Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 09/02/2021, 13:17 PM

Giữ giới để tăng phước

Người Phật tử phát nguyện thọ trì năm giới cấm (không giết hại, không trộm cướp, không tà hạnh, không nói dối, không say nghiện) nhằm trau dồi đạo đức, hoàn thiện nhân cách đồng thời đó là cách vun bồi phước báo cho bản thân và gia đình.

Năm giới quý báu này nếu được mọi người hiểu biết cặn kẽ và tuân giữ nghiêm mật thì chắc chắn thế giới hòa bình, chúng sinh an lạc. Ngược lại, nếu không tuân thủ các nguyên tắc đạo đức này thì phước đức sẽ dần suy giảm, đến lúc cạn kiệt thì tai họa, hoạn nạn và đau khổ phát sinh.

Thế nên, để cho sự nghiệp, sức khỏe, gia đạo luôn phát triển ổn định, bền vững thì người đệ tử Phật cần thường xuyên vun đắp cội phước. Ngoài sự sẻ chia, bố thí, cúng dường và thực hành các thiện pháp khác thì giữ giới là cách tạo phước rất quan trọng. Quan sát và chiêm nghiệm cuộc sống sẽ thấy khá rõ, người thực hành đạo đức thì phước báo ngày càng tăng thêm. Người phạm giới và khuyết giới thì phước báo ngày càng sa sút, có thể dẫn đến thân bại danh liệt.

Thập thiện và lợi ích khi hành thập thiện

Năm giới quý báu này nếu được mọi người hiểu biết cặn kẽ và tuân giữ nghiêm mật thì chắc chắn thế giới hòa bình, chúng sinh an lạc.

Năm giới quý báu này nếu được mọi người hiểu biết cặn kẽ và tuân giữ nghiêm mật thì chắc chắn thế giới hòa bình, chúng sinh an lạc.

“Một thời Phật ở trong núi Kỳ-xà-quật, thành La-duyệt cùng với chúng đại Tỳ-kheo (…).

Bấy giờ, Thế Tôn sau khi tùy nghi trú ở Trúc viên, Ngài bảo A-nan:

- Các thầy hãy sửa soạn, hãy đi đến thành Ba-lăng-phất.

Đáp: Kính vâng.

Rồi Ngài sửa soạn y bát cùng với đại chúng theo hầu, Thế Tôn từ Ma-kiệt đi đến thành Ba-lăng-phất và ngồi ở gốc cây Ba-lăng. Lúc ấy các Thanh tín sĩ tại đó nghe Phật cùng đại chúng từ xa đến nghỉ dưới cây Ba-lăng, bèn cùng nhau ra khỏi thành, từ xa trông thấy Thế Tôn ngồi dưới gốc cây Ba-lăng dung mạo đoan chính, các căn vắng lặng, nhu thuận tột bực, như con rồng lớn, như nước đứng trong, không chút bợn nhơ, đủ ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp trang nghiêm tột bực. Thấy rồi, ai nấy hoan hỷ, lần đến chỗ Phật, đầu mặt lễ chân Phật, rồi ngồi lại một bên. Ðức Thế Tôn theo thứ lớp nói pháp, khai tỏ, giáo huấn, khiến cho lợi ích, hoan hỷ. (…)

Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Thanh tín sĩ rằng:

- Phàm người phạm giới thời có năm điều suy hao. Những gì là năm? 1-Cầu tài lợi không được toại nguyện. 2-Dẫu có được tài lợi, ngày mỗi hao mòn. 3-Bất cứ đến đâu cũng không được mọi người kính nể. 4-Tiếng xấu đồn khắp thiên hạ. 5-Thân hoại mệnh chung sa vào địa ngục.

- Trái lại, này các Thanh tín sĩ, phàm người giữ giới sẽ có năm công đức. Những gì là năm? 1-Cầu gì đều được như nguyện. 2-Tài sản đã có thì thêm mãi không hao sút. 3-Ở đâu cũng được mọi người kính mến. 4-Tiếng tốt đồn khắp thiên hạ. 5-Thân hoại mệnh chung được sanh lên cõi trời.

