Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 04/08/2013, 09:22 AM

Hãy tâm niệm, thực sự thấu nghĩa hai chữ “Trụ trì”…

Và, một vị tu hành xuất gia, tâm niệm được ý nghĩa đó, thường hành sứ mệnh, chăm lo đời sống tâm linh tín ngưỡng của bà con, gìn giữ, bảo vệ chánh pháp; đó cũng như mình đang là Trụ trì vậy.

Về với chùa Liên Sơn, huyện Lak, tỉnh Daklak một buổi sáng đầu Tháng 8, những ngày mưa dầm cũng đã ngớt, chỉ còn lác đác mưa bay. Chùa có thiết kế đơn giản, nhưng bố cục đầy đủ, đảm bảo một không gian tu tập.

Vãn cảnh chùa một hồi, tôi gặp bác Trương Minh Dũng, pháp danh Nhuận Anh, là Trưởng đại diện của Ban đại diện chùa Liên Sơn. Biết tôi từ Hà Nội về công tác, là cộng tác viên của trang phatgiao.org.vn, bác đã hoan hỷ chia sẻ những thông tin quý báu về lược sử nhà chùa. Ngôi chùa gần 40 năm chưa có Thầy trụ trì…

Tâm nguyện có một nơi thờ tự, để cùng nhau tu tập, năm 1962, một nhóm 12 phật tử ở huyện Lak, tỉnh Daklak được sự đồng ý của chính quyền khi đó, họ bắt đầu xây dựng một ngôi chùa. Đến năm 1964 chùa chính thức thành lập, có tên là Lạc Thiện và tôn tượng Đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni được rước về để thờ từ đó.

Tôn tượng Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni từ năm 1964

Trải qua bom đạn chiến tranh, nhà chùa bị trúng một quả đạn pháo nhưng hư hại không đáng kể, tôn tượng Đức Bổn Sư vẫn nguyên vẹn đến tận bây giờ.

Sau những năm 1975, chùa đổi tên là Liên Sơn, với 128 phật tử tựu chung về đây cùng tu tập, thường hành giáo lý nhà Phật. Nhà chùa khi đó lập ra Ban đại diện, có Trưởng và Phó đại diện, để chăm lo các hoạt động phật sự. 

Qua 37 năm phai màu thời gian, dù GHPGVN tỉnh Daklak quan tâm, thường cử các quý Thầy về chùa trợ duyên, hướng dẫn bà con phật tử tu học, nhưng nhà chùa vẫn chưa có Thầy trụ trì.

Ban đại diện nhà chùa mới được BTS GHPGVN tỉnh Daklak công nhận, ban quyết định thành lập, thêm phần thuận lợi hướng dẫn bà con cùng tu học.

Đến tháng 4/2012, sư Thầy Thích Nhuận Nghĩa được Tỉnh hội đặc phái về với chùa Liên Sơn, ở 49 Nơ Trang Long, thị trấn Liên Sơn, huyện Lak, tỉnh Daklak, để trợ duyên, hướng dẫn bà con tu tập. Đến nay, nhà chùa đã có tới 925 phật tử cùng nhau tu học, nương nhờ Tam Bảo thường hành chính pháp, trong đó có hơn 400 phật tử sinh hoạt đạo tràng thường xuyên.

Rồi bác Nhuận Anh cho biết thêm: Chiến tranh lạc, nhà chùa thất lạc nhiều giấy tờ hồ sơ, và bị dân quanh vùng chiếm dụng đất, thu hẹp khuôn viên nhà chùa từ diện tích khoảng 2000 m2, còn 902 m2. Tuy vậy, không hề ảnh hưởng tới tinh thần tu tập của bà con phật tử, khi số lượng phật tử ngày thêm đông.

19h30 tối hàng ngày, đại chúng tựu chung cùng tụng Kinh, thường là kinh cầu siêu, sám hối…

5h30 sáng hàng ngày thì cùng nhau niệm Phật.

Mỗi tháng, 4 ngày Chủ nhật, chùa Liên Sơn tổ chức khóa tu Một ngày An lạc. Đại chúng hơn 400 phật tử đều đặn duy trì như thế…


Đại đức Thích Nhuận Nghĩa: Thầy đang tâm nguyện một điều. Hiện, bà con phật tử khi tụng Kinh thì đều chung thắc mắc, là không hiểu ý nghĩa của câu Kinh, tiếng Kệ; dù là tụng sách Kinh âm Hán Việt hay sách Kinh đã dịch nghĩa. Mong rằng sớm có những khóa tu, khi hết thời khóa, thầy sẽ dành 15-30 phút chia sẻ cùng đại chúng. Qua những trải nghiệm và sự học, sự hiểu của mình, từng được học, ở gần các quý Thầy lớn tuổi, kiến giải cơ bản những ý nghĩa giáo lý, sao cho đại chúng dễ cảm thụ nhất…


