Hiếu hạnh vẹn tròn của ngài Xá Lợi Phất vĩ đại
Khi dừng lời, Tôn giả quỳ xuống ôm chân Đức Bổn Sư thật lâu. Rồi Ngài chắp tay khải sám: – Bạch Thế Tôn, trong đời sống vừa qua hoặc trong vô lượng kiếp trước, nếu con có làm gì không vừa ý Thế Tôn, xin Người tha thứ cho con.
– Này Xá Lợi Phất, không một lời nói hay hành vi nào mà Như Lai có thể quở trách con được. Con là một Tỳ kheo có trí tuệ và tấm lòng quảng đại. Như Lai cho phép con bước đi.
Tôn giả Xá Lợi Phất lạy tạ, đảnh lễ Đức Bổn Sư lần cuối, rồi Ngài từ từ rời khỏi đôi chân của Thế Tôn. Ngay lúc đó, địa cầu rúng chuyển như muốn tiễn biệt Ngài, một vị Thánh Tăng vĩ đại. Sau cùng, bằng một cử chỉ chắp tay cao tôn kính, Tôn giả trở gót lui dần, Ngài cứ lui ngược như thế cho đến khi hình ảnh của Thế Tôn xa mờ…
Thế rồi Tôn giả lên đường trở về quê hương Nalaka, thăm lại mái nhà xưa, nơi đã nâng gót những bước chân của Ngài suốt những tháng ngày thơ ấu. Mẫu thân Ngài, bà Rupasari là một người phụ nữ quý phái, tuy đã lớn tuổi nhưng gương mặt bà vẫn ngời sáng những đường nét sang trọng. Cả bảy người con của bà đã xuất gia theo Thế Tôn và chứng đắc đạo quả, riêng bà vẫn coi đó là một nỗi hậm hực. Mẹ của Ngài Xá Lợi Phất không tin Đức Phật. Bà đem lòng kính ngưỡng, tôn thờ các đấng Phạm Thiên. Theo bà, chỉ có các vị này mới là vĩ đại nhất. Vì thế, Tôn giả Xá Lợi Phất về đây là để hóa độ cho thân mẫu trước khi nhập vào cõi Niết Bàn tịch diệt.
Hôm ấy, vào nửa đêm, tại căn phòng Ngài Xá Lợi Phất đang nghỉ, hương thơm tinh khiết bỗng tỏa ra ngào ngạt khắp không gian. Từ trên các tầng trời, những vầng ánh sáng ngũ sắc liên tiếp đáp xuống như những cánh sao bay, làm sáng rực cả căn phòng. Lúc này, bà Rupasari không cầm lòng được mới bước vào hỏi Tôn giả. Ngài kể cho bà rằng đó là chư Thiên các cõi trời Tứ Thiên Vương, vua trời Đế Thích, các đại Phạm Thiên đến để đảnh lễ Ngài. Bà Rupasari xúc động nghẹn ngào, hóa ra con trai bà còn cao quý hơn cả những đấng thần linh mà suốt bao năm qua bà vẫn thờ phụng. Rồi bà nghĩ tưởng đến ân đức của Bậc Đạo Sư, Thế Tôn còn bao la và tôn quý biết nhường nào. Trong giờ phút ấy, niềm tin kính tột cùng với Tam Bảo bừng sáng, bà chứng Thánh quả Dự Lưu.
Tôn giả Xá Lợi Phất ngắm nhìn bà rồi nở một nụ cười hiền hậu. Hiếu hạnh đã hoàn thành viên mãn, những nghĩa tình thế gian đã đền đáp vẹn toàn, Ngài nhắm mắt nhập dần vào trong các tầng thiền rồi nhẹ nhàng xả bỏ tấm thân, an trú vào Niết Bàn tịch diệt. Bên ngoài, vầng dương vừa ló dạng phía đằng đông, những cánh hoa trời rơi rơi…
Trích Thánh Độ Mệnh Tôn Giả Xá Lợi Phất – Thượng tọa Thích Chân Quang
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
'Ôn Trúc Lâm' Thích Mật Hiển
Chân dung từ bi 11:53 09/11/2024Lúc mới lui tới cửa Phật (cuối những năm 50 thế kỷ trước), tôi đã nghe nói trong lịch sử Phật Giáo ở Thuận Hóa Phú Xuân có câu: “Quảng Trị Trung Kiên - Thừa Thiên Dã Lê”.
Ni trưởng Diệu Không và một đời bát kỉnh thị y
Chân dung từ bi 16:39 23/10/2024Ni trưởng Thích nữ Diệu Không là một trong những bậc danh Ni thời hiện đại của Phật giáo Việt Nam. Tuy xuất thân từ gia đình danh gia vọng tộc, nhưng Sư trưởng đã một lòng xả tục cầu chơn, xuất gia đầu Phật, hành Bồ-tát đạo.
Ni trưởng thượng Giác hạ Nhẫn và sự nghiệp “trồng người”
Chân dung từ bi 09:20 23/10/2024Vốn là một bậc thầy mô phạm của nhiều thế hệ Ni lưu suốt những năm tháng dài tại thế, Ni trưởng thượng Giác hạ Nhẫn (1919-2003) được biết đến như một ngôi sao sáng của Ni bộ Bắc Tông giữa thế kỷ XX.
Giáo sư Angraj Chaudhary: Ngài Thích Minh Châu mà tôi biết
Chân dung từ bi 10:45 22/10/2024Thư của Giáo sư Angraj Chaudhary được dịch và đọc tại Hội thảo về Trưởng lão HT. Thích Minh Châu (1918-2012) vào ngày 20/10/24 tại Pháp viện Minh Đăng Quang, nhân dịp Lễ kỷ niệm 35 năm thành lập Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam (1989-2024) vào ngày 19-20/10/2024.
Xem thêm