Bấy giờ, đã nửa đêm, Phật bảo các Thanh tín sĩ hãy trở về. Các Thanh tín sĩ vâng lời, đi quanh Phật ba vòng, rồi đảnh lễ mà lui”.

(Kinh Trường A-hàm, kinh Du hành [trích])

Sống đạo đức, có giới là phẩm hạnh căn bản của người đệ tử Phật nhằm hướng đến thành tựu phước báo, công đức và giải thoát.

Sống đạo đức, có giới là phẩm hạnh căn bản của người đệ tử Phật nhằm hướng đến thành tựu phước báo, công đức và giải thoát.

Sống an lạc qua giáo lý “tứ đại giai không”

Lời Phật dạy thật rõ ràng, những ai sống thiếu đạo đức sa đà buông thả phóng dật hay phạm khuyết các giới cấm thì sẽ chịu năm điều suy hao. Đầu tiên là cơ nghiệp làm ăn, buôn bán ngày càng không được như ý nguyện, tiền bạc kiếm được không còn dễ dàng như trước. Kế đến là tài sản dành dụm được trước đây rất khó giữ, cứ hao mòn tiêu tán dần. Bởi tài lộc đến hay đi là do phước, phước đủ thì tụ, phước thiếu thì tan. Khi đạo đức đã sa sút thì uy tín không còn, tiếng xấu ngày càng lan truyền thì chúng ta không còn được tín nhiệm và nể trọng. Bấy giờ, nếu không nhanh chóng nhận ra vấn đề để sám hối và phục thiện thì cơ nghiệp, sức khỏe, gia đạo đều đồng loạt lao dốc, thậm chí có người không giữ được thân mạng, chết đi trong bất an, sinh vào đọa xứ.

“Trái lại, này các Thanh tín sĩ, phàm người giữ giới sẽ có năm công đức. Những gì là năm? 1. Cầu gì đều được như nguyện. 2. Tài sản đã có thì thêm mãi không hao sút. 3. Ở đâu cũng được mọi người kính mến. 4. Tiếng tốt đồn khắp thiên hạ. 5. Thân hoại mệnh chung được sanh lên cõi trời”. Thế mới biết giữ giới có vai trò rất quan trọng trong việc vun trồng cội phước. Mặt khác, muốn tiến xa hơn nhằm thành tựu định tuệ và giải thoát sinh tử thì chắc chắn phải dựa vào nền tảng giữ giới. Có thể nói, muốn tạo phước nên giữ giới, muốn tu định phải giữ giới, muốn phát tuệ cần giữ giới. Sống đạo đức, có giới là phẩm hạnh căn bản của người đệ tử Phật nhằm hướng đến thành tựu phước báo, công đức và giải thoát.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?

Kiến thức 20:09 02/11/2024

Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.

Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp

Kiến thức 14:50 02/11/2024

Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.

Thứ lớp quả vị của Bồ tát Thập địa

Kiến thức 13:29 02/11/2024

Nhờ có trí tuệ thấy rõ khổ đau và thực hành Bát chính đạo cùng giáo lý Trung đạo, hành giả phát khởi Bồ đề tâm, hành trì Lục độ Ba la mật để dần đạt các cấp độ thành tựu trên con đường Giác ngộ.

Nói về Tứ niệm xứ

Kiến thức 10:40 02/11/2024

Học, hiểu và tu tập Tứ niệm xứ là rất cần thiết dù tu sĩ hay cư sĩ giúp ta sống chất lượng, sâu sắc ý nghĩa, thanh tịnh thân tâm, thành tựu đinh lực trí tuệ hướng đến an vui giác ngộ giải thoát hoàn toàn ra khỏi mọi nỗi khổ niềm đau.

Xem thêm