Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 09/02/2022, 10:17 AM

Hiểu đúng trước khi vào chùa lễ Phật

Đi lễ đầu xuân đã trở thành một thói quen ăn sâu trong tiềm thức người Việt, nhất là ở các vùng nông thôn, thể hiện ước mơ ngàn đời của mỗi người, cầu mong một năm mới mưa thuận, gió hòa, cuộc sống hạnh phúc, an vui, thái bình.

Đi lễ đầu năm trở thành thói quen ăn sâu trong tiềm thức người Việt, nhất là ở các vùng nông thôn.

Đi lễ đầu năm trở thành thói quen ăn sâu trong tiềm thức người Việt, nhất là ở các vùng nông thôn.

Nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc

Khác hẳn tiết trời bất lợi những ngày trước tết, người dân xứ Thanh được hưởng tiết trời ấm áp, nắng nhẹ trong những ngày đầu năm mới. Đây là điều kiện thuận lợi để các phật tử, khách đi lễ chùa cầu may.

Theo chân dòng người hành hương về cửa Phật tại một số ngôi chùa trên địa bàn tỉnh như: Chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh, xã Văn Lộc (Hậu Lộc); chùa Giáng, khu phố 3 (TT Vĩnh Lộc), Thiền viện trúc lâm Hàm Rồng (TP Thanh Hóa)... mới thấy được phong tục đi lễ đầu xuân quả thật đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống tâm linh của người Việt. Hầu như ngôi chùa nào cũng rực sáng ánh đèn, hương hoa thơm ngát, khói hương nghi ngút.

Dân gian có câu: “Đất vua, chùa làng”, đi lễ chùa trước tiên phải đến chùa gần nhà. Cách nhà tôi không xa, chùa Liên Hoa, xã Đa Lộc (Hậu Lộc) cũng rực rỡ sắc xuân bởi hàng nghìn chậu hoa vạn thọ khoe sắc. Đây là những chậu hoa do chính tay trụ trì chùa cùng bà con Phật tử cất công ươm trồng và chăm sóc. Giữa sân chùa, những bông hoa bưởi kiên trì chịu rét, chờ xuân về bung ra trắng xóa, tỏa hương thơm ngát. Quện với hương hoa là mùi khói nhang khiến không gian trở nên ấm cúng hơn bao giờ hết. Trên những cành cây già nua, những mầm xanh đang cố vươn ra như để hít thở không khí mùa xuân.

Chùa ngày thường im ắng, nhưng những ngày đầu xuân thì không ngớt người ra vào. Tuy nhiên, chùa không có tiếng loa phóng thanh vang vang nhắc nhở du khách như các di tích đông người mà thay vào đó, thoảng vọng từ tòa tam bảo những tiếng tụng kinh trầm ấm. Trong khung cảnh ấy, chẳng ai bảo ai, mọi người đi nhẹ, nói khẽ. Dâng một nén hương, người già, người trẻ đều chắp tay niệm Phật, thành tâm hướng về nguồn cội, lòng người như trút bỏ hết mọi muộn phiền không vui để hướng về cái thiện, cái hay ở phía trước.

Ngày còn ở với mẹ, như một thói quen năm nào cả gia đình tôi cũng đi lễ chùa. Vào sáng mùng 1 tết, khi mưa phùn còn đang rắc phấn trên những nụ đào chúm chím môi son trước nhà và gió rét cuốn theo vài chiếc lá khô mùa đông còn sót lại thập thò ngoài ngõ, mẹ đã dậy thắp hương khấn vái ông bà, tổ tiên, chuẩn bị đồ lễ mang theo. Mẹ mặc chiếc áo dài, tay xách làn quả đi trước. Bố con tôi đi theo sau, những giọt sương vỡ ra lách tách dưới gót chân, gió hun hút từ ngoài biển thổi ràn rạt qua đê táp vào da thịt lạnh buốt.

Đến cổng tam quan, mẹ ra hiệu cho bố con tôi đi vào bằng cửa bên phải và đi ra bằng cửa bên trái. Mẹ cũng không quên nhắc nhở chúng tôi phải đi nhẹ, nói khẽ, bỏ dép ở ngoài trước khi vào chùa thắp hương. Đặt mâm quả lên tam bảo, mẹ thắp một nén hương trầm cho khói vẽ vòng trong không gian u tịch. Bầu không khí yên bình, thanh tịnh khiến cho tâm hồn tôi cũng trở nên nhẹ nhàng, thanh thản. Tôi bắt chước mẹ ngước lên thành kính. Những tượng Phật cúi nhìn gia đình tôi trìu mến. Hai bàn tay tôi chắp lại thành một búp sen hồng. Mẹ tôi nở một nụ cười.

Trước khi ra về, tôi cũng không quên xin một cành lộc nhỏ và cầu mong năm mới được tài lộc, sung túc.

Đi lễ chùa sao cho đúng

Đi lễ đầu xuân đã trở thành một thói quen ăn sâu trong tiềm thức người Việt. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết hết những điều cần thiết khi đến chùa. Nhiều người đi chùa thường truyền miệng nhau cần làm gì, cúng bái như thế nào rồi bắt chước mà không biết được rằng những việc đó là không cần thiết, thậm chí còn phạm vào giới luật của đạo Phật.

