Hãy trân trọng, đừng để cái tôi đánh lừa
Thưa Thầy, Bi-Trí-Dũng trong Đạo Phật thì Dũng là dám buông bỏ cái ngã và ngã sở chứ không phải là xả thân cho một mục đích lý tưởng cuồng tín nào đó như kiểu “tử vì Đạo”, phải không thưa Thầy?
Trả lời: Bản ngã có nhiều cấp độ khác nhau mà Đức Phật gọi chung là “Ta, của Ta, tự ngã của Ta”. Bản ngã con người biến hóa khôn lường và biến đổi thành nhiều loại khác nhau như bản ngã cá nhân, bản ngã địa vị, bản ngã gia đình, bản ngã dòng tộc, bản ngã quốc gia, bản ngã tôn giáo, tông môn, bản ngã chủ nghĩa, bản ngã giai cấp...
Bản ngã còn ẩn núp dưới nhiều hình thức, thí dụ:
+ "Tôi đi" là cái Ta ẩn núp trong thân,
+ "Tôi đau" là ẩn núp dưới hình thức cảm giác,
+ "Tôi buồn" là ẩn núp trong cảm xúc,
+ “Tôi giận” là ẩn núp trong thái độ tâm, và
+ "Nhà Tôi, xe Tôi" là bản ngã ẩn núp ở ngoại vật.
+ "Linh hồn Tôi, tánh biết của Tôi, Phật tánh của Tôi" - tức tự ngã của Tôi, bản ngã ẩn núp dưới những chiêu bài tâm linh cao siêu như muốn làm Phật, làm Bồ Tát để cứu độ chúng sinh nên xả thân vì lý tưởng, trông giống như vô ngã vị tha nhưng thật ra cũng chỉ vì cái ngã ảo tưởng quá lớn mà thôi!
Chỉ vì bản ngã quá lớn nghĩ rằng mình có thể cứu độ chúng sinh mà không biết rằng, mỗi người sinh ra trong cuộc đời này, mục đích là để học bài học giác ngộ chính mình. Giác ngộ chính mình còn chưa xong làm sao cứu độ chúng sinh.
Thực ra độ chúng sinh trong Đạo Phật ám chỉ “Tự tánh chúng sinh vô biên thệ nguyện độ” tức là thoát khỏi vô số ý đồ bản ngã trói buộc chính mình chứ không phải cứu độ chúng sinh bên ngoài.
Không phải dễ dàng phát hiện ra được cái Ta nguy hiểm trừ phi thường biết thận trọng chú tâm quan sát, hay thường trở về trọn vẹn tỉnh thức nơi thực tại thân thọ tâm pháp...
Có thể đằng sau tình yêu thương yêu ẩn chứa mầm thù hận, đằng sau sự khiêm tốn ngấm ngầm tính tự cao, đằng sau sự nhu mì đã sẵn sàng tâm hung hãn, đằng sau nụ cười tươi lại có thể là lòng nham hiểm...
Chỉ cần thấy ra hai mặt của bản ngã để không bị nó đánh lừa là được...
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Pháp tu soi gương
Kiến thức 15:52 05/11/2024Pháp thoại này Thế Tôn dạy Tôn giả La-vân (La-hầu-la) quán chiếu về thân nghiệp giống như đang soi gương thấy rõ mặt mình dơ hay sạch. Nếu không soi gương, chúng ta sẽ không biết mặt mình như thế nào.
Ác nghiệp đã trót gieo, phải làm sao để ác báo không trổ ra?
Kiến thức 10:35 05/11/2024Mỗi ngày chúng ta đều gieo trồng những nhân thiện, ác lẫn lộn. Những nhân này tuyệt đối không hề mất đi, nó được lưu trữ trong tàng thức của chúng ta. Quá trình từ nhân đi đến quả đều cần phải có duyên. Vậy làm sao để tránh được duyên ác?
Đi về phía an lạc hạnh phúc
Kiến thức 09:20 05/11/2024Kinh Trường bộ ghi: Đường này đến an lạc giải thoát Niết bàn, chấm dứt khổ đau; Đường kia đến ưu phiền não loạn khổ đau trong sinh tử luân hồi, các người muốn đi đường nào?
Muốn mau lành bệnh
Kiến thức 07:03 05/11/2024Ai cũng biết Đức Phật ngoài mười hiệu tôn quý còn được xưng tán là Y vương, bậc thầy của các thầy thuốc trong việc trị liệu tâm bệnh của chúng sanh. Không chỉ chữa trị tâm bệnh, Đức Phật còn là một vị thầy thuốc đúng nghĩa chữa trị cả thân bệnh nữa.
Xem thêm