Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 02/12/2020, 10:48 AM

Hãy tập buông để cho sự tái sinh được nhẹ nhàng

Một vị Sư trưởng có nhắn nhủ rằng: Đừng bao giờ chết trong sự sợ hãi và nuối tiếc, thay vào đó nên chết trong sự thanh thản. Nếu tự xét thấy khả năng buông bỏ quá kém, thì nên hạn chế sở hữu những thứ khó buông. Vì tâm chấp thủ luyến ái, dính mắc rất mạnh mẽ.

An nhiên thoát buồn vui

Người con Phật phải tin tưởng sự tái sanh trong sáu nẻo luân hồi. Trong hơn 7 tỷ người trên toàn thế giới, thì loài người chúng ta có thấm gì đâu so với loài súc sinh. Chỉ một loài kiến thôi thì loài người chúng ta đã không sánh bằng, huống gì các loài côn trùng nhỏ khác cho đến loài lớn trong trái đất này. Thế mới biết sự nguy hại đến cỡ nào trong vòng luân hồi sinh tử. Đức Phật dạy chúng sinh sau khi chết, số người sinh lên cõi người và trời thì ít như sừng bò, chúng sinh sinh vào cõi khổ thì nhiều như lông con bò là vậy.

Mục đích của người tu hành là thoát khỏi vòng luân hồi sinh tử, được giác ngộ và giải thoát.

Mục đích của người tu hành là thoát khỏi vòng luân hồi sinh tử, được giác ngộ và giải thoát.

Được sinh làm người, số người hạnh phúc an vui ít bịnh trường thọ cũng rất ít so với số người sống bất hạnh khổ đau bệnh tật và đoản mạng thì quá nhiều.

Trong mùa đại dịch này số người chết và đói khát bệnh tật trên thế giới cũng là một con số khủng khiếp. Điển hình Ấn Độ là một tai họa lớn cho người dân, đang đối diện với bao nổi thống khổ đói nghèo. 

Nếu trong mùa đại dịch này mà chúng ta còn sống, có cái ăn, cái mặc, cái ở, được mọi sự bảo hộ của nhà nước và sự giúp đỡ của người dân, để được mọi sự an lành quả là một phước đức lớn lao, cho dù hôm nay và ngày mai có làm không ra tiền, có hao tốn tiền của, cũng chưa đến nổi phải than khổ than sầu.

Cái khổ là có thật mà ai cũng cảm nhận được, nó đang xảy ra cho bản thân mình và xung quanh thế giới, như vậy chúng ta phải cần thoát khổ, không còn nghi ngờ hay phân vân gì nữa cả, chỉ có sự thực hành lời Đức Phật dạy mới hầu mong thoát khổ. Do đó chúng ta phải sợ hãi sự nguy hại của sinh tử, sự khổ đau của sáu nẻo luân hồi, thì chúng ta mới thật tâm tu hành.

Giải thoát, nếu một ngày...

Chúng ta hãy nỗ lực tính tấn giữ giới, hành thiền, hành thiện và sống trong trí tuệ, để tâm bớt dính mắc...

Chúng ta hãy nỗ lực tính tấn giữ giới, hành thiền, hành thiện và sống trong trí tuệ, để tâm bớt dính mắc...

Một vị Sư trưởng có nhắn nhủ rằng: Đừng bao giờ chết trong sự sợ hãi và nuối tiếc, thay vào đó nên chết trong sự thanh thản. Nếu tự xét thấy khả năng buông bỏ quá kém, thì nên hạn chế sở hữu những thứ khó buông. Vì tâm chấp thủ luyến ái, dính mắc rất mạnh mẽ.

Do đó hãy nhớ lấy tâm trạng này trước lúc ra đi trong cõi mịt mù sinh tử, thì còn có cái để đi lên. Nó còn có lợi ích và ý nghĩa rất nhiều hơn so với lời tụng kinh của một số thầy cúng và một nhóm người già ngồi hộ niệm vãng sinh cho mình, cái này thật sự rất nguy cho chính bản thân mình.

Hãy nỗ lực tinh tấn giữ giới, hành thiền, hành thiện và sống trong trí tuệ, để tâm bớt dính mắc, chấp thủ luyến ái những thứ không bao giờ thuộc về ta hay sở hữu của ta, thì cái ngày buông bỏ xác phàm là ngày huy hoàng nhất của người tu Phật.

Đời người như giấc mộng, hãy thức tỉnh!

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?

Kiến thức 10:00 22/11/2024

Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?

Bố thí sinh phiền não

Kiến thức 09:32 22/11/2024

Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.

Tâm là gì?

Kiến thức 09:16 22/11/2024

Trong chữ Hán, chữ (心) được mô tả bằng bốn câu thơ như sau: “Tam điểm như tinh tượng/ Hoành câu tợ nguyệt tà/ Phi mao tùng thử đắc/ Tố Phật dã do tha”.

Học Phật giản đơn

Kiến thức 08:00 22/11/2024

Luôn giữ tâm thanh tịnh, chánh niệm tỉnh giác xa lìa các pháp cấu uế, bất thiện dần hướng đến an lạc, Niết bàn miên viễn.

Xem thêm