo quốc độ, tùy từng thời kỳ mà áp dụng khác nhau.

Tôi nghiệm thấy học và hiểu kinh Dược Sư đầu tiên là 12 lời nguyện của Phật Dược Sư. Bồ tát Quan Âm cũng có 12 nguyện, Bồ tát Phổ Hiền có 10 nguyện.

12 nguyện của Phật Dược Sư là nguyện và hạnh của Ngài không hề trái với kinh Nguyên thủy. Nếu không có tâm và hạnh như Dược Sư, Quan Âm, hay Phổ Hiền, chắc chắn không ai theo chúng ta.

Phật Thích Ca nói Đức Dược Sư phát 12  nguyện, nhưng chúng ta coi 12 nguyện này có thích hợp với xã hội chúng ta sống hay không, hành trì của Phật Dược Sư có giống hành trì của Phật Thích Ca không. Giống thì chúng ta mới theo tu.

Nguyện thứ nhất, Ngài nguyện rằng hào quang của Ngài chiếu khắp vô lượng vô biên thế giới, khiến chúng hữu tình thấy ánh quang này, thân tâm thanh tịnh, đủ tướng trượng phu, siêng tu Lục độ, rời biển trần khổ, vào chốn Niết-bàn.

Nguyện của Phật Dược Sư như thế, mục tiêu như thế có trái với cuộc sống chúng ta hay không.

Vì bây giờ, chúng ta bị vô minh ngăn che, nên tầm nhìn giới hạn dẫn đến hành động chúng ta sai lầm, hiện hữu của chúng ta không được người chấp nhận.

Thiết nghĩ áp dụng pháp môn nào thích hợp với mình thì theo pháp môn đó mà thâm nhập đạo.

Thiết nghĩ áp dụng pháp môn nào thích hợp với mình thì theo pháp môn đó mà thâm nhập đạo.

Ai có hành Bồ-tát đạo, dễ nhận ra ý này. Hào quang của Phật tiêu biểu cho trí tuệ. Ta cũng muốn làm những việc tốt, nhưng vì trí tuệ chúng ta còn giới hạn, nên phải phấn đấu tăng trưởng trí tuệ để cái nhìn chúng ta sáng suốt, thấy biết đúng đắn hoàn toàn, gọi là thấy như thật, thì hào quang chúng ta đến đâu là ta dùng trí tuệ đến đó, chúng sanh sẽ nghe theo chỉ dạy của chúng ta, làm cho thân tâm họ thanh tịnh. Trái lại, người chấp pháp đem giáo pháp giảng dạy, nhưng người không phát tâm, gọi là phá pháp. Vì vậy, thân tâm thanh tịnh là cốt lõi của đạo Phật.

Tu theo kinh Dược Sư, các thầy đầu tiên phải thanh tịnh, rồi làm cho người khác cũng được thân tâm thanh tịnh. Và tiếp theo, làm cho họ đủ tướng trượng phu, nghĩa là người làm lợi ích cho xã hội.

Đức Phật là vị đại Đạo sư hoàn toàn giải thoát, thanh tịnh và Ngài dạy chúng ta, chuyển hóa chúng ta thành người trượng phu là người tốt mà xã hội nào cũng cần.

Đạo Phật không đào tạo người ăn hại. Đạo Phật đào tạo người trượng phu là người siêng tu Bồ-tát đạo, chủ yếu là họ làm lợi ích cho cuộc đời, để chính họ rời biển khổ trần gian và họ đem người đến Niết-bàn.

Như vậy, nguyện này có giống với nguyện và việc làm của Phật Thích Ca hay không và có phải là mục tiêu của chúng ta không.

Tôi đọc nguyện thứ nhất của Phật Dược Sư, luôn suy nghĩ và nỗ lực thể hiện cho được thân tâm mình thanh tịnh, làm cho người cũng được thanh tịnh, giúp họ xa rời khổ đau, an trụ Niết-bàn.

Nghiên cứu kỹ, tôi thấy kinh nào cũng nhằm xây dựng chúng ta trở thành người tốt. Tôi mong Tăng Ni học kinh Nguyên thủy, đến kinh Đại thừa, hay Kim cang thừa để chúng ta tổng hợp, có cái nhìn thông suốt qua lời Phật dạy, qua dòng lịch sử truyền thừa của chư vị Tổ sư, mới làm cho Phật pháp hưng thạnh.

Cầu nguyện Tăng Ni sinh viên luôn được an lạc trong Chánh pháp.  

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Hãy từ bỏ những nghề tạo ra ác nghiệp

Kiến thức 19:30 04/11/2024

Trong cuộc sống, mỗi người có một công việc, một nghề nghiệp riêng. Xét về phương diện tác nghiệp thì những nghề như đồ tể, đao phủ là những nghề tạo ra ác nghiệp, không có lợi ích cho tự thân ở đời này và đời sau.

Cách sám hối ngắn gọn súc tích Phật tử nên biết

Kiến thức 13:30 04/11/2024

Phương pháp đọc các bài sám hối, để gọi là đọc đúng, đó là không quá chú trọng việc đọc, mà tập trung vào việc hiểu. Đọc chậm cũng được, đọc vấp cũng được, đọc đi đọc lại một câu, một đoạn cũng được....cốt yếu là để hiểu thật kĩ nghĩa của những lời sám hối đó.

Thực hành thiền Phật giáo

Kiến thức 11:40 04/11/2024

Mục đích tối hậu của thiền là giúp tâm ta định và sáng, có thể thấy biết đúng như thật về thật tính của vạn pháp, bản chất của mọi sự vật hiện tượng, cả những hiện tượng vi tế nhất.

“Phàm làm việc gì, trước phải xét kết quả của nó về sau”

Kiến thức 10:00 04/11/2024

Những người không nghĩ đến quả mà cứ gieo nhân bừa bãi, thì thế nào cũng gặt nhiều tai họa, gây tạo cho mình những điều phiền phức, có khi làm ung độc cả cuộc đời, cả sự sống. Chỉ có những người nông nỗi, liều lĩnh mới không nghĩ đến ngày mai, mới sống qua ngày.

Xem thêm