Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 01/01/2017, 06:46 AM

Hình ảnh các tôn giáo cầu nguyện hòa bình khắp thế giới

Theo nhiều nguồn thống kê ước tính trên toàn thế giới có khoảng 4.200 tôn giáo lớn nhỏ, có tôn giáo ảnh hưởng quốc tế, có những tôn giáo bản địa của mỗi quốc gia, mỗi tôn giáo đều có nét độc đáo riêng và truyền thống của nó. Những hình ảnh này cung cấp một cái nhìn khái quát về cách tín ngưỡng khác nhau, kết nối với nhau.

Tây Tạng

Vị lãnh tụ tinh thần dân tộc, đức Đạt Lai Lạt Ma lãnh đạo tối cao Tây Tạng, truyền thống văn hóa Phật giáo Tây Tạng được thực hiện bởi những người Tây Tạng, khắp các quốc gia Ấn Độ, Bhutan, Mông Cổ, và phía Tây Nam Trung Quốc. Nó kết hợp các giáo lý tinh yếu của Phật giáo Đại thừa, với Phật giáo Mật tông, họ sử dụng các văn bản kinh điển Phật giáo bằng ngôn ngữ, văn hóa Tây Tạng cổ xưa.

Theo Trung Quốc chiếm đóng Tây Tạng, 99% của các cơ sở tự viện Phật giáo Tây Tạng đã bị phá hủy, và sự tự do tôn giáo đều bị kiểm soát và hạn chế. Lãnh đạo Phật giáo và Chính phủ Tây Tạng đang tỵ nạn lưu vong tại Ấn Độ từ cuối thập niên 1959 của thế kỷ 20 và chính thức thành lập Nội các Chính phủ Tây Tạng lưu vong tại Ấn Độ.

Phật giáo Tây Tạng được biết đến như là một tôn giáo lưu vong, vì hầu hết những vị giáo phẩm chức sắc và những người thực hành Phật giáo Tây Tạng đều sống lưu vong ở ngoại quốc.
Một bé phật tử Tây Tạng tí hon đang cầu nguyện trong nhà của mình (Ảnh: Yin Kuang/Greenpeace)
Ấn Độ

Chhath Puja là một lễ hội Hindu giáo nổi bật hàng năm ở Ấn Độ, đặt biệt là ở các bang phía Bắc Ấn Độ như bang Bihar, Uttar Pradesh và Punjab, và trong các khu vực trên khắp Nepal. 

Lễ hội Chhath Puja: Trong suốt bốn ngày diễn ra lễ hội, những tín đồ Hindu giáo, thường là những người phụ nữ vừa tắm mình trong dòng nước, vừa cầu xin mặt trời tỏa sáng, cho sự thịnh vượng no ấm hạnh phúc của người dân Ấn Độ. 

Nghi lễ bao gồm cung cấp những lời cầu nguyện, ăn chay và tham dự nước Thánh sông Hằng. Nó được xem như là một trong những lễ hội cúng tế nghiêm túc nhất, những người tham gia chủ yếu là phụ nữ, phải chịu đựng trong thời gian dài mà không có thức ăn hoặc thiếu nước uống.
Một phụ nữ Ấn Độ địa phương được làm phép trước lúc nghi lễ cầu nguyện tại Chhath Puja, một lễ hội Hindu, trong làng Dharnia (Ảnh: Ravi Sahani/Greenpeace)
Một đứa trẻ Thiên Chúa giáo giáo ăn mặc như một thiên thần tham gia La Griteria tại bàn thờ của đức Mẹ đồng trinh Maria trong lễ kỷ niệm của La Purisima, một truyền thống của ngày lễ Giáng sinh ở Nicaragua. Hơn 90% dân số của Nicaragua là Kitô giáo, 73% là người Công giáo La Mã. (Ảnh: Elmer Martinez/AFP)

Ramadan là tên gọi tháng thứ 9 của âm lịch Ả Rập. Tháng Ramadan theo dương lịch thay đổi từng năm, không có ngày thống nhất.

Nhiều người gọi Ramadan một cách đơn giản là "tháng nhịn ăn" hoặc "tháng ăn chay", nhưng cả hai cách gọi đó đều không đúng, bởi vì các tín đồ chẳng ăn chay hoàn toàn, cũng không nhịn ăn hoàn toàn. Tên gọi tháng Ramadan là chính xác. 

Trong suốt một tháng lễ này, tất cả các tín đồ đạo Hồi đều thực hiện nghiêm túc quy định: không ăn, không uống, không hút thuốc... nghĩa là không được đưa bất kể thứ gì vào miệng (kể cả không sinh hoạt tình dục), nhưng chỉ áp dụng vào ban ngày – cụ thể là từ lúc mặt trời mọc đến khi mặt trời lặn mà thôi.

Luật của đạo cũng quy định rõ: Cho những người đang ốm, phụ nữ có thai, trẻ em dưới 5 tuổi và những người đang đi du lịch ở nước ngoài mà nước này không lấy đạo Hồi làm quốc giáo, được miễn trừ.

