Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ, 13/07/2020, 08:20 AM

Buông để tin yêu

Buông (tựa gốc là Don’t Worry Be Grumpy) của thiền sư Ajahn Brahm là một làn gió mát lành trong những ngày tâm tư còn nhiều vướng mắc. Những câu chuyện nhỏ hàm chứa thông điệp đơn giản nhưng lại là chìa khóa, mở ra con đường đến với đời sống an nhiên.

Buông bỏ cho tâm nhẹ nhõm

Buông (tựa gốc là Don’t Worry Be Grumpy) của thiền sư Ajahn Brahm là một làn gió mát lành trong những ngày tâm tư còn nhiều vướng mắc.

Thiền sư Ajahn Brahm là người Anh, sinh tại London. Xuất thân trong một gia đình lao động, không tín ngưỡng nhưng thiền sư Ajahn Brahm đã tự xem mình là một Phật tử khi mới 16 tuổi, sau khi nghiên cứu lý thuyết nhà Phật. Thiền sư Ajahn Brahm được cấp học bổng toàn phần cho ngành Vật lý lý thuyết ở Đại học Cambridge. Sau khi tốt nghiệp, niềm yêu thích của thiền sư Ajahn Brahm với đạo Phật và thiền định càng thêm lớn mạnh. Thiền sư Ajahn Brahm dạy ở một trường trung học được một năm thì bắt đầu đến Thái Lan và chính thức xuất gia. Thiền sư Ajahn Brahm là người xây dựng và phát triển Bodhinyana trở thành tu viện Phật giáo đầu tiên của khu vực phía Nam Hemisphere, cộng đồng lớn nhất của các sư thầy theo trường phái Phật giáo Nguyên thủy ở Úc.

Thiền sư Ajahn Brahm và cuốn sách Buông.

Thiền sư Ajahn Brahm và cuốn sách Buông.

Song song với công việc phát huy Phật giáo Nguyên thủy, thiền sư Ajahn Brahm chọn đồng hành với người nghèo làm Phật sự của mình. Thiền sư Ajahn Brahm dành nhiều thời gian và công sức cho các bệnh nhân hiểm nghèo, các tù nhân, những người muốn học thiền. Hiện thiền sư Ajahn Brahm là sư trụ trì của tu viện Bodhinyana. Đồng thời là nhà cố vấn tâm linh cho Hội Phật tử Victoria, cố vấn tâm linh cho Hội Phật tử Nam Úc và là người bảo hộ của Học bổng Phật tử tại Singapore.

Khi viết Buông, tâm nguyện của thiền sư Ajahn Brahm chỉ đơn giản là mang đến người đọc những câu chuyện phiếm thiền sư từng chứng kiến trên con đường hành đạo. Đó là tình huống oái oăm khi một vị chính khách chẳng may bị lọt xuống giếng hoang, là câu chuyện hai vợ chồng nghèo được sư già mách chỗ có kho báu nhưng đào mãi không thấy gì, hay chuyện một cai ngục bỏ kinh Phật xuống bồn cầu và xả nước... Mỗi câu chuyện hàm chứa trong đó những bài học nhỏ mà khi đọc, độc giả không khỏi ngạc nhiên lẫn thú vị vì diễn biến các tình huống, kết cục lẫn ngôn ngữ mà thiền sư dùng để kể chuyện hết sức đặc biệt và duyên dáng.

Thực tập thiền buông thư

Buông (tựa gốc là Don’t Worry Be Grumpy) của thiền sư Ajahn Brahm là một làn gió mát lành trong những ngày tâm tư còn nhiều vướng mắc.

Buông (tựa gốc là Don’t Worry Be Grumpy) của thiền sư Ajahn Brahm là một làn gió mát lành trong những ngày tâm tư còn nhiều vướng mắc.

Nụ cười chưa kịp tắt vì những tình huống tếu táo tác giả mang đến, người đọc đã chạm phải những nốt lặng. Bởi, kết thúc mỗi câu chuyện, đều có lời chia sẻ sâu sắc của vị sư già. Bằng nhãn quan nhà Phật, thiền sư Ajahn Brahm mang đến cho độc giả những góc nhìn rất khác về những sân si, cay đắng, cả những khổ đau thường thấy trong đời sống thường nhật.  70% là nguyên tắc sống mà thiền sư Ajahn Brahm hướng người đọc thực hành.

Đó là tỉ lệ của những đòi hỏi của mỗi người dành cho bản thân, thay vì 100% như rất nhiều người kỳ vọng. Con số này đi ngược với đòi hỏi phải nỗ lực tuyệt đối mà đời sống đang đặt ra cho mỗi người. “Chúng ta sẽ sống hạnh phúc hơn nếu biết hạ xuống các mong đợi của mình. Vì khi đó, chúng ta biết cách chấp nhận thực tế”, thiền sư Ajahn Brahm nhắn nhủ.

Như một chú khỉ, lột vỏ chuối ngược cách con người, lột từ phần chóp trở đi, những thiền sư thường có cách nhìn trái với thông thường để có thể tách lọc tâm trí ra khỏi các phiền não của cuộc sống. Những câu chuyện của Buông cho người đọc thấy rằng, nếu biết đón nỗi buồn, niềm đau... ở chiều ngược lại, chúng ta hoàn toàn có thể giải quyết tốt hơn những rắc rối trong đời sống của mình. Sách khép lại với thông điệp hết sức sâu sắc: Chỉ khi buông những sân giận, bỏ bớt những đòi hỏi dành cho bản thân lẫn cuộc đời, sẽ thấy, sống, là một chuỗi ngày tin yêu và thanh nhẹ

>Xem thêm video: Lời Phật dạy về các tín ngưỡng dân gian:

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Nhà sư và khu vườn: “Lắng nghe giáo lý loài hoa”

Sách Phật giáo 21:39 03/11/2024

Qua tác phẩm Nhà sư và khu vườn, tác giả Hyunjin – trụ trì chùa Maya tại Cheongju, Chungcheong Bắc, Hàn Quốc – chia sẻ những chiêm nghiệm sâu sắc về cuộc sống qua hình ảnh bốn mùa tuần hoàn trong khu vườn chùa.

“Hãy có lòng tốt”: Bộ sách của Đức Dalai Lama

Sách Phật giáo 16:45 31/10/2024

Cuộc sống là một hành trình dài và chúng ta phải trải qua vô vàn thử thách của cảm xúc: từ yêu, ghét, tức giận, hờn dỗi… Nhưng con người lại được kết nối bởi những thứ vô hình đó. Chúng ta đến với nhau vì yêu nhau hay rời xa nhau vì sự chán ghét.

Chúng ta sống vì điều gì?

Sách Phật giáo 16:36 27/10/2024

Người làm việc chăm chỉ không chỉ để có lương thực sinh sống mà còn để hạn chế lòng ham muốn của bản thân, có thể mài giũa tâm hồn, thanh lọc tâm hồn.

Lời khuyên để có hạnh phúc của thiền sư Khenpo Sodargye

Sách Phật giáo 22:43 22/10/2024

Qua câu chuyện về ba cách sống, thiền sư Khenpo Sodargye đưa ra lời khuyên về cách để sống hạnh phúc.

Xem thêm