Chuyên gia văn hóa, PGS.TS Phạm Ngọc Trung, nguyên Trưởng Khoa Văn hóa và Phát triển, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, cho rằng: “Xuất phát từ sự thiếu hiểu biết của một số người, hành động này được lặp đi lặp lại. Về sau, càng có nhiều người làm theo và mặc nhiên, nó dần trở thành thói quen”.

le-chua-dau-nam-3-1559

Phật giáo không dạy con người tham lam, vì thế khi đi lễ chùa mọi người chỉ cần thắp một nén tâm hương, chắp tay hướng về phía Phật với tâm lành, ý thiện.

Theo quan điểm truyền thống của đạo Phật, đã vào chùa thì chỉ được cúng đồ chay. Hoa tươi lễ phật là hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa ngâu, hoa cúc… không nên dùng các loại hoa tạp, hoa dại… Tuyệt đối không được đặt đồ mặn ở khu vực Phật điện (chính điện). Đây là điều tối quan trọng, nhưng vẫn có nhiều người không để ý. Họ cho rằng, càng có mâm cúng thịnh soạn càng chứng tỏ lòng thành.

Mỗi lần đi lễ chùa, người đi chùa thường quyên góp một khoản công đức, được gọi là cúng dường. Việc làm này góp phần cung cấp dưỡng nuôi cho các chư tăng, sang sửa cửa chùa, là sự kết hợp giữa người xuất gia và người tại gia để duy trì giáo lý nhà Phật chứ không mang một ý nghĩa nào khác. Tuy nhiên, ở nhiều nơi, việc công đức đang dần trở nên biến tướng. Không khó để bắt gặp cảnh người dân rải tiền lẻ ở khắp nơi. Về vấn đề này, PGS.TS Phạm Ngọc Trung chia sẻ: “Khi có ý định muốn công đức cho nhà chùa, người đi chùa nên bỏ tiền vào hòm hoặc để lên mâm đồ chay, đặt lên ban thờ Phật. Việc công đức nhiều hay ít, hoàn toàn tùy tâm và phụ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh của từng người. Hành động để tiền lên Phật vừa làm mất thẩm mỹ, vừa làm mất đi giá trị về mặt tâm linh. Đức Phật không cần đến tiền của người trần tục. Vì vậy, hành động rải tiền lẻ khắp chùa là việc hoàn toàn sai lầm, làm ô uế cửa Phật”.

Trong đạo lý nhà Phật có dạy rất rõ, cần tránh xa lòng tham và sự mê đắm vật chất, cần phải buôn bán làm ăn chân chính ngay thẳng... Phật giáo không dạy con người tham lam. Phật không ban cho chúng ta tất cả những gì chúng ta muốn nhưng dạy ta quy luật của cuộc đời. Cho nên, đi lễ chùa vốn chỉ là để làm khởi phát cái thiện tâm của mỗi người, cầu sức khỏe và sự bình an cho chính bản thân.

“Phật giáo giúp mọi người hướng đến sự giác ngộ cho bản thân là chính. Không ai ban phát hay xin được ai điều gì, nên người dân khi lễ chùa cần hiểu đúng ý nghĩa của việc đi chùa lễ Phật và hái lộc đầu năm. Do đó, khi đến đình, chùa mọi người không nên tranh giành “lộc”, vì sẽ làm mất uy tín giáo lý nhà Phật. Bởi không khéo sẽ bị ngộ nhận “buôn thánh, bán thần”, là điều rất kiêng kỵ”, Đại đức Thích Trúc Thông Tánh, Trụ trì Thiền viện Trúc Lâm Hàm Rồng, nói.

Dù quan niệm lên chùa mỗi thời mỗi khác, có nét đẹp và cũng có những “biến tướng”, nhưng rõ ràng đi lễ chùa ngày đầu năm là để hướng con người nghĩ đến cái tâm tốt lành, hướng thiện.

Phật tại tâm, mang hàm ý mỗi chúng sinh, mỗi con người vốn đã có cái tâm tính lương thiện. Hãy khởi đầu một năm, khởi đầu của sự sống bằng những việc thiện, để có tâm sáng, để mỗi con người lắng lại lòng mình với những ý nghĩ tốt lành.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

“Người đời tranh nhau những chuyện không đâu”

Kiến thức 16:50 21/11/2024

Đời này chúng ta chết rồi sẽ sanh tới cõi nào? Tôi có thể sanh về đâu? Đời sau chúng ta có nắm chắc sanh tới cõi nào hay chăng? Còn tiếp tục luân hồi hay chấm dứt luân hồi?

Làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?

Kiến thức 16:10 21/11/2024

Người sống có phúc có đức chắc chắn sẽ an vui hạnh phúc bền lâu, nhưng quan trọng là làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?

Từ, bi, hỷ, xả - bốn tâm vi diệu

Kiến thức 13:12 21/11/2024

Bốn tâm vô lượng này tuy riêng biệt nhưng làm nền tảng cho nhau, tương tức với nhau.

Nhớ ơn Thầy Tổ

Kiến thức 08:35 21/11/2024

Chúng ta muốn tỏ lòng biết ơn người đi trước, thì không gì thiết thực hơn là phải thực hành theo ba điểm sau đây...

Xem thêm