Hai bác cháu mải trò chuyện, thầy Thích Nhuận Nghĩa về khi nào không hay. Nghe bác chào Thầy, tôi mới để ý và cũng kịp đỉnh lễ Thầy. Thầy tiếp chuyện, tôi tranh thủ vào trọng tâm ngay: Thưa Thầy, con được biết chùa nhà gần 40 năm nay chưa có sư trụ trì. Nay, nhân duyên Thầy về với chùa nhà, để trợ duyên, hướng dẫn đại chúng tu tập. Tâm tư từ đông đảo bà con, ngưỡng mong thuận duyên sớm ngày Thầy được bổ nhiệm trụ trì…

Thầy Nhuận Nghĩa chia sẻ: Đúng là bà con phật tử có thắc mắc, mong muốn Thầy được bổ nhiệm làm trụ trì, chứ không chỉ vai trò đặc trách hiện nay. Nhưng, Thầy cũng hoan hỷ chia sẻ cùng bà con, đại chúng nên hiểu căn bản ý nghĩa của hai chữ “Trụ trì”. Căn bản, đó là gì, là “Trụ pháp vương gia, Trì Như Lai tạng”. Thầy có nhân duyên về đây với bà con, cùng ở chung ngôi nhà Như Lai, thì Thầy trò cùng nhau an trụ và xây dựng ngôi nhà Phật Pháp, giữ gìn phát huy chánh pháp của Như Lai.

Và, một vị tu hành xuất gia, tâm niệm được ý nghĩa đó, thường hành sứ mệnh, chăm lo đời sống tâm linh tín ngưỡng của bà con, gìn giữ, bảo vệ chánh pháp; đó cũng như mình đang là Trụ trì vậy.

Qua chia sẻ từ thầy Thích Nhuận Nghĩa, tôi mới thực sự biết và hiểu thêm, từ góc nhìn nhỏ, việc bổ nhiệm hay bổ nhiệm trụ trì, như hình thức góp phần hoàn thiện một quá trình tu học của một quý Thầy; cũng là để hài hòa giữa đạo và đời. Thêm phần hoan hỷ đón nhận hưởng ứng từ chính quyền địa phương, cũng như góp phần gieo duyên tới đông đảo đại chúng hướng về Phật Pháp, nơi mái nhà chung là ngôi chùa Liên Sơn, hiện còn đơn sơ, đang dần hoàn thiện…

Hình ảnh chùa Liên Sơn CTV ghi nhận được:







Từ cổng chính chùa nhìn vào



Đại Hùng Bảo Điện ở tầng 1, thẳng hướng cổng chính


Điện Tam Thánh, khoảng sân trước lối vào cổng chính phía bên trái




Chính điện Tam Bảo ở tầng 2


Tiêu Diện


Hộ Pháp


Khoảng sân trước nhà chùa nhìn từ tầng 2


Giàn hoa Lan sư thầy mới ươm, thêm phần sinh động nơi mái chùa giản dị


Khoảng chờ xây lại gian nhà Tổ, mong sớm được hoàn thiện.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nếu bạn stress nặng, hãy tìm Thiền buông thư

Đời sống 11:34 07/12/2018

Chúng ta đã tích tụ những căng thẳng lâu ngày trong thân thể qua cách sống hằng ngày của mình trong việc ăn, uống, sinh hoạt. Vì thế sức khỏe của chúng dần dần bị hao mòn. Thiền buông thư là cơ hội để cho thân tâm được nghỉ ngơi, được chữa trị và hồi phục. Chúng ta để cho toàn thân được buông lỏng, đưa sự chú tâm và gởi tình thương lần lượt đến từng tế bào, từng bộ phận của cơ thể. Hãy cùng sư cô Chân Không tập Thiền buông thư.

Thông minh và đạo đức… 1

Đời sống 11:30 20/11/2018

Thông minh thiếu đạo đức là mối họa cho bản thân lẫn xã hội. Nhân loại ngày nay trọng dụng trí thông minh mà bỏ quên đạo đức sẽ đưa đến hỗn loạn và họa diệt vong. Thông minh và đạo đức là tố chất tối cần cho cuộc sống.

Thăm Thầy Thích Nhất Hạnh chúc mừng Tết thầy trò ngày cuối tuần

Đời sống 18:16 17/11/2018

Ngày 20 tháng 11 là ngày hội lớn của các thầy cô giáo. Ngày này chúng ta đã luôn đón một cách hào hứng và đầy hạnh phúc với tên gọi là Tết thầy trò theo ý tưởng của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch công ty sách Thái Hà.

Nói và làm

Đời sống 09:45 17/11/2018

“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nói là thế đấy, lời nói đáng giá nghìn vàng. Và nó sẽ càng đáng trân trọng hơn khi được đem ra thực hành. Bởi thế “Nói và làm trong cuộc sống” đang là một trong những vấn đề được mọi người quan tâm, đặt ra trong lòng mọi người những dấu chấm hỏi.

Xem thêm