Tại một số quốc gia theo đạo Hồi còn có quy định: Đối với học sinh nhỏ tuổi, binh lính và công nhân lao động nặng thì không phải nhịn.
Bất chấp những khó khăn cô Jume đã phải chịu đựng, và muốn mang lại sự hy vọng bằng cách chạy trốn cuộc đàn áp ở Myanmar tỵ nạn ở Hoa Kỳ, dịp lễ hội Ramadan, cô Jume cho biết: “Tôi cầu nguyện cho tất cả mọi người; những người đã chết, cuộc sống của những người đang gặp rắc rối, khổ đau trong tuyệt vọng”. (Ảnh: D. Awad/UNHCR)
Trong một phòng lớn của một ngôi nhà tại làng Kashojwa, Cộng hòa Uganda, phụ nữ và trẻ em cùng ca vang lời cầu nguyện để nâng tinh thần, động viên an ủi những cộng đồng người Burundi tỵ nạn. Điều này mang lại một số niềm an ủi xoa dịu các nạn nhân bị tổn thương về tinh thần, Marie Nkurunziza nói: “Hơn 340.000 người tỵ nạn Burundi di tản ra nước ngoài, các linh mục phải chạy trốn vì các mối đe dọa, do tình trạng bất ổn ở Burundi kể từ cuối năm 2014.

Thay vì sử dụng các trại, Chính phủ Cộng hòa Uganda cấp thửa đất nhỏ tại các huyện thị dành cho những người người tỵ nạn Burundi. Điều này cho phép người tỵ nạn để làm việc, mở doanh nghiệp riêng của họ và di chuyển tự do trong cộng đồng. Ảnh: Frederic Noy/UNHCR
Phụ nữ và trẻ em hát trong làng Kashojwa ở Uganda (Ảnh: Frederic Noy/UNHCR)
Lời cầu nguyện “Sing Sing” là một truyền thống được thực hiện bởi dân làng Tavolo trên đảo New Britain, New Guinea, để chào đón du khách thập phương hành hương. Những người Tavolo tin rằng bài hát và điệu nhảy truyền thống của mình sẽ xua đuổi những ý định xấu và đảm bảo những vị khách bên ngoài đến trong hòa bình.

Đối với người dân Tavolo thì những khu rừng bao quanh họ, mà gần đây đang bị đe dọa bởi các Tập đoàn đa Quốc gia ngoại quốc, đóng một vai trò rất quan trọng trong cuộc sống hằng ngày. Các khu rừng cung cấp thực phẩm, dược liệu, vật liệu xây dựng... cho cộng đồng.
Dân làng Tavolo thực hiện lời cầu nguyện đón tục ở Papua New Guinea (Ảnh: John Novis/Greenpeac)
Iraq

Hàng trăm người Kitô hữu Iraq phải di tản do ISIS khủng bố, họ đã chạy đến những khu vực do người người Kurd kiểm soát. Nhiều nơi ẩn náo trong các thành phố như Erbil đã cho phép các Kitô hữu tự do thực hành tôn giáo của mình một cách công khai.
Cư dân Kitô hữu Iraq tham gia vào hàng loạt lễ Phục sinh ở các thành phố Erbil, phía Bắc Iraq
Malaysia

Ấn Độ giáo là một trong những tôn giáo lớn nhất trên thế giới, với hơn một tỷ tín đồ trên toàn thế giới. Tuy nhiên, ở Malaysia, hiến pháp công nhận Hồi giáo là tôn giáo chính của người Malaysia, mặc dù có đến gần 1,78 triệu người Malaysia theo Ấn Độ giáo.
Một thiếu nữ Malaysia cầu nguyện tại một ngôi đền Hindu (Ảnh: Roger Arnold/UNHCR)
Bangladesh

Mohammad Yahia là một trong nhiều người tị nạn Rohingya đang sống ở Bangladesh. Có đến 35.000 người tị nạn Rohingya đăng ký đã tìm thấy nơi trú ẩn tại hai trại chính ở phía Đông Nam khu vực Bazar, Cox. Rohingya, một trong những dân tộc thiểu số bị đàn áp nhất trên thế giới theo Liên hợp quốc, đã chạy trốn khỏi Myamanmar vì sự phân biệt đối xử của phần tử tôn giáo cực đoan.

Các quốc gia như Bangladesh đã cho phép người Rohingya để thực hành đức tin của họ, một giáo phái của Hồi giáo Sunni với các yếu tố của Hồi giáo Sufi mà không hề có phân biệt đối xử.
Một người tị nạn Rohingya cầu nguyện ở Bangladesh (Ảnh: Saiful Huq Omi/UNHCR)
Uganda

Một thanh niên người Do Thái cầu nguyện tại Giáo đường Do Thái mới ở Mbale. Giáo đường mới được xây dựng chủ yếu bằng tiền đóng góp của người Hoa Kỳ, là một niềm tự hào đối với những người Do Thái Uganda, gọi theo tiếng địa phương là Abayudaya.

