Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 31/07/2020, 20:37 PM

“Buông bỏ tất cả” để làm gì?

Tu hành không phải là buông bỏ, mà là để hiểu lẽ hoán đổi… Một bữa nọ, hai thầy trò cao tăng ngồi nói chuyện với nhau, và có cuộc đối thoại sau đây

Buông bỏ căng thẳng, trân quý người thương

Đệ tử: Thưa thầy, đạo Phật khuyên người ta buông bỏ mọi thứ đúng không?

Sư phụ: Không đúng!

Đệ tử: Rõ ràng có câu “buông bỏ tất cả” đấy thôi?

Sư phụ: “Buông bỏ tất cả” để làm gì?

Đệ tử: Đúng thế, đệ tử cũng thấy rất nghi ngờ! Đệ tử thấy Phật giáo luôn nhìn vấn đề tiêu cực. Nhiều người hỏi đệ tử: “Nếu mọi sự đều buông bỏ thì lấy đâu ra tiền để mua quần áo? Mọi người đều không làm việc thì thế giới này làm sao có thể tồn tại được?”

Tu hành không phải là buông bỏ, mà là để hiểu lẽ hoán đổi…

Tu hành không phải là buông bỏ, mà là để hiểu lẽ hoán đổi…

Buông bỏ cho thân tâm nhẹ nhõm

Sư phụ: Mọi sự buông bỏ thì dẫn đến sụp đổ, cái gì cũng không buông bỏ thì cũng dẫn đến sụp đổ.

Đệ tử: Như vậy phải làm thế nào?

Sư phụ: Thay thế và hoán đổi!

Đệ tử: Nhờ thầy chỉ rõ cho con!

Sư phụ: Con có thể kêu một người ăn mày cam tâm cho con số tiền đang nắm chặt trong tay họ không?

Đệ tử: Không thể được.

Sư phụ: Con có thể dùng hòn sỏi đổi lấy số tiền trong tay người ăn mày không?

Đệ tử: Con nghĩ cũng không được.

Sư phụ: Tại sao?

Đệ tử: Vì tiền đáng giá hơn.

Sư phụ: Vậy nếu dùng vàng để đổi thì sao?

Đệ tử: Vậy thì được.

Sư phụ: Tại sao?

Đệ tử: Vì vàng đáng giá hơn.

Sư phụ: Vì thế, cách buông bỏ đơn giản nhất chính là hoán đổi.

Tu hành không phải là buông bỏ, mà là để hiểu căn nguyên của sự thật. Đó là Giác ngộ.

Tu hành không phải là buông bỏ, mà là để hiểu căn nguyên của sự thật. Đó là Giác ngộ.

Hạnh phúc của sự buông bỏ

Nguyên nhân khiến người ta không buông bỏ là vì không giành được thứ tốt hơn.

Dùng thức ăn chay thay cho thức ăn mặn, con sẽ buông bỏ được con dao mổ.

Dùng bố thí thay cho giành giật, con sẽ buông bỏ được lòng tham.

Dùng tín ngưỡng thay cho hư vô, con sẽ buông bỏ được nỗi trống rỗng.

Dùng trí tuệ thay cho ngu dốt, con sẽ buông bỏ được cố chấp.

Dùng chính niệm thay cho tạp niệm, con sẽ buông bỏ được ngông cuồng.

Dùng nhẫn nại thay cho báo thù, con sẽ buông bỏ được giận dữ.

Dùng yêu thương thay cho tham lam, con sẽ buông bỏ được bệnh đau tim.

Tu hành không phải là buông bỏ, mà là để hiểu căn nguyên của sự thật. Đó là Giác ngộ.

Xem thêm video: "Tu thân theo lời Phật dạy":

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Đạo Phật là lối sống đẹp để hướng đến việc hoàn thiện bản thân

Góc nhìn Phật tử 10:24 22/11/2024

Trong cuộc hành trình tìm kiếm ý nghĩa đích thực của cuộc đời, Đạo Phật xuất hiện như một ánh sáng soi đường, giúp con người thấu hiểu chính mình và hoàn thiện bản thân.

Để Sư nấu

Góc nhìn Phật tử 10:06 22/11/2024

Cách đây chừng sáu năm, ngày đó tôi đang là một sinh viên năm thứ ba, sống chung phòng trọ với bảy người bạn nữa ở khu Làng Đại Học Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy chung trọ nhưng chẳng ai cùng quê với nhau cả, Bắc – Trung – Nam đều có.

Nói xấu người

Góc nhìn Phật tử 09:51 22/11/2024

Đã nhiều lần tự hứa với bản thân sẽ không bao giờ nói xấu người khác, thế nhưng đâu cũng lại vào đó, cứ hễ tụm năm tụm ba là không nói chuyện của người này cũng nói người khác, hoặc khi ai đó nói về chuyện của người khác dù không nói ra nhưng vẫn có những ý nghĩ xấu, không tốt về họ.

Nhất tâm niệm Phật

Góc nhìn Phật tử 10:07 21/11/2024

Trong giáo lý của đạo Phật, pháp môn niệm Phật được xem là con đường dễ hành trì, nhưng lại mang đến lợi ích lớn lao cho những ai chí tâm tu tập.

Xem thêm