Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 16/09/2015, 14:22 PM

Hãy như con chim không sợ cành cây gãy

"Này! Các người hãy tự thắp đuốc lên mà đi! Các ngươi hãy lấy Pháp của ta làm đuốc! Hãy theo Pháp của ta mà tự giải thoát! Đừng tìm sự giải thoát ở một kẻ nào khác, đừng tìm sự giải thoát ở một nơi nào khác, ngoài các người!...". Đó là lời dạy của đức Phật.

Tôi có cô bạn thân thân, tốt nghiệp Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ở nhà làm công việc phiên dịch, thay vì đi làm cho dù cô có điều kiện xin việc. Cô ấy đọc nhiều, gia tài chiếm hơn nửa không gian chốn ở là sách, đủ đông tây kim cổ và câu chuyện thường xoay quanh "sách".
 
Học triết học duy vật, không theo tôn giáo nào, nhưng hôm qua lên “phây” đọc được trên dòng thời gian của cô: “Con chim đậu trên cành không bao giờ sợ cành cây gãy, bởi niềm tin của nó không đặt ở cành cây mà đặt vào đôi cánh của chính mình!” thấy gần với cách nghĩ của mình, vài dòng trao đổi, cô bạn chỉ cười: “em chép lại danh ngôn đó”. 

Con chim đậu trên cành cây không bao giờ sợ cành  cây gãy, nguyên do vì nó có đôi cánh, chuyện này đâu chỉ dành cho mỗi loài chim, con người cũng có thể liên hệ trong cuộc sống trần thế và đời sống tâm linh của mình.

Trong xã  hội cộng sinh nương tựa vào nhau, không ai tồn tại riêng lẻ nhưng những cá nhân có bản lĩnh vẫn tạo được cho mình sự độc lập cần thiết. Đứng trên cành cây, dựa vào điểm tựa nào đấy, nhưng có năng lực riêng, sức mạnh riêng, không sợ gãy cành, mất điểm tựa, vẫn ung dung trong mọi hoàn cảnh, thật đáng trọng, họ có một giá trị riêng, có tự do. Những ai tựa hẳn vào người khác, bản thân là con số 0, cành cây - điểm tựa gãy luôn là ác mộng, đơn giản vì họ không có đôi cánh. Ở đời, chuyện này cũng phổ biến lắm. Làm sao tạo được đôi cánh cho riêng mình?
 
Niềm tin đặt ở đôi cánh là niềm tin vững bền, chắc chắn. Khi con nhà Phật hiểu giáo lý, nghiên cứu Phật pháp sâu dày, có niềm tin ở sự hữu lý của lời Phật thay vì tin ở chùa to tượng lớn, sẽ đi được trên con đường Phật đã đi.

Những phiền não do sự tấn thoái của người này, người nọ dù có đức cao vọng trọng cỡ nào cũng khó làm họ lung lay, vì có đôi cánh vững và đặt niềm tin ở đấy, “tin ở đạo chứ không tin người nhận mình theo đạo”.

Người sáng suốt tự nương mình vững
Không tìm cầu, dựa dẫm vào ai
Lành thay, điều phục tâm này
Biết tự điều phục, không hai trên đời.
 

Đậu trên cành, với đôi cánh khỏe và sẵn sàng, còn gì hơn?

Nguyễn Thành Công

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Làm thế nào để thực hành tâm từ (Mettā) khi gặp khó khăn

Ứng dụng 17:20 11/11/2018

Thiền Tâm từ (Mettā) không phải là một pháp thuật hay ma thuật mà có thể giúp người dân Hoa Kỳ có đời sống tinh thần lạc quan và tốt đẹp hơn nhưng không hề sử dụng bất kỳ sự đàn áp hay quyền lực nào. Thiền Tâm từ (Mettā) tịnh hóa trái tim và tâm trí của người thực hành bằng sự kiên nhẫn.

Sử dụng của cải một cách hợp lý

Ứng dụng 16:49 11/11/2018

Đối với đa số, một người, một cộng đồng hay một quốc gia, giàu có có nghĩa là 'giàu có' trong ý nghĩa có nhiều tài sản hay tiền bạc do sự đạt được từ vật chất. Nghĩa chữ của cải nguyên thủy là trạng thái hạnh phúc. Khối cộng đồng thịnh vượng mang ý nghĩa ấy. Nhưng bây giờ người ta sử dụng danh từ này vào ý nghĩa tài sản thường để khuyếch trương phúc lợi vật chất hơn là mở mang trạng thái tinh thần.

Tu hành là tìm lại bản lai diện mục...

Ứng dụng 15:55 30/10/2018

Tu đạo là vì giải thoát, không bị chìm đắm trong luân hồi. Coi bạn có thể tu đến chỗ "Ngũ Uẩn" sắc, thọ, tưởng, hành, thức đều "Không" chăng?

Quán niệm vô thường để xả ly, buông bỏ

Ứng dụng 21:53 26/10/2018

Vô thường là không có gì thường hằng, tồn tại mãi mà phải thay đổi. Đổi thay từ hình thức đến nội dung, từ vật chất cho đến tinh thần, từ hiện tượng cho đến bản chất. 

Xem thêm