Hoa nở, hoa tàn vẫn là xuân
Mùa xuân đến, mùa xuân đi người ta tưởng là mùa xuân hết, nhưng hoa khi nở khi tàn, dù có hai thời, vẫn là trong một mùa xuân. Vậy mùa xuân ở đây là mùa xuân mãi mãi chớ không phải mùa xuân chỉ có trong thời tiết ba tháng.
Đây là vị Thiền sư mà tôi thường hay nhắc nhất, đó là Thiền sư Chân Không.
Có vị Tăng hỏi:
- Khi sắc thân bại hoại thì thế nào?
Tức là người ta đến lúc chết thì thế nào?
Ngài liền đáp:
" Xuân khứ Xuân lai nghi Xuân tận,
Hoa lạc hoa khai chỉ thị Xuân."
Tôi tạm dịch: " Xuân đến Xuân đi ngỡ Xuân hết,
Hoa nở hoa tàn vẫn là Xuân."
Thật đẹp làm sao!
Để có một mùa xuân miên viễn an vui
Người ta thắc mắc băn khoăn hỏi sắc thân của chúng ta, đến giờ phút bại hoại thì thế nào?
Người thế gian đến giờ phút đó là khóc, là khổ đau, nhưng với Ngài thì Ngài bảo:
Xuân đến xuân đi ngỡ xuân hết,
hoa nở hoa tàn vẫn là xuân.
Mùa xuân có đến có đi, như hôm nay bắt đầu mùa xuân tức là xuân đến, ba tháng sau gọi là xuân đi, đến rồi đi, tưởng như xuân hết.
Còn hoa nở trong mùa xuân, như hôm nay các cành mai đang nở, mai mốt nó sẽ tàn, nở trong mùa xuân, tàn cũng trong mùa xuân, như vậy sống chết vẫn ở trong cái tươi đẹp chớ không bao giờ mất.
Thế là sống đẹp mà chết cũng tươi, không phải sống là vui chết là khổ.
Tại sao?
Vì đối với người thấy đạo sống và chết chỉ là sự sanh diệt của hòn bọt trong biển, hợp hoặc tan cũng đều nằm trong biển, có thoát đi đâu, khi hợp lại không làm cho biển tăng lên, khi tan ra cũng không làm cho biển giảm xuống, hợp hay tan cũng thế thôi.
Thế nên Thiền sư khi thấy con người lúc sắp lâm chung bồi hồi lo sợ không biết thân phận sẽ ra sao thì Ngài nói rõ rằng:
Mùa xuân đến, mùa xuân đi người ta tưởng là mùa xuân hết, nhưng hoa khi nở khi tàn, dù có hai thời, vẫn là trong một mùa xuân.
Vậy mùa xuân ở đây là mùa xuân mãi mãi chớ không phải mùa xuân chỉ có trong thời tiết ba tháng.
Như vậy để thấy rằng sự có mặt và vắng mặt của chúng ta trên trần gian này chỉ là tạm thời chớ trong cái tươi sáng vĩnh viễn, chúng ta lúc nào cũng hiện hữu, không bao giờ thiếu vắng.
Đó là điều Thiền sư đã thấy như vậy.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Khai hội Di tích lịch sử quốc gia chùa Hoằng Phúc
Xuân Muôn Nơi 17:47 25/02/2024Lễ khai hội Di tích lịch sử quốc gia chùa Hoằng Phúc (huyện Lệ Thủy, Quảng Bình) lần thứ VI - năm 2024, diễn ra hôm 23/2.
Hơn 12.000 người dự lễ cầu an tại chùa Viên Quang
Xuân Muôn Nơi 10:44 23/02/2024Tối 21/2, chùa Viên Quang (xã Nam Thanh, huyện Nam Đàn, Nghệ An) tổ chức lễ cầu quốc thái dân an Xuân Giáp Thìn 2024, hơn 12.000 người tham dự.
Lễ hội truyền thống làng Ngọc Trà - chùa Bồng Hinh
Xuân Muôn Nơi 12:29 21/02/2024Lễ hội truyền thống làng Ngọc Trà - chùa Bồng Hinh (xã Quảng Trung, H.Quảng Xương, Thanh Hóa) khai hội hôm 18/2.
Xuân thung dung
Xuân Muôn Nơi 19:15 20/02/2024Nắng vắt hiên Đông, đá mỉm cười/ Chừ Xuân năm mới ghé đây chơi/ Bộn bàng, chuyện cũ chôn hang hốc/ Xơ xác, cành khô nẩy tượt chồi...
Xem thêm