Dân số khiêm tốn khoảng 2.000 người Uganda Do Thái đã kiên trì duy trì niềm tin của họ, bất chấp những thành kiến mà họ vấp phải trong một quốc gia mà Thiên Chúa giáo chiếm ưu thế.
Thanh thiếu niên Do Thái Uganda cầu nguyện tại Giáo đường Do Thái mới ở Mbale. (Ảnh: Stephen Wandera/AP)
Ấn Độ

Các tín đồ đạo Sikh tập trung tại Đền Vàng, Harmandir Sahib, đánh dấu buổi lễ kỷ niệm ngày sinh Guru Nanak, người sáng lập đạo Sikh. Đạo Sikh là tôn giáo lớn thứ tư ở Ấn Độ và có gần 25 triệu người theo dõi trên toàn thế giới. Hầu hết người Sikh ở Ấn Độ sống ở tiểu bang phía bắc của Punjab, nhưng trên khắp cả nước đều có những người theo tôn giáo này.
Tín đồ đạo Sikh Ấn Độ thắp nến vòng tròn theo quan điểm của 'Ek Om Kar' ở Amritsar. (Ảnh: Narinder Nanu/AFP/Getty)
Vương quốc Thái Lan

Ayutthaya, một thành phố 40 dặm về phía bắc Bangkok, nổi tiếng với những ngôi tự viện Phật giáo và Viện Bảo tàng Phật giáo. Ở Thái Lan, người ta ước tính có gần 200.000 vị tăng sĩ Phật giáo và 85.000 người mới nhập môn tu học. Mặc dù hầu hết sống cuộc sống yên bình, nhưng đôi lúc cũng có những sự cố bạo lực chống lại họ ở các khu vực phía Nam.
Một nhà sư cầu nguyện trong một ngôi tự viện Phật giáo ở Ayutthaya, Thái Lan. (Ảnh: Jonas Gratzer/Greenpeace)
Palestine
Các Kitô hữu tham gia vào một cuộc rước nến cầu nguyện tại nhà thờ Giáng sinh tại Bethlehem. Nhà thờ này, hiện nay là di sản thế giới, được Constantine đại đế ủy quyền kỷ niệm nơi sinh của Jesus. (Ảnh: Abed Al Hashlamoun/EPA)
Ước tính có khoảng 50.000 Kitô hữu hữu sống trong các vùng lãnh thổ Palestine, chủ yếu ở bờ Tây.

Vân Tuyền (Nguồn: The Guardian News)

(*) Chính quyền Trung ương Tây Tạng (Central Tibetan Administration), chính thức là Chính quyền Trung ương Tây Tạng do đức Đạt Lai Lạt Ma lãnh đạo, là một tổ chức đóng ở Ấn Độ một phần thuộc đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 và một phần thuộc Thủ tướng Tây Tạng, với mục tiêu "đưa người tị nạn Tây Tạng về quê và phục hồi tự do và hạnh phúc ở Tây Tạng". Được thành lập năm 1959 ở Ấn Độ, nó thường được gọi là Chính phủ Tây Tạng lưu vong.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Ngôi chùa 650 năm tuổi, nằm trên ngọn đồi cao nhất Phnom Penh

Ảnh 11:55 26/10/2024

Wat Phnom là ngôi chùa nổi tiếng ở thủ đô Phnom Penh của Campuchia, nằm trên đỉnh đồi cao nhất thành phố này.

Đêm hoa đăng tưởng niệm Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Châu tại Thiền viện Vạn Hạnh

Ảnh 08:20 20/10/2024

Tối 19/10, trong khuôn khổ Kỷ niệm 35 năm thành lập Viện Nghiên cứu Phật học VN, Hội đồng Quản trị Viện, môn phái tổ đình Tường Vân (Huế) và thiền viện Vạn Hạnh (TP.HCM) đã tổ chức Đêm hoa đăng tưởng niệm Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Châu, Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh, Viện trưởng sáng lập Viện.

Nhiều bạn trẻ vượt đường xa đến ngôi chùa đặc biệt để cầu an cho cha mẹ

Ảnh 10:43 11/10/2024

Nhiều bạn trẻ vượt hàng chục thậm chí hàng trăm cây số từ khắp các tỉnh thành đổ về chùa Bửu Long (toạ lạc tại TP Thủ Đức, TP.HCM), không chỉ là chiêm ngưỡng vẻ đẹp kiến trúc tuyệt mỹ mà còn để cầu an cho cha mẹ nhân mùa dâng y Katina.

Nét đẹp khất thực tại khóa xuất gia gieo duyên ở Huế

Ảnh 17:30 10/10/2024

Khoá Xuất gia gieo duyên mùa Đông năm 2024 (Khóa 22) do chùa Huyền Không (TP.Huế, tỉnh TT-Huế) tổ chức có trên 100 thiện tín, nam nữ Phật tử tham dự, đang diễn ra kể từ ngày 3/10.

Xem thêm